Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở?

Bình Minh18:44 02/03/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Càn Long tốn cả núi t.iền xây Quyện Cần Trai vào năm trị vì thứ 37 để sau khi "về hưu" sẽ đến ở. Tuy nhiên, ông lại chưa từng đặt chân đến khiến hậu thế cảm thấy vô cùng khó hiểu.

Càn Long Đế Thanh Cao Tông (hay còn gọi là vua Càn Long) là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh. Ông được biết đến là vị vua t.uổi thọ cao nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc (88 t.uổi) và có 60 năm ngồi trên ngai vàng. Đất nước dưới sự cai trị của ông phát triển và phồn thịnh về mọi mặt.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 1

Trong tài liệu ghi chép, Càn Long nổi tiếng là hoàng đế có cuộc sống xa hoa nổi tiếng trong số các vị vua của dòng họ Ái Tân Giác La. Trong suốt thời gian trị vì, Càn Long thường thường tổ chức nhiều chuyến đi tuần du tiêu tốn không ít t.iền bạc của ngân khố. Không những thế, ông còn bỏ ra số t.iền lớn để xây dựng cung điện làm nơi nghỉ ngơi, hưởng thụ của mình.

Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất, do vua Càn Long chủ trương xây dựng chính là Quyện Cần Trai. Được biết, Quyện Cần Trai bắt đầu khởi công vào năm 1772, cũng là năm thứ 37 Càn Long lên ngôi vua. Quyện Cần Trai nằm ở phía Bắc của hoa viên cung Ninh Thọ, sau lưng Phù Vọng Các.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 2

Kiến trúc Quyện Cần Trai được mô phỏng theo Kính Thắng Trai trong hoa viên cung Kiến Phúc, với 9 phòng nhỏ nối liền với một vọng gác nằm trên đỉnh đồi. Một trong những nguyên nhân khiến Quyện Cần Trai trở thành cung điện xa hoa, đắt đỏ bậc nhất trong Tử Cấm Thành chính là chất liệu xây dựng.

Vua Càn Long đã huy động mọi nguồn lực để tìm một loại cây tên Kim Tơ Nam Mộc để phục vụ cho việc xây dựng Quyện Cần Trai. Được biết, gỗ cây Kim Tơ Nam Mộc vô cùng quý hiếm và ngày nay có giá trị lên đến 9.000 tỷ/cây.

Tương truyền sau khi tìm được nhiều cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc, Càn Long đã mời các thợ mộc lành nghề đến chạm khắc lên gỗ quý tạo thành những thanh tre trang trí.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 3

Bên trong Quyện Cần Trai có một không gian được xây dựng như sân khấu kịch để phục vụ Càn Long xem hát. Sân khấu kịch được dát ngọc bốn phía, trên bức tường xung quanh và trần nhà được vẽ những bức tranh theo phong cách hội họa kết hợp giữa phương Đông truyền thống và phương Tây mới du nhập.

Ngày nay, khi đến tham quan Quyện Cần Trai, người dân vẫn còn được chiêm ngưỡng những bức tranh cầu kỳ, tỉ mỉ này được vẽ lên trần nhà, bức tường. Những bức tranh lấy chất liệu đặc trưng của văn hóa địa phương với họa tiết hạc trắng, cung điện hoặc những dây leo đậm chất phương Tây.

Từ chất liệu xây dựng đến ý tưởng trang trí trong Quyện Cần Trai đều toát lên sự chăm chút của người chủ nhân. Chính vì vậy Quyện Cần Trai luôn được xem là cung điện tinh xảo bậc nhất trong Tử Cấm Thành.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 4

Thế nhưng, một điều kỳ lạ là dù bỏ ra không ít công sức, t.iền của để xây dựng Quyện Cần Trai nhưng Càn Long không đặt chân đến ở mà chỉ qua lại giữa Tử Cấm Thành và Viên Minh Viên.

Được biết, ban đầu, Càn Long vốn định xây dựng Quyện Cần Trai làm nơi dưỡng lão sau khi ông "về hưu". Thế nhưng dù đã truyền ngôi cho con trai và lui về làm Thái Thượng Hoàng, Càn Long vẫn sống mãi trong Dưỡng Tâm Điện mà không có ý định đến Quyện Cần Trai. Mãi đến những năm gần cuối đời, ông mới đến cung điện này an hưởng t.uổi già.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 5

Nguyên nhân Càn Long không sống ở Quyện Cần Trai, được dân chúng đưa ra như sau: Đầu tiên, Càn Long là một ông vua ham mê danh vọng và quyền lực. Nhiều người cho rằng mặc dù ông đã không còn làm vua nhưng vẫn muốn nắm thực quyền và quản lý công việc triều chính. Chính vì vậy ông sống trong Dưỡng Tâm Điện để dễ dàng kiểm soát con trai Gia Khánh. Đây cũng là nguyên nhân có vẻ hợp lý nhất.

Điều thứ hai được cho là những năm tháng cuối đời, Càn Long thường đứng trước nhiều sự chỉ trích về lối sống xa hoa, hưởng lạc nên ông không muốn dọn đến Quyện Cần Trai khiến mọi người càng thêm ghét bỏ.

Vị vua nổi tiếng hi vọng có thể xây dựng lại hình ảnh tốt đẹp của bản thân trong lòng người dân. Đến nay, lý do thực sự cho hành động khó hiểu này của ông vẫn chưa được tìm ra.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 6

Những điều thú vị về Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành hay Cố Cung theo cách gọi ngày nay, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh. Đây là nơi ở của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Có thể nói, tòa thành này là biểu tượng về quyền lực của Hoàng đế và các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Nơi này bị bỏ trống vào năm 1912 khi vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc thoái vị. Bước chân vào khuôn viên Tử Cấm Thành, người ta sẽ thấy đa số gạch lát trên mái các cung điện đều màu vàng. Đây là loại ngói lưu ly vàng - màu sắc này tương ứng với thổ, là trung tâm ngũ hành.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 7

Tử Cấm Thành không bao giờ lụt. Hàng trăm năm trôi qua nhưng hệ thống thoát nước ở đây vẫn hoạt động rất tốt. Ngay từ năm đầu xây dựng vào thời nhà Minh, người thiết kế đã xây tuân thủ theo nguyên tắc "bắc cao nam thấp" để nước chảy ra. Ngày nay, ngay cả khi Bắc Kinh chìm trong lũ lụt, thì bên trong Tử Cấm Thành vẫn an toàn khô ráo.

Tử Cấm Thành còn có bảo tàng riêng với bộ sưu tập đồ sộ vô giá. Hiện tại ở đây lưu giữ hơn 1 triệu món đồ có giá trị, liên quan tới các triều đại vua ở Trung Quốc, bao gồm cả những món lễ vật từ các quốc gia khác mang tới. Số báu vật này được xem là di sản quốc gia, được chính phủ Trung Quốc quản lý và bảo vệ.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 8

Kể từ thời nhà Thanh, bên trong Tử Cấm Thành phải tuân thủ luật lệ, không một người đàn ông nào được ở lại đây sau khi mặt trời lặn, trừ Hoàng đế. Số 9 là con số may mắn của người Trung Hoa, đồng thời đại diện cho Hoàng đế. Bởi vậy tại Tử Cấm Thành được thiết kế 9 cửa dẫn vào hậu cung.

Tại khu vực cửa của hậu cung xuất hiện cặp sư tử đực và cái nằm tại bệ đá. Sư tử đực giữ quả bóng, biểu tượng của quyền lực. Trong khi đó, sư tử cái giữ sư tử con, biểu tượng của sự sống.

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở? - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Loạt ảnh hiếm cách đây hơn 100 năm: Cận cảnh đôi giày 'dễ ngã' trị giá hơn 460 tỷ đồng của Từ Hi Thái hậu

Tin tài trợ
Những hình ảnh hiếm cách đây hơn 100 năm tiết lộ cuộc sống xa hoa của Từ Hi Thái hậu, trong đó có đôi giày trị giá hơn 460 tỷ đồng.

Vì sao sau khi mất 1 năm, t.hi t.hể của Từ Hi Thái hậu mới được chôn cất?

Tin tài trợ
Từ Hi Thái hậu là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc. Bà là người có quyền lực nhất đời nhà Thanh và có lối sống xa hoa, sinh hoạt cầu kì.

Dụng ý của 15 lớp gạch dưới sàn của Tử Cấm Thành

Tin tài trợ
Tử Cấm Thànhhay còn gọi làCố Cunglà một địa danh vô cùng nổi tiếng tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là nơi sinh sống của hoàng đế cũng như các phi tần và quý tộc của các triều đại nhà Thanh và nhà Minh. Với tổng diện tích xây dựng là 150.000 mét vuông và hàng ngàn phòng, điện...

Vì sao các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời?

Tin tài trợ
Trên các bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp (móng tay giả) trên tay, vậy chúng được dùng để làm gì?

Vì sao Tử Cấm Thành xây bằng gỗ nhưng suốt hơn 600 năm chưa từng bị mối mọt?

Tin tài trợ
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là nơi sinh sống của các vị hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến. Hiện nơi này trở thành một bảo tàng và địa điểm tham quan có giá trị lịch sử rất lớn với quốc gia này.

Cung điện chịu được động đất 10 độ richter, bí mật nằm ở đâu?

Tin tài trợ
Kiến trúc đặc biệt của khu tổ hợp cung điện này khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi có thể chịu được động đất lên tới 10 độ richter.

Phổ Nghi vừa thoái vị, Ái Tân Giác La vẫn còn tồn tại, vì sao quý tộc nhà Thanh lập tức thay tên đổi họ?

Tin tài trợ
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, đã chính thức thoái vị. Nhà Thanh cũng sụp đổ sau gần 300 năm trị vì đất nước. Kể từ đó, Ái Tân Giác La, dòng họ nổi tiếng thống trị triều đại này cũng không còn là đại diện cho...

Loạt ảnh hiếm cuối Thanh triều: Hé lộ cuộc sống khác biệt trong Tử Cấm Thành

Tin tài trợ
Chúng ta đều biết rằng, Từ Hi Thái hậu là người rất thích chụp ảnh. Khi còn sống trong Tử Cấm ThànhTử Cấm Thành, bà đã cho chụp rất nhiều hình ảnh về nơi này, vì vậy trong nhiều bức ảnh hiện nay, chúng ta có thể thấy một phần nào đó cuộc sống bên trong cung.

Vị Trạng nguyên bị Từ Hi Thái hậu đ.ánh rớt chỉ vì có tên gọi làm bà tức run và màn trả thù sâu cay khiến nhà Thanh sụp đổ

Tin tài trợ
Thời nhà Thanh có một thí sinh khoa cử bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên chỉ vì tên gọi không được Từ Hi Thái hậu yêu thích .
hằng du mụcduy muốidoãn hải myđoàn văn hậuhuy majennietổng bí thưnguyễn phú trọngđặng văn lâmkha lyđan phượngnhư loanquốc cường gia laiquốc tangquang linh -