Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng!

Mimi17:17 15/05/2025

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Thoạt nhìn, nhiều người có thể lầm tưởng đây là một vật thể siêu nhiên bước ra từ những bộ phim khoa học viễn tưởng.

Thế nhưng, hình hài kỳ dị này hoàn toàn có thật - và nó là minh chứng rùng rợn cho hậu quả nặng nề của thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986. Vật thể được đặt cho cái tên đáng sợ: "Bàn chân voi".

"Bàn chân voi" là khối chất phóng xạ kết tinh từ hỗn hợp uranium, silic, zirconium và bê tông nóng chảy - kết quả của vụ nổ lò phản ứng số 4. Do cấu trúc dày đặc, màu sắc xám xịt cùng hình dáng giống như một bàn chân khổng lồ, các nhà khoa học đã gọi nó bằng cái tên dân dã nhưng đầy ám ảnh.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 1

Tờ Daily Mail từng mô tả "Bàn chân voi" là "vật thể nguy hiểm nhất thế giới". Ở thời điểm mới hình thành, chỉ cần đứng gần nó vài phút là đủ để một con người mất vì nhiễm phóng xạ cấp tính. Thậm chí, việc nhìn vào nó qua ống kính máy ảnh cũng từng khiến nhiều thiết bị bị hỏng do nhiễu xạ mạnh.

Mặc dù theo thời gian, mức độ phóng xạ đã giảm dần, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng: sẽ phải mất hàng trăm năm nữa thì con người mới có thể tiếp cận gần nó một cách an toàn - và điều đó chỉ khả thi nếu có sự hỗ trợ của công nghệ bảo hộ đặc biệt.

"Bàn chân voi" xuất hiện như thế nào?

Ngày 26/4/1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl - sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại - đã xảy ra tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, thuộc Ukraine (khi đó là một phần của Liên Xô).

Mọi chuyện bắt đầu khi các kỹ sư thực hiện một cuộc thử nghiệm an toàn nhưng gặp trục trặc nghiêm trọng. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, họ lập tức cố gắng tắt khẩn cấp lò phản ứng. Tuy nhiên, do nhiều sai sót kỹ thuật và thiết kế, nỗ lực này không những thất bại mà còn đẩy sự việc đi xa hơn.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 2

Nhiệt độ trong lõi lò phản ứng tăng nhanh đến mức mất kiểm soát. Khi nước được bơm vào để làm mát, nó ngay lập tức bốc hơi, tạo ra áp suất khổng lồ. Cuối cùng, lò phản ứng phát nổ dữ dội, giải phóng một lượng lớn chất phóng xạ ra môi trường, dẫn đến thảm họa Chernobyl gây chấn động toàn thế giới.

Vào mùa thu cùng năm, khi các đội cứu hộ và kỹ sư được điều động đến hiện trường để đánh giá thiệt hại và tìm cách ngăn chặn rò rỉ phóng xạ, họ bất ngờ phát hiện một khối vật chất kỳ lạ nằm bên dưới khu vực buồng phản ứng. Khối vật chất ấy có hình dáng như một chiếc chân voi khổng lồ đang nằm nghiêng, bề mặt xù xì, màu xám chì, trông như một phần cơ thể bị hóa đá. Và từ đó, nó được đặt tên là "Bàn chân voi" - cái tên vừa hình tượng, vừa gợi sự rùng rợn.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 3

Theo các nhà khoa học, khi nhiệt độ bên trong lò phản ứng vượt ngưỡng an toàn, các vật liệu xung quanh như thép, bê tông, cát... đều bị nung chảy và hòa lẫn với nhiên liệu hạt nhân. Dòng chất lỏng chết người này chảy xuyên qua các tầng bê tông, quét theo mọi thứ trên đường đi và tạo ra một hỗn hợp đặc sệt có mức phóng xạ khủng khiếp.

Khi nguội lại, khối vật chất này kết tinh thành một hợp chất hoàn toàn mới trong khoa học, gọi là corium - hợp chất hạt nhân nóng chảy. Và trong số những mảng corium hình thành tại Chernobyl, "Bàn chân voi" chính là khối nổi tiếng và nguy hiểm nhất.

Khi mới hình thành vào năm 1986, "Bàn chân voi" phát ra mức phóng xạ lên tới 10.000 rơn-ghen mỗi giờ - một liều lượng cao gấp khoảng 1.000 lần mức có thể gây ung thư ở người. Để hình dung rõ hơn: mức bức xạ đó tương đương với khoảng 4,5 triệu tia X-quang.

Chỉ cần đứng gần "Bàn chân voi" trong vòng 30 giây, một người bình thường đã có thể bắt đầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và suy nhược kéo dài suốt nhiều ngày. Mức phóng xạ khủng khiếp từ khối vật chất này gây ra tác động sinh học tức thì lên hệ thần kinh và các tế bào cơ thể. Nếu tiếp xúc trong vòng 2 phút, bức xạ sẽ xuyên sâu vào mô sống, phá hủy cấu trúc tế bào và ADN, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở cấp độ phân tử.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 4

Thời gian tiếp xúc kéo dài đến 4 phút sẽ khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng điển hình của hội chứng nhiễm xạ cấp tính như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu và sốt cao - những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch và tủy xương đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp suốt 5 phút, lượng phóng xạ hấp thụ vào cơ thể đạt đến mức không thể phục hồi, dẫn đến suy đa cơ quan và ra chỉ sau vài ngày.

Vì mức độ nguy hiểm ở mức "chí tử", nên rất hiếm khi có hình ảnh chụp trực diện "Bàn chân voi" được công bố. Những bức ảnh đầu tiên về vật thể này được ghi lại không phải bằng máy ảnh thông thường cầm tay, mà thông qua một thiết bị chụp ảnh chuyên dụng được lắp trên bánh xe và điều khiển từ xa.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 5

Bằng cách này, các chuyên gia trong đội phản ứng khẩn cấp mới có thể thu thập dữ liệu hình ảnh mà không cần trực tiếp đến gần khối vật chất chết người. Những năm sau đó, vào đầu thập niên 1990, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã phối hợp với các nhà khoa học Ukraine tiếp cận khu vực này và thu thập thêm một số hình ảnh phục vụ công tác nghiên cứu. Những bức ảnh này hiện vẫn là tư liệu quý giá trong ngành khoa học hạt nhân, minh họa trực tiếp mức độ nghiêm trọng và hệ quả vật lý từ một thảm họa hạt nhân không thể lường trước.

Người từng tiếp xúc gần nhất với "Bàn chân voi" - vẫn sống sót thần kỳ sau gần 40 năm

Dù hầu hết các chuyên gia đều không dám tiếp cận gần "Bàn chân voi" vì mức độ nguy hiểm kinh hoàng của nó, nhưng vẫn có một người từng đứng rất gần vật thể chết người này - đó là Artur Korneyev, Phó Giám đốc dự án Shelter Object (kế hoạch bao phủ lò phản ứng số 4 sau vụ nổ).

Ông không chỉ tiếp cận mà còn trực tiếp chụp một số bức ảnh hiếm hoi về "Bàn chân voi" trong những năm đầu sau thảm họa. Đáng kinh ngạc là, theo một bài viết được công bố năm 2021, ông Artur vẫn còn sống và đang sinh sống tại Ukraine, dù đã trải qua hàng chục năm làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ cao.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng ông Artur không tiếp cận một cách liều lĩnh. Là chuyên gia có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực xử lý sự cố hạt nhân, ông luôn mang theo đầy đủ thiết bị bảo hộ nghiêm ngặt, và tuân thủ giới hạn thời gian tiếp xúc ở mức tối thiểu để đảm bảo an toàn tính mạng.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 6

Mặc dù trải qua gần 40 năm kể từ khi thảm họa Chernobyl xảy ra, giới khoa học vẫn không ngừng cảnh báo về mối hiểm tiềm ẩn từ "Bàn chân voi". Dù mức phóng xạ đã giảm dần theo thời gian do vật chất nguội đi, nhưng corium - hợp chất hình thành nên "Bàn chân voi" - vẫn duy trì đặc tính cực kỳ độc hại và khó kiểm soát. Bất kỳ sự dịch chuyển nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ rò rỉ phóng xạ trở lại.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 7

Để đối phó với điều này, vào năm 2016, chính phủ Ukraine và các tổ chức quốc tế đã hoàn thành việc xây dựng một kết cấu bao phủ mới có tên gọi "Nhà giam an toàn" (New Safe Confinement). Công trình khổng lồ làm từ bê tông và thép này được đặt trực tiếp lên khu vực lò phản ứng số 4 - nơi "Bàn chân voi" nằm sâu bên dưới - nhằm ngăn chặn phóng xạ phát tán ra môi trường, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục nghiên cứu và xử lý trong tương lai.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 8

Cho đến nay, chỉ có 5 lần corium được ghi nhận hình thành trong các thảm họa hạt nhân, trong đó "Bàn chân voi" là trường hợp nổi tiếng và nguy hiểm nhất. Chính vì tính chất hiếm gặp và chưa được hiểu hết của loại vật chất này, không ai có thể dự đoán chính xác "Bàn chân voi" sẽ biến đổi ra sao trong vài thập kỷ tới. Đây vẫn là một ẩn số lớn, buộc ngành khoa học hạt nhân toàn cầu phải theo dõi sát sao trong thời gian dài.

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng! - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Nga cáo buộc Ukraine "tống tiền hạt nhân"

Nga cáo buộc Ukraine "tống tiền hạt nhân"
Đức Hoàng22:46:17 15/02/2025
Nga ngày 14/2 bác bỏ cáo buộc trước đó của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng UAV của Moscow đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Nga phản ứng trước vụ tấn công nhà máy hạt nhân Chernobyl

Nga phản ứng trước vụ tấn công nhà máy hạt nhân Chernobyl
Việt Dũng05:48:08 15/02/2025
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc một UAV của Nga đã tấn công cấu trúc bảo vệ lò phản ứng số 4 bị phá hủy tại nhà máy Chernobyl. Ông Zelensky cho biết vụ việc đã gây thiệt hại đáng kể .

IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine

IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine
Lan Phương16:45:09 14/02/2025
Theo IAEA, nhóm đại diện được thông báo rằng một máy bay không người lái đã tấn công phần mái của lá chắn thép này. Hiện mức phóng xạ bên trong và bên ngoài vẫn ở mức bình thường và ổn định. IAEA tiếp tục theo dõi tình hình.

Tổng thống Ukraine nói nhà máy hạt nhân Chernobyl bị UAV Nga tấn công

Tổng thống Ukraine nói nhà máy hạt nhân Chernobyl bị UAV Nga tấn công
Thùy Dương15:36:25 14/02/2025
Tổng thống Zelensky viết trên mạng xã hội X: "Một thiết bị bay không người lái tấn công của Nga mang đầu đạn nổ mạnh đã đánh trúng cấu trúc bảo vệ thế giới khỏi phóng xạ tại tổ máy số 4 vốn đã bị phá hủy tại nhà máy hạt nhân".

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
Phạm Hường20:04:13 29/09/2024
Nhà ở, văn phòng làm việc, và thậm chí cả công viên giải trí cũng trở nên trống vắng không bóng người. Không ai được phép vào thành phố mà không có giấy phép.

Na Uy và Phần Lan phát hiện mức phóng xạ cao hơn bình thường

Na Uy và Phần Lan phát hiện mức phóng xạ cao hơn bình thường
Lê Ánh05:41:41 19/09/2024
Sau đó, báo điện tử Ukrainska Pravda của Ukraine dẫn nguồn tin từ DSNS cho biết đám cháy xảy ra trong vùng cấm gần nhà máy Chernobyl.

Chuyên gia đánh giá chi tiết nguy cơ tái lặp thảm họa Chernobyl ở Kursk

Chuyên gia đánh giá chi tiết nguy cơ tái lặp thảm họa Chernobyl ở Kursk
Thu Hằng17:15:40 15/08/2024
Lò phản ứng NPP-2 của Tổ máy 1, đang được xây dựng, hiện chưa nạp chất phóng xạ hoặc vật liệu phân hạch. Tổ máy chuẩn bị được đưa vào vận hành, tức là nó chưa phải là một nhà máy điện hạt nhân đang vận hành.

Giới khoa học phát hiện giun sống gần Chernobyl phát triển 'siêu năng lực' mới

Giới khoa học phát hiện giun sống gần Chernobyl phát triển 'siêu năng lực' mới
Hà Linh20:25:35 08/03/2024
Họ thu thập giun từ các mẫu đất, trái cây thối rữa và nhiều vật liệu khác rồi kiểm tra mức độ phóng xạ tại địa phương. Các nhà khoa học sau đó mang những con giun về Đại học New York (Mỹ) để đông lạnh và nghiên cứu chúng.

Bên trong 'thị trấn ma' nguy hiểm nhất thế giới

Bên trong 'thị trấn ma' nguy hiểm nhất thế giới
Trần Trang23:15:00 23/11/2023
Bất chấp những cảnh báo lặp đi lặp lại và những mối nguy hiểm rõ ràng đã được chỉ ra, một số người dân địa phương vẫn quyết định cố gắng ở lại, nhưng rồi họ cũng phải ra đi.

Chiến sự ở Ukraine sinh lợi khủng cho các start-up công nghệ Mỹ

Chiến sự ở Ukraine sinh lợi khủng cho các start-up công nghệ Mỹ
GIA MINH21:08:59 04/06/2023
Khi Blake Resnick, 23 tuổi, thành lập Brinc Drones vào năm 2019, anh đã cam kết thực hiện một nguyên tắc cơ bản: không bao giờ thiết kế công nghệ có thể gây hại hoặc giết người.

Thảm họa hạt nhân: Từ 'vùng đất chết Chernobyl' tới nguy cơ ngày càng hiện hữu

Thảm họa hạt nhân: Từ 'vùng đất chết Chernobyl' tới nguy cơ ngày càng hiện hữu
Hoàng Trang20:42:30 26/04/2023
Nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học đã đánh giá rằng nếu việc sử dụng đạn uranium nghèo gây ra bất kỳ tác động nào đối với sức khỏe và môi trường thì nó cũng ở mức thấp.

Đi tìm lời giải sự sống của đàn chó hoang ở vùng đất 'chết' Chernobyl

Đi tìm lời giải sự sống của đàn chó hoang ở vùng đất 'chết' Chernobyl
Hoài Thanh - Thanh Thảo07:52:30 09/04/2023
Hơn 35 năm kể từ khi thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất xảy ra tại Chernobyl, những chú chó hoang sống quanh các nhà máy nơi đây vẫn có thể tồn tại khỏe mạnh.