Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở?

Bình Minh18:44 02/03/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Càn Long tốn cả núi tiền xây Quyện Cần Trai vào năm trị vì thứ 37 để sau khi "về hưu" sẽ đến ở. Tuy nhiên, ông lại chưa từng đặt chân đến khiến hậu thế cảm thấy vô cùng khó hiểu.

Càn Long Đế Thanh Cao Tông (hay còn gọi là vua Càn Long) là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh. Ông được biết đến là vị vua tuổi thọ cao nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc (88 tuổi) và có 60 năm ngồi trên ngai vàng. Đất nước dưới sự cai trị của ông phát triển và phồn thịnh về mọi mặt.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 1

Trong tài liệu ghi chép, Càn Long nổi tiếng là hoàng đế có cuộc sống xa hoa nổi tiếng trong số các vị vua của dòng họ Ái Tân Giác La. Trong suốt thời gian trị vì, Càn Long thường thường tổ chức nhiều chuyến đi tuần du tiêu tốn không ít tiền bạc của ngân khố. Không những thế, ông còn bỏ ra số tiền lớn để xây dựng cung điện làm nơi nghỉ ngơi, hưởng thụ của mình.

Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất, do vua Càn Long chủ trương xây dựng chính là Quyện Cần Trai. Được biết, Quyện Cần Trai bắt đầu khởi công vào năm 1772, cũng là năm thứ 37 Càn Long lên ngôi vua. Quyện Cần Trai nằm ở phía Bắc của hoa viên cung Ninh Thọ, sau lưng Phù Vọng Các.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 2

Kiến trúc Quyện Cần Trai được mô phỏng theo Kính Thắng Trai trong hoa viên cung Kiến Phúc, với 9 phòng nhỏ nối liền với một vọng gác nằm trên đỉnh đồi. Một trong những nguyên nhân khiến Quyện Cần Trai trở thành cung điện xa hoa, đắt đỏ bậc nhất trong Tử Cấm Thành chính là chất liệu xây dựng.

Vua Càn Long đã huy động mọi nguồn lực để tìm một loại cây tên Kim Tơ Nam Mộc để phục vụ cho việc xây dựng Quyện Cần Trai. Được biết, gỗ cây Kim Tơ Nam Mộc vô cùng quý hiếm và ngày nay có giá trị lên đến 9.000 tỷ/cây.

Tương truyền sau khi tìm được nhiều cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc, Càn Long đã mời các thợ mộc lành nghề đến chạm khắc lên gỗ quý tạo thành những thanh tre trang trí.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 3

Bên trong Quyện Cần Trai có một không gian được xây dựng như sân khấu kịch để phục vụ Càn Long xem hát. Sân khấu kịch được dát ngọc bốn phía, trên bức tường xung quanh và trần nhà được vẽ những bức tranh theo phong cách hội họa kết hợp giữa phương Đông truyền thống và phương Tây mới du nhập.

Ngày nay, khi đến tham quan Quyện Cần Trai, người dân vẫn còn được chiêm ngưỡng những bức tranh cầu kỳ, tỉ mỉ này được vẽ lên trần nhà, bức tường. Những bức tranh lấy chất liệu đặc trưng của văn hóa địa phương với họa tiết hạc trắng, cung điện hoặc những dây leo đậm chất phương Tây.

Từ chất liệu xây dựng đến ý tưởng trang trí trong Quyện Cần Trai đều toát lên sự chăm chút của người chủ nhân. Chính vì vậy Quyện Cần Trai luôn được xem là cung điện tinh xảo bậc nhất trong Tử Cấm Thành.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 4

Thế nhưng, một điều kỳ lạ là dù bỏ ra không ít công sức, tiền của để xây dựng Quyện Cần Trai nhưng Càn Long không đặt chân đến ở mà chỉ qua lại giữa Tử Cấm Thành và Viên Minh Viên.

Được biết, ban đầu, Càn Long vốn định xây dựng Quyện Cần Trai làm nơi dưỡng lão sau khi ông "về hưu". Thế nhưng dù đã truyền ngôi cho con trai và lui về làm Thái Thượng Hoàng, Càn Long vẫn sống mãi trong Dưỡng Tâm Điện mà không có ý định đến Quyện Cần Trai. Mãi đến những năm gần cuối đời, ông mới đến cung điện này an hưởng tuổi già.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 5

Nguyên nhân Càn Long không sống ở Quyện Cần Trai, được dân chúng đưa ra như sau: Đầu tiên, Càn Long là một ông vua ham mê danh vọng và quyền lực. Nhiều người cho rằng mặc dù ông đã không còn làm vua nhưng vẫn muốn nắm thực quyền và quản lý công việc triều chính. Chính vì vậy ông sống trong Dưỡng Tâm Điện để dễ dàng kiểm soát con trai Gia Khánh. Đây cũng là nguyên nhân có vẻ hợp lý nhất.

Điều thứ hai được cho là những năm tháng cuối đời, Càn Long thường đứng trước nhiều sự chỉ trích về lối sống xa hoa, hưởng lạc nên ông không muốn dọn đến Quyện Cần Trai khiến mọi người càng thêm ghét bỏ.

Vị vua nổi tiếng hi vọng có thể xây dựng lại hình ảnh tốt đẹp của bản thân trong lòng người dân. Đến nay, lý do thực sự cho hành động khó hiểu này của ông vẫn chưa được tìm ra.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 6

Những điều thú vị về Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành hay Cố Cung theo cách gọi ngày nay, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh. Đây là nơi ở của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Có thể nói, tòa thành này là biểu tượng về quyền lực của Hoàng đế và các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Nơi này bị bỏ trống vào năm 1912 khi vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc thoái vị. Bước chân vào khuôn viên Tử Cấm Thành, người ta sẽ thấy đa số gạch lát trên mái các cung điện đều màu vàng. Đây là loại ngói lưu ly vàng - màu sắc này tương ứng với thổ, là trung tâm ngũ hành.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 7

Tử Cấm Thành không bao giờ lụt. Hàng trăm năm trôi qua nhưng hệ thống thoát nước ở đây vẫn hoạt động rất tốt. Ngay từ năm đầu xây dựng vào thời nhà Minh, người thiết kế đã xây tuân thủ theo nguyên tắc "bắc cao nam thấp" để nước chảy ra. Ngày nay, ngay cả khi Bắc Kinh chìm trong lũ lụt, thì bên trong Tử Cấm Thành vẫn an toàn khô ráo.

Tử Cấm Thành còn có bảo tàng riêng với bộ sưu tập đồ sộ vô giá. Hiện tại ở đây lưu giữ hơn 1 triệu món đồ có giá trị, liên quan tới các triều đại vua ở Trung Quốc, bao gồm cả những món lễ vật từ các quốc gia khác mang tới. Số báu vật này được xem là di sản quốc gia, được chính phủ Trung Quốc quản lý và bảo vệ.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 8

Kể từ thời nhà Thanh, bên trong Tử Cấm Thành phải tuân thủ luật lệ, không một người đàn ông nào được ở lại đây sau khi mặt trời lặn, trừ Hoàng đế. Số 9 là con số may mắn của người Trung Hoa, đồng thời đại diện cho Hoàng đế. Bởi vậy tại Tử Cấm Thành được thiết kế 9 cửa dẫn vào hậu cung.

Tại khu vực cửa của hậu cung xuất hiện cặp sư tử đực và cái nằm tại bệ đá. Sư tử đực giữ quả bóng, biểu tượng của quyền lực. Trong khi đó, sư tử cái giữ sư tử con, biểu tượng của sự sống.

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Càn Long ra lệnh quật mộ, đốt 700.000 cuốn sách chỉ vì 1 người này!

Thảo Mai19:50:55 21/03/2024
Theo Thanh sử, dưới thời vua Càn Long, những vụ án văn chương xảy ra nhất nhiều. Trong đó, không thể không kể đến 2 vụ nổi tiếng nhất là Hắc mẫu đơn thi và Nhất lâu thi tập .

 2  |  1 Thảo luận  |  

Tử Cấm Thành rộng trăm nghìn mét vuông, vì sao chim không dám đến dù chỉ 1 lần?

Hướng Dương19:45:01 10/09/2024
Ngày nay, những câu chuyện bí ẩn liên quan đến Tử Cấm Thành vẫn khiến hậu thế dành nhiều sự quan tâm. Trong đó có việc, loài chim không dám bén mảng đến dù nơi đây rất rộng lớn.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến?

Hoàng Phúc16:27:38 08/09/2024
Tông Nhân Phủ là cơ quan chuyên chế quản lý người trong hoàng thất, nơi này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim cung đấu thời Thanh. Khi tình tiết phim phát triển lên cao trào, thường sẽ có câu thoại lôi tới Tông Nhân Phủ .

 3  |  1 Thảo luận  |  

Ngày Từ Hi Thái hậu ra đời có hiện tượng lạ và lời tiên tri đáng sợ ứng nghiệm

Tuyết Ngọc17:16:23 06/08/2024
Đúng ngày Từ Hi Thái hậu chào đời đã xuất hiện thiên tượng lạ trên bầu trời Tử Cấm Thành và nhà của bà. Tuy nhiên khi ấy, hoàng đế Đạo Quang lại cho đó là điềm lành và không nghĩ gì nhiều.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Kết cục của nữ phi tần dám chống lại Từ Hi Thái Hậu, bi thảm đến đáng thương

Nguyễn Kim14:03:35 03/08/2024
Trong số ít những người phụ nữ cầm quyền của lịch sử Trung Hoa phong kiến, Từ Hi Thái hậu của vương triều Mãn Thanh và Võ Tắc Thiên của vương triều Võ Chu được đánh giá là hai nhân vật nổi tiếng hơn cả.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt?

Bình Minh15:32:01 31/07/2024
Tử Cấm Thành là điểm tham quan của nhiều du khách không chỉ vì có cảnh đẹp mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn khiến người ta tò mò. Hiện vẫn là quần thể kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Kỳ lạ bàn tay phi tần thời xưa luôn "dính" với "móng tay giả", mục đích làm gì?

An Nhi16:37:51 26/06/2024
Nhẫn móng tay còn được gọi là móng tay giả hay hộ giáp . Nó đã xuất hiện rất lâu, từ tận thời Chiến quốc. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc, móng tay là của cha mẹ sinh ra, vì vậy tránh cắt đi mà cứ để chúng mọc dài tự nhiên!

 1  |  1 Thảo luận  |  

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, "xóa sổ" cây cối?

Quỳnh Quỳnh17:07:15 27/05/2024
Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm có quy mô bậc nhất thế giới vẫn còn tồn tại và hút khách bậc nhất Bắc Kinh. Hiện nay, nơi đây còn lưu giữ nhiều huyền thoại, bí mật và các sự thật thú vị ít người biết tới.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Càn Long cung phụng mẹ hết mực nhưng có 1 thứ đại kỵ tuyên bố khi mới đăng cơ

Kim Lâm16:19:14 23/01/2024
Nhắc đến Hoàng đế Càn Long, đa phần đều mường tượng ra ngay hình ảnh một vị hoàng đế anh minh trong lịch sử Trung Quốc. Câu chuyện trong hậu cung vua Càn Long cũng là đề tài thường xuyên nhận được sự quan tâm.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Loạt ảnh màu hiếm cuối thời nhà Thanh: Hé lộ nhan sắc các cung nữ, 1 điều gây bất ngờ lớn

Thiên Di17:20:32 27/12/2023
Những bức ảnh quý hiếm tiết lộ nhiều câu chuyện thú vị về triều đại nhà Thanh. Với màu sắc và hình ảnh rất chân thực, bộ ảnh bắt trọn đủ kiểu người và ngành nghề khác nhau vào cuối thời nhà Thanh.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Muôn kiểu tổ chức sinh nhật của Hoàng đế Trung Hoa cổ đại: 1 món quà mà ai cũng thích!

Đình Như18:17:52 03/12/2023
Hoàng đế là người quyền lực nhất thời cổ đại, có trong tay cả thiên hạ. Vậy nên, tiệc sinh nhật cũng rất cầu kỳ. Tuy vậy, trước các triều đại Ngụy, Tấn, Nam và Bắc triều, mọi người đều không tổ chức sinh nhật.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hy Thái hậu thích cho cánh hoa cúc vào lẩu, thái giám cung nữ có được hưởng sái đồ thừa Hoàng đế?

JLO19:48:15 18/11/2023
Ở Trung Quốc thời phong kiến, hoàng đế mỗi bữa dùng hàng chục cho tới hàng trăm món sơn hào hải vị. Nhiều người tò mò, liệu cung nữ, thái giám có được ăn thức ăn thừa của hoàng đế, phi tần?

 3  |  0 Thảo luận  |  

cô tiên từ thiệnbán kết miss universe 2024miss international 2024nguyễn đỗ trúc phươngca sĩ chi dânhuỳnh thị thanh thuýhoa hậu nguyễn cao kỳ duyênan tâynguyễn trung hiếuandrea aybar