Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?

Đình Như18:47 17/05/2025

 2  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Qua hàng trăm năm, các nhà khảo cổ học, sử học và kiến trúc sư vẫn luôn bị cuốn hút bởi di tích ẩn chứa nhiều bí mật này. Từng cành cây, ngọn cỏ, ngay cả viên gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành cũng đều ẩn chứa những câu chuyện riêng.

Hồi đầu thế kỷ 20, một khu vực trên sân gạch Tử Cấm Thành ngoài điện Thái Hòa bị nứt vỡ, hư hỏng. Các chuyên gia đã đào bới sân gạch lên để trùng tu lại, đồng thời nghiên cứu kỹ hơn kết cấu dưới lòng đất của Tử Cấm Thành.

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời? - Hình 1

Trong quá trình kiểm tra và tu sửa, nhóm chuyên gia phát hiện bí mật gây kinh ngạc. Cụ thể, khi lật lớp gạch bị vỡ bên trên lên, họ phát hiện bên dưới có lớp gạch y hệt. Lặp đi lặp lại nhiều lần, nhóm chuyên gia đếm được 15 lớp gạch lát nền xếp chồng lên nhau.

Những lớp gạch này được người xưa lát cẩn thận và tỉ mỉ, khiến phần sân của Tử Cấm Thành trở nên đặc biệt. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia cuối cùng hiểu ra mục đích của việc lát tới 15 lớp gạch trên sàn Tử Cấm Thành.

Họ cho rằng, nguyên nhân đằng sau việc này có liên quan đến Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh. Cụ thể, Tử Cấm Thành vốn là nơi ở của vua, hoàng hậu, các hoàng thân quốc thích, cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng.

Theo thông tin trên Sohu, mặc dù công trình này có lớp tường rào được xây cao cùng nhiều vệ binh canh gác để đảm bảo không ai có thể đột nhập vào bên trong nhưng Hoàng đế Chu Đệ vẫn chưa thực sự yên tâm về an nguy của mình.

Do đó, Hoàng đế Chu Đệ đã yêu cầu thợ lát 15 lớp gạch bên dưới nền cung điện để phòng trường hợp kẻ xấu đào hầm, tạo lối đi trong lòng đất để đột nhập vào cung gây hại cho vua.

Các lớp gạch không chỉ đơn giản là xếp chồng lên nhau mà được sắp xếp theo cấu trúc đặc biệt để không hàng nào giống nhau, nhờ đó tăng cường đáng kể độ bền của mặt đất. Nếu thích khách muốn đột nhập bằng địa đạo thì cũng rất khó để có thể tạo lối đi qua lớp sàn này.

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời? - Hình 2
Các chuyên gia cho rằng 15 lớp gạch lát chồng lên nhau theo cấu trúc đặc biệt có tác dụng bảo vệ sự an toàn cho hoàng đế cũng như hậu cung.

Để tiện cho việc kiểm tra, hoàng đế còn ra lệnh mỗi viên gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành đều phải khắc tên người làm ra và người lát chúng. Nếu sau này xảy ra chuyện gì, hoàng đế và triều đình sẽ tìm được người phải chịu trách nhiệm.

Lý do gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành đắt hơn cả vàng

Theo sử sách và dân gian Trung Quốc truyền miệng, Tử Cấm Thành được lát bằng "gạch vàng" vô cùng quý giá. Trên thực tế, "gạch vàng" là một cách nói thể hiện giá trị lớn của loại gạch dùng để lát sàn trong Tử Cấm Thành. Được biết, loại gạch này vốn là đồ thủ công truyền thống của Trung Quốc, được xếp di sản văn hóa quốc gia vào tháng 6/2008.

Các nghệ nhân hoặc người am hiểu về vật liệu thời phong kiến luôn coi gạch lát sàn tại Tử Cấm Thành có giá trị cao hơn vàng. Lý do là vì quá trình tạo ra một viên gạch kéo dài 720 ngày với nhiều công đoạn phức tạp và đòi hỏi người thợ phải có tay nghề khéo léo.

Đất để làm gạch phải trả qua đầy đủ 7 công đoạn, gồm đào, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài và sàng (rây) đất. Đặc biệt, gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành được làm từ loại đất sét chỉ có ở làng Lục Mộ (Tô Châu).

Sau khi tiến hành phơi đất 1 năm để loại bỏ tạp chất, những người thợ sẽ loại bỏ hết các bọt khí để tạo thành một cục đất sét đặc ruột. Tiếp đó, họ cho đất sét vào khuôn và phơi khô đất trong 7 tháng rồi mới đưa vào lò nung.

Trong quá trình nung kéo dài 40 ngày, người thợ dùng rơm rạ và trấu để đốt lò vì cách làm này có thể giúp loại bỏ được hơi ẩm trong đất. Gạch sau khi ra lò được ngâm vào dầu trấu để có bề mặt sáng bóng và nhẵn mịn.

Quá trình kiểm tra gạch cũng rất gắt gao, nếu có 6 viên trong một mẻ không đạt tiêu chuẩn như khi gõ có âm thanh của vàng nén thì toàn bộ số gạch bị coi như phế phẩm, buộc phải chế tác lại.

Một mẻ "gạch vàng" dùng để lát sàn Tử Cấm Thành cần khoảng 2 năm để hoàn thành nên lượng gạch làm ra chỉ ở một mức nhất định. Việc bảo quản và vận chuyển gạch rất được coi trọng, nghiêm ngặt để đảm bảo không xảy ra tình trạng bị mất, tráo đổi gạch giả, gạch kém chất lượng.

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời? - Hình 3
Cận cảnh viên "gạch vàng" lát sàn trong Tử Cấm Thành.

"Gạch vàng" tại Tử Cấm Thành có độ dày lớn, khả năng thấm nước cao nên vào mùa hè rất mát. Nếu đặt hoa quả trên gạch thì nhiệt giảm rất nhanh, ăn sẽ ngon và mát hơn. Nhờ sử dụng loại gạch này, Tử Cấm Thành được sử sách mô tả "đông ấm, hè mát".

Loại gạch dùng cho Tử Cấm Thành là gạch đặc ruột, không có khoảng trống bên trong như gạch thường, khi gõ vào phát ra âm thanh giống vàng hoặc đá quý nên được Minh Thành Tổ (vị Hoàng đế thứ 3 của nhà Minh) rất yêu thích.

Vì loại gạch này được sản xuất để xây dựng kinh thành, mà chữ "kinh" và "kim" (có nghĩa là vàng) phát âm gần tương tự nên nên dân gian thường gọi loại gạch này là "Kim chuyên" (hay gạch vàng).

Tuy không được làm bằng vàng như quy trình tạo ra gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành thực sự rất phức tạp, yêu cầu thời gian nhiều hơn so với các sản phẩm thông thường. Vậy nên thời xưa, trong dân gian Trung Quốc lưu truyền câu nói "một lượng vàng, một viên gạch" để mô tả về loại vật liệu xây dựng đắt đỏ trên.

Đáng chú ý, chỉ có điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa và ba tuyến đường phía đông, chính giữa và phía tây trong Tử Cấm Thành được lát "gạch vàng". Bề mặt những viên gạch này được khắc dấu của phủ Tô Châu và ghi rõ niên hiệu của các thời kỳ như Vĩnh Lạc, Chính Đức, Càn Long.

Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố Cung nằm ở trung tâm của Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 1402, sau khi chiếm được Nam Kinh và lên ngôi, hoàng đế Trung Quốc Minh Thành Tổ đã dời đô về Bắc Kinh và ra lệnh xây dựng một thành phố cho "thiên tử" - nơi ở dành cho các hoàng đế từ các triều đại khác nhau. Hàng triệu người lao động đã làm việc trong 14 năm để xây dựng công trình nhằm thể hiện sự quyền lực này. Năm 1421, hoàng đế đã cư trú trong quần thể cung điện và biến Bắc Kinh thành thủ đô mới của Trung Quốc. Tổng cộng 24 hoàng đế của Trung Quốc đã ngự ở Tử Cấm Thành từ giữa đời nhà Minh đến cuối đời nhà Thanh.

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời? - Hình 4

Tử Cấm Thành rộng 720.000 m2 với hơn 800 cung điện lớn, nhỏ có chức năng khác nhau, một số cung điện là nơi làm việc của hoàng đế, một số cung điện lại là nơi ở của các phi tần trong hậu cung. Quần thể này gần 10.000 phòng nhưng thiết kế ban đầu không có nhà vệ sinh.

Tử Cấm Thành được đánh giá là một công trình có quy mô hoành tráng. Trong một thời gian dài, Tử Cấm Thành vẫn là một bí ẩn về cách người Trung Quốc quản lý để xây dựng thành phố khổng lồ này. Theo phân tích từ các nhà khảo cổ, Tử Cấm Thành được xây nên từ những phiến đá cẩm thạch nặng tới 200-300 tấn. Những khối đá này được chuyển về Bắc Kinh từ nơi cách đó 70km. Để vận chuyển, mỗi khối đá cần tới 50 người đàn ông khỏe mạnh vận chuyển trong 28 ngày không ngừng. Gần đây, các nhà khoa học cho rằng, những phiến đá này có thể đã được vận chuyển trên những con đường băng bằng cách làm ngập những con đường trong mùa đông dài và lạnh lẽo với một lớp nước mỏng.

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời? - Hình 5

Dù đã hơn 600 năm tuổi, trải qua hơn 200 trận động đất, Tử Cấm Thành vẫn không bị ảnh hưởng. Các nhà khảo cổ đã phân tích kiến trúc của Tử Cấm Thành sau đó tiến hành dựng mô hình và thử nghiệm mô phỏng một trận động đất lên tới 10,1 độ richter. Dù cường độ động đất rất lớn, biên độ rung lắc của mô hình lớn khiến cho các viên gạch của Tử Cấm Thành sụp đổ tuy nhiên phần khung vẫn rất bền vững.

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời? - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiền thưởng tết, con số gây choáng

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiền thưởng tết, con số gây choáng
Bảo Nam18:12:42 15/04/2025
Tiền thưởng cuối năm hay tiền thưởng Tết trở thành khoản tiền được nhiều người trông ngóng mỗi dịp Tết đến xuân về. Thưởng Tết được xem như động lực giúp người lao động trong mọi lĩnh vực gắn bó với công việc, đảm bảo cái Tết ấm no, sung túc.

 1  |  0 Thảo luận  |  

Hoàng đế đa tình nhất nhà Thanh: Thị tẩm 9 phi tần, có 55 vợ và 53 người con

Hoàng đế đa tình nhất nhà Thanh: Thị tẩm 9 phi tần, có 55 vợ và 53 người con
Bảo Nam17:31:22 13/04/2025
Thường thì các hoàng đế nhà Thanh sẽ có khoảng 10 phi tần nhưng trong cuốn sách Khang Hy toàn truyện , các sử gia đã ghi lại rằng trong hậu cung của ông có đến 49 vị từ quý nhân trở lên, 67 người nhận sắc phong chính thức còn.

 4  |  0 Thảo luận  |  

Cây lựu mọc trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng và bí ẩn khủng khiếp phía sau!

Cây lựu mọc trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng và bí ẩn khủng khiếp phía sau!
Hoàng Phúc20:35:39 06/04/2025
Mặc dù lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã được phát hiện trong nhiều thập kỷ, song các nhà khảo cổ khẳng định không thể tiến vào bên trong. Một trong những điều được nhiều người biết đến nhất là bên trong vẫn còn một lượng lớn thủy ngân.

 5  |  0 Thảo luận  |  

Thê thiếp ngày xưa được 1 "đặc quyền" đáng sợ, chính thất cũng không có

Thê thiếp ngày xưa được 1 "đặc quyền" đáng sợ, chính thất cũng không có
Minh Lợi17:19:18 19/03/2025
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, thê thiếp chỉ được xem như những món hàng, bị mua bán và không có quyền lợi gì đáng kể, thậm chí còn không có vị trí chính thức trong gia phả nhà chồng.

 2  |  0 Thảo luận  |  

Càn Long 81 tuổi, vẫn ra lệnh thị tẩm người phụ nữ 78 tuổi, danh tính bất ngờ!

Càn Long 81 tuổi, vẫn ra lệnh thị tẩm người phụ nữ 78 tuổi, danh tính bất ngờ!
JLO20:42:42 10/03/2025
Trong bộ phim cung đấu Hậu cung Như Ý truyện , để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ có nhân vật Càn Long và Như Ý hay Lệnh Phi Vệ Yến Uyển mà Du Phi Hải Lan cũng để lại điểm nhấn đặc biệt khiến người xem vô cùng thích thú.

 1  |  0 Thảo luận  |  

Ai cũng sợ lấy công chúa nhà Đường, đặc biệt là các đại gia tộc, vì sao?

Ai cũng sợ lấy công chúa nhà Đường, đặc biệt là các đại gia tộc, vì sao?
Minh Lợi21:34:33 05/03/2025
Trong suy nghĩ của người hiện đại, việc một người đàn ông thời xưa được cưới công chúa, trở thành phò mã, rõ ràng là chuyện vô cùng vinh quang. Rất nhiều bộ phim cổ trang cũng xây dựng tình tiết tương tự.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Đào giếng nước xong, tại sao người xưa lại phải thả hai con rùa vào?

Đào giếng nước xong, tại sao người xưa lại phải thả hai con rùa vào?
Minh Lợi21:24:08 28/02/2025
Trước khi có nước máy, người xưa chủ yếu dựa vào việc đào giếng để lấy nước. Điều thú vị là khi người ta đào giếng cổ, người ta thường tìm thấy những con rùa khổng lồ dưới đáy giếng.

 2  |  0 Thảo luận  |  

Khảo cổ lăng mộ hoàng đế ra lệnh xây Tử Cấm Thành, phát hiện 1 bí mật cực sốc

Khảo cổ lăng mộ hoàng đế ra lệnh xây Tử Cấm Thành, phát hiện 1 bí mật cực sốc
Keng17:46:09 23/02/2025
Theo truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), các nhà khảo cổ phát hiện bí mật ở lăng mộ Minh Thành Tổ Chu Đệ qua các ghi chép lịch sử. Ông được an táng cùng 30 cung nữ, để những người này có thể tháp tùng ông sang thế giới bên kia.

 4  |  0 Thảo luận  |  

Đàn quạ đều đặn bay về Tử Cấm Thành lúc nửa đêm, báo hiệu điều tâm linh rùng rợn

Đàn quạ đều đặn bay về Tử Cấm Thành lúc nửa đêm, báo hiệu điều tâm linh rùng rợn
Thảo Mai15:52:10 19/01/2025
Bí mật hậu cung của Tử Cấm Thành luôn là đề tài thu hút sự tò mò. Nhiều người thắc mắc về về những đàn quạ bay đến từ phía tây bắc vào mỗi buổi sáng, kể cả khi nơi đây không còn bóng người.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Phụ nữ sở hữu trán rộng được người xưa xem là "hiếm có khó tìm", vì sao?

Phụ nữ sở hữu trán rộng được người xưa xem là "hiếm có khó tìm", vì sao?
Thảo Mai17:17:04 06/01/2025
Mỗi người đều có một chuẩn mực riêng về cái đẹp, và dù trải qua hàng ngàn năm, quan niệm thẩm mỹ cũng như cách diễn giải về cái đẹp liên tục thay đổi, nhưng sự theo đuổi vẻ đẹp vẫn luôn trường tồn.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Cung nữ "đổi đời", trờ thành hoàng hậu nhờ thái giám viết sai 1 chữ?

Cung nữ "đổi đời", trờ thành hoàng hậu nhờ thái giám viết sai 1 chữ?
JLO15:57:34 24/12/2024
Hiếu Văn hoàng hậu Đậu thị - Đậu Y Phòng là trường hợp đặc biệt ở thời phong kiến Trung Hoa, bà từ một cung nữ thấp bé mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý chỉ vì một sai lầm của thái giám.

 5  |  0 Thảo luận  |  

Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử

Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử
JLO21:17:11 19/12/2024
Điều khiến người ta kinh ngạc là mặc dù sở hữu tam cung lục viện, bảy mươi hai phi tần với những mỹ nữ đẹp nhất đế chế thế nhưng không ít những vị Hoàng đế Trung Quốc lại là những người đồng tính...

 2  |  0 Thảo luận  |