Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt?

Bình Minh15:32 31/07/2024

 2  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Tử Cấm Thành là điểm tham quan của nhiều du khách không chỉ vì có cảnh đẹp mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn khiến người ta tò mò. Hiện vẫn là quần thể kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

Được biết, Tử Cấm Thành được Vĩnh Lạc Đế của triều đại nhà Minh cho xây dựng vào năm 1406. Sau khoảng thời gian 13 năm cùng sự góp sức của 10 vạn dân phu, năm 1420 công trình này hoàn thành với tổng diện tích 72 hecta, bên trong chứa 70 cung điện lớn nhỏ và hơn 9.000 ngôi nhà.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 1

Sở dĩ Tử Cấm Thành có tên như vậy là vì hầu hết người dân thường đều bị cấm tiếp cận quần thể cung điện hoàng gia có tường bao quanh này. Các quần thần, thậm chí là vương gia chỉ được ra vào một cách hạn chế, chỉ có hoàng đế tại vị mới có thể đi đến bất cứ khu vực nào trong Tử Cấm Thành theo ý muốn.

2020 là năm đánh dấu kỷ niệm 600 năm hoàn thành Tử Cấm Thành. Từ đó cho đến nay, trong 604 năm qua, nơi đây đã được giới khảo cổ, nhà chuyên môn thu thập nhiều bảo vật quý hiếm.

Hiện tại, bộ sưu tập tại Bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành đã lên tới hơn 1,8 triệu hiện vật, chủ yếu là các bộ sưu tập di tích văn hóa, công trình cổ và sách dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 2

Tất cả các di tích nhuộm màu lịch sử bên trong Tử Cấm Thành không gì có thể so sánh được. Bất kỳ ai đến thăm thú nơi đây ngày nay đều có thể cảm nhận lịch sử hàng trăm năm một cách chân thực nhất.

Đáng nói, đã qua 604 năm nhưng 72 giếng nước trong Tử Cấm Thành lại chưa bao giờ được phép đụng đến dù chuyên gia ước tính bên trong chúng có vô số báu vật quan trọng. 72 chiếc giếng cổ kích cỡ khác nhau này được liệt kê là di tích văn hóa trọng điểm cần được bảo vệ.

Theo các chuyên gia khảo cổ, trong giếng cổ của Tử Cấm Thành quả thực có những cổ vật có giá trị. Ví dụ, vào năm 1995, một lò nung chính thức từ thời nhà Minh đã được phát hiện trong Giếng Tây Môn của Tử Cấm Thành. Người ta có thể tưởng tượng giá trị của lò nung chính thức thời nhà Minh này. Phát hiện đóng vai trò to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử cuối thời nhà Minh.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 3

Ví dụ này cũng đủ để chứng minh rằng trong giếng Tử Cấm Thành còn có rất nhiều cổ vật, nhiều báu vật chứa thông tin lịch sử thời nhà Minh, Thanh. Một số được cố tình cất giữ bên trong, một số vô tình rơi vào, dù là bằng cách nào thì chúng đều có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu lịch sử.

Vậy tại sao người ta không trục vớt cổ vật bên trong giếng cổ của Tử Cấm Thành trên quy mô lớn? Các chuyên gia đã đưa ra lời giải thích này và tin rằng có ba hạn chế sau đây.

Đầu tiên là để bảo vệ di tích văn hóa toàn vẹn. Ai cũng đều biết rằng Tử Cấm Thành không phải là một quần thể tòa nhà đơn lẻ mà là "một bộ sưu tập di tích văn hóa" rất phong phú. Dù thế nào đi nữa, mỗi viên gạch ngói trong Tử Cấm Thành đều là nhân chứng của lịch sử.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 4

Hàng chục di tích văn hóa giếng cổ, do đã trải qua thời gian tương đối dài hơn 600 năm nên bên trong chắc chắn có lẫn vật thừa thãi. Việc làm sạch 72 giếng cổ bằng tay được chuyên gia đánh giá là một khối lượng công việc rất nặng nề. Bởi phần lớn giếng cổ đều có miệng giếng nhỏ.

Chưa kể, trong quá trình này chắc chắn sẽ xảy ra va chạm, điều này rất bất lợi cho việc bảo vệ các di tích văn hóa. Quan trọng hơn nữa, hình dáng chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành rất đẹp, thể hiện trí tuệ và tay nghề điêu luyện của nghệ nhân thời nhà Minh.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 5

Các giếng cổ có đường kính lớn nhỏ và hình dáng không đồng đều, điều này thể hiện đầy đủ rằng chúng giống một chiếc giếng trang trí hơn. Ngay cả khi có những di tích văn hóa bên trong đó thì chúng vẫn có tuổi đời rất nhiều năm.

Giếng cổ là một phần quan trọng của Tử Cấm Thành, việc phá hủy giếng cổ chỉ vì mục đích tìm kiếm di tích văn hóa bên trong lòng giếng là điều vô lý.

Điểm 2 là việc trục vớt vội vàng vốn rất nguy hiểm. Bở hầu hết các giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải là giếng chúng ta dùng để lấy nước uống sinh hoạt. Nó có độ sâu từ 55cm đến 10 mét.

Và việc lao xuống giếng cổ để tìm kiếm, trục vớt cổ vật mà không biết chính xác có cổ vật hay không chỉ càng gây ra những tổn hại cho di tích văn hóa đặc biệt này hơn mà thôi.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 6

Mục đích của Bảo tàng Cố Cung là để bảo vệ các di tích văn hóa. Vì vậy, các chuyên gia sẽ không thực hiện những công việc có tính rủi ro cao như vậy.

Chưa kể, một khi cổ vật trong giếng (vốn đang được bảo vệ tự nhiên) mà được vớt lên thì chúng cũng sẽ bị hư hại khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng Mặt trời.

Điểm hạn chế cuối cùng của việc khai thác báu vật là giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải để uống mà để phòng cháy. Vì Tử Cấm Thành về cơ bản là một công trình kiến trúc bằng gỗ nên rất dễ gây ra hỏa hoạn, nước từ xa không thể dập tắt được. Vì vậy, khi xây dựng nơi đây, người ta đã bố trí 72 chiếc giếng cổ này rải rác khắp cung điện để phòng khi có hỏa hoạn.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 7

Tương truyền, việc không ai dám uống nước, thậm chí là giặt giũ, nấu ăn hay tắm rửa ở giếng cổ Tử Cấm Thành là vì, người ta tin rằng, những chiếc giếng này có thể là nơi kết thúc mạng sống của những phi tần, cung nữ bị thất sủng.

Lâu dần, người ta cảm thấy đáy giếng âm u và kỳ quái đến mức không ai dám đến gần. Dù đây có thể là câu chuyện được dựng lên, song cũng là cách bảo vệ giếng cổ, không cho ai đụng vào.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 8

Dựa vào 3 điểm trên, các chuyên gia tin rằng dù giếng cổ trong Tử Cấm Thành có chứa nhiều báu vật đi chăng nữa thì "di tích văn hóa" đồng nghĩa với việc phải được bảo vệ nguyên vẹn.

Tử Cấm Thành và mọi thứ thuộc về quần thể lịch sử này cần được chú trọng bảo vệ hơn là cải tạo và phát triển. Việc không trục vớt cổ vật trong 72 giếng cổ chính là nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của nó, bảo vệ di sản văn hóa quốc gia và tôn trọng lịch sử.

Vì sao giếng cổ ở Tử Cấm Thành chứa đầy báu vật, 604 năm qua không ai dám vớt? - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Tử Cấm Thành rộng trăm nghìn mét vuông, vì sao chim không dám đến dù chỉ 1 lần?

Hướng Dương19:45:01 10/09/2024
Ngày nay, những câu chuyện bí ẩn liên quan đến Tử Cấm Thành vẫn khiến hậu thế dành nhiều sự quan tâm. Trong đó có việc, loài chim không dám bén mảng đến dù nơi đây rất rộng lớn.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, "xóa sổ" cây cối?

Quỳnh Quỳnh17:07:15 27/05/2024
Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm có quy mô bậc nhất thế giới vẫn còn tồn tại và hút khách bậc nhất Bắc Kinh. Hiện nay, nơi đây còn lưu giữ nhiều huyền thoại, bí mật và các sự thật thú vị ít người biết tới.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở?

Bình Minh18:44:00 02/03/2024
Càn Long tốn cả núi tiền xây Quyện Cần Trai vào năm trị vì thứ 37 để sau khi về hưu sẽ đến ở. Tuy nhiên, ông lại chưa từng đặt chân đến khiến hậu thế cảm thấy vô cùng khó hiểu.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Hoàng đế TQ để thái giám người Việt xây Tử Cấm Thành thay vì quan lại vì sao?

Tuyết Ngọc17:35:35 04/09/2024
Đến nay, nhiều người vẫn còn thắc mắc lý do vì sao vị thái giám người Việt Nam được hoàng đế Chu Đệ tin tưởng, giao cho trọng trách xây dựng Tử Cấm Thành cùng thái giám Trịnh Hòa của Trung Quốc.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Độc lạ món hoàng đế Tử Cấm Thành ăn hàng ngày, có cả đồ uống hot nhất ngày nay

Tuyết Ngọc18:25:49 10/08/2024
Những điều diễn ra trong cuộc sống thường ngày của các nhân vật có tiếng ở Tử Cấm Thành cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn, bao gồm cả những món ăn xa hoa của các vị hoàng đế Trung Quốc.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Ngày Từ Hi Thái hậu ra đời có hiện tượng lạ và lời tiên tri đáng sợ ứng nghiệm

Tuyết Ngọc17:16:23 06/08/2024
Đúng ngày Từ Hi Thái hậu chào đời đã xuất hiện thiên tượng lạ trên bầu trời Tử Cấm Thành và nhà của bà. Tuy nhiên khi ấy, hoàng đế Đạo Quang lại cho đó là điềm lành và không nghĩ gì nhiều.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Kết cục của nữ phi tần dám chống lại Từ Hi Thái Hậu, bi thảm đến đáng thương

Nguyễn Kim14:03:35 03/08/2024
Trong số ít những người phụ nữ cầm quyền của lịch sử Trung Hoa phong kiến, Từ Hi Thái hậu của vương triều Mãn Thanh và Võ Tắc Thiên của vương triều Võ Chu được đánh giá là hai nhân vật nổi tiếng hơn cả.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Rùng rợn "bóng ma 5 cung nữ" xuất hiện ở Tử Cấm Thành khiến du khách sởn gai ốc

Kim Lâm14:16:12 19/06/2024
Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia, nơi đã chứng kiến 24 sự ra đời, lên ngôi và băng hà của các vị hoàng đế, cũng chứng kiến nhiều quá khứ của các cung nữ, thái giám, phi tần. Do đó mà nơi đây có rất nhiều hiện tượng kỳ quái do ân oán quá nhiều .

 2  |  1 Thảo luận  |  

Công chúa thấy cảnh Từ Hi tắm, vì sao lại sợ hãi đến mức tức tốc rời khỏi cung?

Phi Yến20:45:13 16/03/2024
Vị công chúa được nhắc đến chính là Dụ Đức Linh, một người con lai có hai dòng máu Trung Quốc và Pháp. Nhiều người thắc mắc, Từ Hi tắm có gì đáng sợ mà cô phải rời đi không bao giờ trở lại.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái hậu tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, phải đi vay tiền và cái kết muối mặt

Keng19:05:18 13/01/2024
Năm xưa, khi liên quân 8 nước xông vào Tử Cấm Thành, tới Thái hậu hét ra lửa như Từ Hy cũng bị dọa tới run rẩy. Lão Phật gia vốn thích ăn vận đã không còn đoái hoài gì tới quy củ, vội vã mặc trang phục của thường dân, bí mật trốn khỏi kinh thành.

 6  |  1 Thảo luận  |  

Bình Dương: Người đàn ông lái ô tô đến cầu Gãy, bất ngờ để lại xe gieo mình xuống sông mất tích

Tuyết Ngọc21:40:25 09/12/2023
Một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề đã để lại xe ô tô trên Cầu Gãy ở Bình Dương, rồi sau đó bất ngờ gieo mình xuống sông Bé mất tích. Thời điểm xảy ra vụ việc không có ai khác ở hiện trường.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Bí ẩn về tòa biệt phủ lớn nhất Trung Quốc, rộng hơn cả Tử Cấm Thành, xây dựng 300 năm mới hoàn thành

Cát Cát15:15:41 06/12/2023
Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc đã tồn tại từ thời nhà Minh (1368-1644), mất hơn 300 năm, trải qua nhiều thế hệ gia tộc mới có thể hoàn thiện. Được biết, nơi đây là dinh thự nổi tiếng này thuộc về gia tộc nhà họ Vương.

 4  |  1 Thảo luận  |  

miss universe 2024- quang linh vloglý tử thấttrương mỹ lankim tiểu longkỳ duyênrosécô bé tí honbình tĩnhthanh thúy