Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ

Thảo Mai21:47 11/05/2025

 4  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Để tập trung quyền lực tối cao trong tay, các hoàng đế nhà Minh thiết lập thêm một loạt tổ chức mật thám như Cẩm Y vệ, Đông xưởng, Tây xưởng và Nội Hành xưởng. Tổ chức ra đời sau lại có quyền lực lớn hơn và "ác" hơn tổ chức ra đời trước.

1. Tây xưởng

Năm 1477, Minh Hiến Tông (hoàng đế thứ 9 của nhà Minh) cho thành lập Tây xưởng. Nha môn Tây xưởng đặt ở cửa phía tây Tử Cấm Thành. Đề đốc đầu tiên của Tây xưởng là Uông Trực - thái giám thân cận của Minh Hiến Tông.

Minh sử chép, thời Minh Hiến Tông, ở thành Bắc Kinh xuất hiện "yêu hồ" (cáo thành tinh) hoành hành vào ban đêm. "Yêu hồ" tác oai tác quái, hại một số người khiến kinh thành náo loạn. Đông xưởng không tra được án khiến Minh Hiến Tông rất thất vọng.

Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, ác hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ - Hình 1

Cho rằng Đông xưởng làm việc bất lực, Minh Hiến Tông liền cử Uông Trực cùng một nhóm hoạn quan và Cẩm Y vệ đi điều tra. Uông Trực rất thông minh, chẳng bao lâu đã bắt được kẻ giả dạng "yêu hồ".

Để thưởng cho Uông Trực, Minh Hiến Tông thành lập Tây xưởng. Đây cũng là cách để Minh Hiến Tông kiềm chế thế lực của Đông xưởng.

Theo Sohu, Tây xưởng không những kiêm nhiệm chức năng của Đông xưởng mà còn có pháp đình (nơi xét xử) và lao ngục riêng. Lợi dụng sự tín nhiệm của hoàng đế, Uông Trực không ngừng mở rộng vây cánh. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi thành lập, số lượng hoạn quan làm việc trong Tây xưởng đã lên tới hơn ngàn người.

Tây xưởng có quyền lực rất lớn, lấn át cả Đông xưởng. Thời gian Uông Trực giữ chức Đề đốc Tây xưởng, Đông xưởng đã mất quyền quản lý và giám sát lực lượng Cẩm Y vệ.

Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, ác hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ - Hình 2

Minh sử chép, Tây xưởng được Minh Hiến Tông đặc cách, có toàn quyền quyết định điều tra, xét xử và định tội cho bất kỳ nghi phạm nào, dù là văn võ đại thần, quan lại địa phương hay dân thường mà không cần thông qua hoàng đế. Chỉ riêng tầng lớp quý tộc là Tây xưởng không được đụng tới.

Theo Sohu, nếu cùng giải quyết một vụ án, người của Đông xưởng gặp Tây xưởng chỉ có thể "nhường bước".

Minh sử chép, Minh Hiến Tông rất sủng ái Vạn Quý phi (tên thật là Vạn Trinh Nhi) dù Vạn Quý phi hơn ông cả chục tuổi.

Để chiều lòng người đẹp, Minh Hiến Tông vung tiền xây dựng chùa lớn, đạo quán cho Vạn Quý phi bái Phật luyện đan. Trong cung vua có hơn vạn phi tần, hoạn quan hơn 3.000 người. Minh Hiến Tông ngày ngày ăn chơi hưởng lạc. Mọi việc giao cho Uông Trực xử lý.

Nắm quyền lực "dưới một người trên vạn người", Uông Trực phạm sai lầm là không biết điểm dừng, theo Sohu.

Vì nóng lòng lập công, thanh trừng những người chống đối, Uông Trực chỉ đạo Tây xưởng lập nhiều án oan, hại người vô tội vạ. Hành động của ông ta khiến nhiều người chướng tai gai mắt.

Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, ác hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ - Hình 3

Minh sử chép, tháng 5/1477, quan Đại học sĩ Thương Lộ cùng một nhóm đại thần dâng tấu hạch tội Uông Trực "lộng quyền, khiến lòng người kinh hãi". Minh Hiến Tông tạm thời bãi bỏ Tây xưởng nhưng vẫn tin dùng Uông Trực.

Uông Trực sau đó dùng kế vu cáo, hãm hại khiến Thương Lộ phải từ quan về quê. Tây xưởng lại được khôi phục.

Năm 1479, quan Binh bộ thị lang Hạng Trung vì chống đối Uông Trực nên bị cách chức, đuổi về quê. Sau vụ này có hàng chục viên quan xin Minh Hiến Tông trị tội Uông Trực. Vua Minh lúc này không thể không nghi ngờ.

Để thăm dò Uông Trực, Minh Hiến Tông phái ông ta ra khỏi kinh thành, thị sát vùng biên giới. Không biết bản thân đang bị theo dõi, Uông Trực ra sức nhận hối lộ, hà hiếp quan lại, dân chúng trên đường đi thị sát.

Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, ác hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ - Hình 4

Năm 1481, Uông Trực xin về kinh, Minh Hiến Tông thẳng thừng từ chối và điều ông ta đến Nam Kinh làm thái giám coi ngựa. Uông Trực sau đó bị cách chức, Tây xưởng cũng bị bãi bỏ.

Năm 1506, Minh Vũ Tông ( hoàng đế n thứ 11 của nhà Minh) tái lập Tây xưởng, nhưng không lâu sau cũng phải bãi bỏ.

Theo Sina, Đông xưởng dù tiếng tăm không được tốt, nhưng ít ra cũng phát huy được vai trò giám sát quan lại, chống tham nhũng trong giai đoạn đầu hoạt động, tồn tại hơn 200 năm. Tây xưởng ra đời sau, không có công trạng gì mà chỉ gây ra đầy rẫy án oan, nên chỉ tồn tại được 5 năm.

2. Nội hành xưởng

Minh sử chép, thời Minh Vũ Tông (1491 - 1521), có 8 hoạn quan lộng quyền, gọi là nhóm Bát Hổ (8 con hổ). Đứng đầu nhóm này là Lưu Cẩn, hoạn quan được Minh Vũ Tông tin tưởng nhất.

Năm 1506, Minh Vũ Tông nghe lời Lưu Cẩn, cho tái lập Tây xưởng, giao cho Cốc Đại Dụng (hoạn quan thuộc nhóm Bát Hổ) quản lý. Đông xưởng thuộc quyền quản lý của Mã Vĩnh Thành, cũng thuộc nhóm Bát Hổ.

Điều khiến Lưu Cẩn "bực mình" là, sau khi nắm quyền lực lớn trong tay, Cốc Đại Dụng và Mã Vĩnh Thành lại quay ra đấu đá nhau. Để "nắm đầu" cả Đông xưởng và Tây xưởng, Lưu Cẩn xin Minh Vũ Tông lập ra một tổ chức mới, gọi là Nội hành xưởng.

Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, ác hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ - Hình 5

Năm 1508, Minh Vũ Tông lập ra Nội hành xưởng, phong cho Lưu Cẩn làm Đề đốc. Tổ chức này quản lý cả Đông xưởng, Tây xưởng và Cẩm Y vệ.

Sau khi giao quyền lực vào tay Lưu Cẩn, Minh Vũ Tông "yên tâm" ăn chơi hưởng lạc.

Minh sử chép, năm 1507, Minh Vũ Tông nghe lời Lưu Cẩn, cho xây dựng Báo phòng. Bên trong Báo phòng, vua Minh nuôi nhốt nhiều hổ, báo và mỹ nhân, tiệc tùng sa đọa không còn biết đêm hay ngày.

Bọn Lưu Cẩn bày đủ trò để Minh Vũ Tông vui chơi, tới khi nhà vua mải mê, chúng mới dâng tấu sớ xin phê duyệt. Minh Vũ Tông bực mình nói: "Ta nuôi các ngươi để làm gì?", rồi quẳng tấu sớ cho Lưu Cẩn.

Theo Sohu, thời Minh Vũ Tông, dân gian lưu truyền câu nói: "Trong thành Bắc Kinh có hai hoàng đế. Một hoàng đế nằm, một hoàng đế đứng. Một Chu hoàng đế, một Lưu hoàng đế".

Theo những gì Minh sử mô tả, hoạt động của Nội hành xưởng còn có phần đáng sợ hơn Tây xưởng dưới thời hoạn quan Uông Trực.

Những người rơi vào tay Nội hành xưởng, tội nhẹ thì bị đánh bằng trượng, đày ra biên ải, tội nặng thì bị bắt đeo gông sắt nặng 150 cân đè đến sống dở chết dở, tội "đại nghịch" thì bị đánh đến thịt nát xương tan hoặc lăng trì (cắt từng miếng thịt). Ngay cả người của Đông - Tây xưởng nếu không phục tùng Nội hành xưởng cũng bị bắt giam.

Theo Qulishi, các tài liệu thời Minh ghi chép tản mạn về hoạt động của Nội hành xưởng, nhưng có thể ước tính rằng, trong vòng 2 năm hoạt động, tổ chức này đã hại hơn 1.000 người, lưu đày khoảng 10.000 người. Nhiều người đã nghĩ tiêu cực khi bị Nội hành xưởng xử ép, nhưng không có tài liệu thống kê.

Không chỉ tàn nhẫn, Lưu Cẩn còn là quan tham nổi tiếng.

Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, ác hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ - Hình 6

Minh sử chép, Lưu Cẩn đặt "luật ngầm" trong chốn quan trường. Theo đó, quan tổng đốc các tỉnh mỗi lần đến kinh thành (theo lệ nhà Minh là 3 năm/lần) phải nộp cho ông ta 20.000 lượng bạc, quan lại cấp thấp hơn thì nộp 5.000 - 1.000 lượng bạc. Người nộp nhiều bạc được cất nhắc, người nộp ít bị giáng chức, người không có bạc nộp thì có thể vay lãi.

Nhưng những ngày tháng lộng quyền của Lưu Cẩn không kéo dài bao lâu.

Năm 1510, Lưu Cẩn bị tướng quân Dương Nhất Thanh và hoạn quan Trương Vĩnh tố giác, Minh Vũ Tông lập tức ra lệnh khám xét nhà Lưu Cẩn.

Minh sử chép, tại nhà Lưu Cẩn thu được hàng triệu lạng vàng, bạc, châu báu ngọc ngà nhiều vô số kể. Ngoài ra, còn phát hiện long bào, đai ngọc, khôi giáp, vũ khí...

"Tên nô tài này quả nhiên muốn tạo phản", Minh Vũ Tông nói.

Lưu Cẩn bị phạt lăng trì. Nội hành xưởng và Tây xưởng cũng bị bãi bỏ.

Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, ác hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Hoàng đế đa tình nhất nhà Thanh: Thị tẩm 9 phi tần, có 55 vợ và 53 người con

Hoàng đế đa tình nhất nhà Thanh: Thị tẩm 9 phi tần, có 55 vợ và 53 người con
Bảo Nam17:31:22 13/04/2025
Thường thì các hoàng đế nhà Thanh sẽ có khoảng 10 phi tần nhưng trong cuốn sách Khang Hy toàn truyện , các sử gia đã ghi lại rằng trong hậu cung của ông có đến 49 vị từ quý nhân trở lên, 67 người nhận sắc phong chính thức còn.

 4  |  0 Thảo luận  |  

Cây lựu mọc trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng và bí ẩn khủng khiếp phía sau!

Cây lựu mọc trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng và bí ẩn khủng khiếp phía sau!
Hoàng Phúc20:35:39 06/04/2025
Mặc dù lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã được phát hiện trong nhiều thập kỷ, song các nhà khảo cổ khẳng định không thể tiến vào bên trong. Một trong những điều được nhiều người biết đến nhất là bên trong vẫn còn một lượng lớn thủy ngân.

 5  |  0 Thảo luận  |  

Thê thiếp ngày xưa được 1 "đặc quyền" đáng sợ, chính thất cũng không có

Thê thiếp ngày xưa được 1 "đặc quyền" đáng sợ, chính thất cũng không có
Minh Lợi17:19:18 19/03/2025
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, thê thiếp chỉ được xem như những món hàng, bị mua bán và không có quyền lợi gì đáng kể, thậm chí còn không có vị trí chính thức trong gia phả nhà chồng.

 2  |  0 Thảo luận  |  

Càn Long 81 tuổi, vẫn ra lệnh thị tẩm người phụ nữ 78 tuổi, danh tính bất ngờ!

Càn Long 81 tuổi, vẫn ra lệnh thị tẩm người phụ nữ 78 tuổi, danh tính bất ngờ!
JLO20:42:42 10/03/2025
Trong bộ phim cung đấu Hậu cung Như Ý truyện , để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ có nhân vật Càn Long và Như Ý hay Lệnh Phi Vệ Yến Uyển mà Du Phi Hải Lan cũng để lại điểm nhấn đặc biệt khiến người xem vô cùng thích thú.

 1  |  0 Thảo luận  |  

Ai cũng sợ lấy công chúa nhà Đường, đặc biệt là các đại gia tộc, vì sao?

Ai cũng sợ lấy công chúa nhà Đường, đặc biệt là các đại gia tộc, vì sao?
Minh Lợi21:34:33 05/03/2025
Trong suy nghĩ của người hiện đại, việc một người đàn ông thời xưa được cưới công chúa, trở thành phò mã, rõ ràng là chuyện vô cùng vinh quang. Rất nhiều bộ phim cổ trang cũng xây dựng tình tiết tương tự.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Đào giếng nước xong, tại sao người xưa lại phải thả hai con rùa vào?

Đào giếng nước xong, tại sao người xưa lại phải thả hai con rùa vào?
Minh Lợi21:24:08 28/02/2025
Trước khi có nước máy, người xưa chủ yếu dựa vào việc đào giếng để lấy nước. Điều thú vị là khi người ta đào giếng cổ, người ta thường tìm thấy những con rùa khổng lồ dưới đáy giếng.

 2  |  0 Thảo luận  |  

Khảo cổ lăng mộ hoàng đế ra lệnh xây Tử Cấm Thành, phát hiện 1 bí mật cực sốc

Khảo cổ lăng mộ hoàng đế ra lệnh xây Tử Cấm Thành, phát hiện 1 bí mật cực sốc
Keng17:46:09 23/02/2025
Theo truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), các nhà khảo cổ phát hiện bí mật ở lăng mộ Minh Thành Tổ Chu Đệ qua các ghi chép lịch sử. Ông được an táng cùng 30 cung nữ, để những người này có thể tháp tùng ông sang thế giới bên kia.

 4  |  0 Thảo luận  |  

Đàn quạ đều đặn bay về Tử Cấm Thành lúc nửa đêm, báo hiệu điều tâm linh rùng rợn

Đàn quạ đều đặn bay về Tử Cấm Thành lúc nửa đêm, báo hiệu điều tâm linh rùng rợn
Thảo Mai15:52:10 19/01/2025
Bí mật hậu cung của Tử Cấm Thành luôn là đề tài thu hút sự tò mò. Nhiều người thắc mắc về về những đàn quạ bay đến từ phía tây bắc vào mỗi buổi sáng, kể cả khi nơi đây không còn bóng người.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Phụ nữ sở hữu trán rộng được người xưa xem là "hiếm có khó tìm", vì sao?

Phụ nữ sở hữu trán rộng được người xưa xem là "hiếm có khó tìm", vì sao?
Thảo Mai17:17:04 06/01/2025
Mỗi người đều có một chuẩn mực riêng về cái đẹp, và dù trải qua hàng ngàn năm, quan niệm thẩm mỹ cũng như cách diễn giải về cái đẹp liên tục thay đổi, nhưng sự theo đuổi vẻ đẹp vẫn luôn trường tồn.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Cung nữ "đổi đời", trờ thành hoàng hậu nhờ thái giám viết sai 1 chữ?

Cung nữ "đổi đời", trờ thành hoàng hậu nhờ thái giám viết sai 1 chữ?
JLO15:57:34 24/12/2024
Hiếu Văn hoàng hậu Đậu thị - Đậu Y Phòng là trường hợp đặc biệt ở thời phong kiến Trung Hoa, bà từ một cung nữ thấp bé mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý chỉ vì một sai lầm của thái giám.

 5  |  0 Thảo luận  |  

Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử

Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử
JLO21:17:11 19/12/2024
Điều khiến người ta kinh ngạc là mặc dù sở hữu tam cung lục viện, bảy mươi hai phi tần với những mỹ nữ đẹp nhất đế chế thế nhưng không ít những vị Hoàng đế Trung Quốc lại là những người đồng tính...

 2  |  0 Thảo luận  |  

"Tứ đại tài nữ" trong lịch sử Trung Hoa: Mỗi người 1 số phận, nghe chạnh lòng

"Tứ đại tài nữ" trong lịch sử Trung Hoa: Mỗi người 1 số phận, nghe chạnh lòng
Keng16:48:06 22/11/2024
Dải đất Trung Hoa từ xưa đến nay phong lưu tài tử nhiều vô số, giai nhân mỹ nữ như hoa như ngọc, nhưng bạn có biết còn có những tài nữ nổi danh nào trong lịch sử không?

 4  |  0 Thảo luận  |