Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Dải đất Trung Hoa từ xưa đến nay phong lưu tài tử nhiều vô số, giai nhân mỹ nữ như hoa như ngọc, nhưng bạn có biết còn có những tài nữ nổi danh nào trong lịch sử không?
1. Thái Văn Cơ
Tên thật là Thái Diễm, cũng đọc là Sái Diễm, tự Chiêu Cơ, nhưng sau trùng huý với Tư Mã Chiêu nên người đời sau đổi thành Văn Cơ. Bà là một trong những nữ văn nhân đầu tiên của Trung Hoa và là nữ thi nhân duy nhất trong những văn sĩ trứ danh thời kì Kiến An, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.
Thái Văn Cơ cả đời đã hoàn thành "Tục Hán Thư" 400 quyển, bổ sung cho khoảng trống thiếu của "Hán Thư", bà đã để lại "18 nhịp kèn Hồ" bồi hồi, xúc động lòng người, và "Bi phẫn thi", một bài thơ trường thiên tự sự tự truyện thể ngũ ngôn đầu tiên trong lịch sử thơ ca Á Đông.
Cha của Thái Văn Cơ là một học giả nổi tiếng cuối thời Đông Hán và giỏi văn học, toán học, thiên văn học và âm nhạc. Cuộc đời của Thái Văn Cơ đầy thăng trầm và đau thương.
Những năm cuối đời Đông Hán, xã hội loạn lạc, ban đầu Thái Văn Cơ lấy Vệ Trọng Đạo, nhưng do không có con, chồng chết, nên trở về nhà mẹ đẻ. Rồi Hung Nô xâm chiếm, chính vì có vẻ ngoài xuất chúng và kiến thức phi thường của mình, bà bị bắt đưa về Nam Hung Nô, bị gả cho vua Hung Nô vai hùm lưng gấu Tả Hiền Vương, chịu hết đau khổ của cuộc sống dị tộc dị hương dị tục, sinh được hai người con trai.
12 năm sau, Tào Tháo thống nhất miền Bắc, nghĩ tới lời dạy của ân sư Thái Ung đối với bản thân, đã dùng rất nhiều vàng chuộc lại Thái Văn Cơ. Cả đời Thái Văn Cơ đau khổ, "Trở về quốc thổ" và "Mẹ con đoàn tụ" không được vẹn toàn.
Vào năm Kiến An thứ 12 (207), vì Tào Tháo biết cha của Thái Văn Cơ là Thái Ung, ông cảm thấy buồn vì Thái Ung không có người thừa kế, sắp xếp để bà tái hôn với người cùng làng là Trần Lưu Đổng Tự, và Văn Cơ Quy Hán cũng đã trở thành một câu chuyện nổi tiếng ở Trung Quốc.
Sau này, Đổng Tự làm đốc lĩnh, phạm tội coi như phải chết, Thái Văn Cơ đích thân cầu xin Tào Tháo, trời mùa đông khắc nghiệt, lúc đó Tào Tháo đang chiêu đãi các quan công và danh nhân, sứ thần phương xa. Quỳ xuống nhận tội, lời nói rõ ràng, sắc phong bi ai, sắc mặt thay đổi. Cuối cùng Tào Tháo cũng đồng ý ân xá tội chết cho Đổng Tự.
Lý Thanh Chiếu là người Tế Nam tỉnh Sơn Đông. Nàng là con gái của học giả kiêm nhà viết tản văn Lý Cách Phi, mẹ nàng cũng là người thông thạo văn chương. Lý Thanh Chiếu từ nhỏ đã hấp thụ được một nền văn hóa tốt từ song thân. Từ lúc còn là thiếu nữ nàng đã làm thơ, từ có tiếng, từ của nàng phần lớn viết về cuộc sống rất bình dị, hoạt bát lý thú, điệu vần trong sáng, tình cảm tự nhiên trong phong cảnh xinh tươi, hữu tình.
Năm 18 tuổi, nàng kết hôn với thái học sinh Triệu Minh Thành (1081-1129), là một nhà khảo chứng kim thạch học nổi tiếng và là con trai Tể tướng Triệu Đĩnh. Có thể nói đây là mối nhân duyên tốt đẹp nhất thời Bắc Tống. Lúc đầu, nàng cùng chồng chuyên tâm vào nghiên cứu, sưu tập, chỉnh lý Thư hoạ, kim thạch, tâm đầu ý hợp yêu thương nhau.
Trong cảnh giàu sang quyền quý, mỗi khi rảnh việc quan, hai vợ chồng cùng nhau xướng họa thơ văn, thu thập chỉnh lý sách vở, họa phẩm, các áng văn trên đá, trên đồng... Sau đó, Triệu Minh Thành đi làm quan nơi xa và trong hoàn cảnh đó, Lý Thanh Chiếu cảm thấy cô đơn, buồn tẻ đã viết rất nhiều những bài từ miêu tả cảnh ly biệt, nhớ thương, ao ước có cuộc sống tình cảm yêu thương bất tận. Những bài ấy cũng làm cho chồng nàng ghen vì quá giàu tình cảm.
Thế rồi, cuộc sống bình yên tốt đẹp đã bị chiến tranh tàn phá. Năm Tĩnh Khang (1127) thời Bắc Tống, quân nhà Kim chiếm Khai Phong, bắt giữ cả hai vua nhà Tống là Thượng hoàng Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông, nam bắc Hoàng Hà lần lượt rơi vào tay quân Kim, nhiều quan lại trong triều đình nhà Tống phải chạy xuống phía nam, vợ chồng nàng cũng chạy xuống phía nam Hoài Hà. Trong chiến loạn, Lý Thanh Chiếu đã mất đi 15 xe "kim thạch thư họa" mà nàng đã cùng chồng chắt chiu bao năm nhịn ăn nhịn mặc để thu thập được.
Trong lúc loạn lạc, Triệu Minh Thành được lệnh làm thái thú Hồ Nam, nhưng trên đường đi nhậm chức thì bị cảm và mất ở Kiến Khang (nay là Nam Kinh). Chồng nàng ốm mất mà quân Kim cứ tràn xuống, khiến nàng cũng như triều đình nhà Tống cứ phải nay đây mai đó. Hàng châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa...là những vùng miền nàng đã lần lượt trải qua, sống một mình trong cảnh cô tịch, khốn đốn. Từ đó, cuộc sống bắt đầu khốn khổ, thân gái dặm trường, phiêu bạt khiến tinh thần nàng càng lúc càng suy sụp cùng những trăng trở, nên đã viết khá nhiều bài từ tỏ bày sầu bi trong bối cảnh ảm đạm này.
Không chỉ là một người phụ nữ tài giỏi về mặt quan trường, Thượng Quan Uyển Nhi còn có những bí mật hết sức bất ngờ về đời sống riêng tư.
Thượng Quan Uyển Nhi còn được gọi là Thượng Quan Chiêu Dung, là nữ quan, thi nhân, hoàng phi triều Đường, người Thiểm Châu, huyện Thiểm (nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam). Nàng xuất thân trong một gia tộc hiển hách, là cháu nội của Thượng Quan Nghi, tể tướng thời Đường Cao Tông, tăng tổ phụ là Thượng Quan Hoằng từng nhậm chức phúc giám cung Giang Đô của Tùy triều.
Thượng Quan Uyển Nhi là người được nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên vô cùng trọng dụng và tín nhiệm. Tuy không được sắc phong rõ ràng, nhưng trên thực tế quyền lực trong tay Uyển Nhi tương đương như một "nữ tể tướng". Uyển Nhi là người tư chất tuyệt vời, thông minh trời phú, học thức uyên thâm. Nhưng có một bí mật kinh hoàng được che đậy dưới vỏ bọc hoàn hảo đó chính là người vô cùng thủ đoạn, mánh khóe.
Cũng giống như những nhân vật từng leo lên vị trí quyền lực tối cao khác, Thượng Quan Uyển Nhi cũng từng có xuất thân vô cùng thê thảm. Do ông nội là Thượng Quan Nghị đã đứng nhầm phe chính trị nên năm 664 cả nhà đều bị xử tội chết trong đó có cha của nàng. Lúc này nàng mới ra đời đã phải theo mẹ vào cung và đến Dịch Đình làm nô tỳ.
Cả tuổi thơ đầy vất vả nước mắt theo mẹ làm nô bộc nhưng bù lại được mẹ nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần nên nàng chăm chỉ học văn đọc thơ, không những biết ngâm thơ mà còn thạo văn, tinh thông mọi việc, thông minh hơn người. Tiếng thơm đồn xa, vào năm Nghi Phượng thứ 2 - tức năm 677, nàng được Võ Tắc Thiên triệu vào cung và kiểm tra tại chỗ tài năng ứng phó văn chương. Đề đưa ra nàng nhanh chóng làm một mạch rất trôi chảy, ý văn thông suốt, văn phong hoa mỹ chau chuốt, ngôn từ văn hoa.
Thượng Quan Uyển Nhi trở thành "nữ hoàng không vương miện" trong triều đại nhà Đường thịnh vượng vào thời kỳ đầy biến động. Những điều này đủ cho thấy trí tuệ, khí phách, tài năng của Thượng Quan Uyển Nhi, ... Cũng chính vì những điều đó mà Thượng Quan Uyển Nhi đưa đón giữa các quan tướng quan trọng trong triều. Đã có tên là "Thượng quan". Sau đó, vì Vua Lý Long Cơ phát động cuộc đảo chính Đường Long, Thượng Quan Uyển Nhi và Hoàng hậu Ngụy cùng lúc bị hại.
Cung nữ "đổi đời", trờ thành hoàng hậu nhờ thái giám viết sai 1 chữ? JLO15:57:34 24/12/2024Hiếu Văn hoàng hậu Đậu thị - Đậu Y Phòng là trường hợp đặc biệt ở thời phong kiến Trung Hoa, bà từ một cung nữ thấp bé mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý chỉ vì một sai lầm của thái giám.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo