MXH xôn xao clip "chạy sút quần" để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì?

Rosé08:57 22/02/2022

 1  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh, cho biết vụ việc đã xảy ra trước đó và địa phương đã lập biên bản, xử phạt hành chính.

Ngày 21/2, MXH xôn xao đoạn clip ghi lại cảnh nhốn nháo của các nhân viên một công ty bất động sản, đang chốt cọc để bán đất cho khách hàng tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Theo đó, đoạn clip dài hơn 4 phút cho thấy nhân viên công ty bất động sản này liên tục từ khu lều bạt chạy đến chỗ người dẫn chương trình, nói rất lớn "lô 4, lô 5, lô 13, lô 19 khách đặt cọc đất rồi nhé".

Ngay sau đó, người dẫn chương trình cũng hét lớn trên loa trong tiếng nhạc xập xình rằng... "đã chốt cọc". Chỉ trong 4 phút ít ỏi của clip ghi lại, đã có hơn 10 lô đất được khách đặt cọc.

MXH xôn xao clip chạy sút quần để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì? - Hình 1

MXH xôn xao clip chạy sút quần để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì? - Hình 2

Sau khi video được đăng tải trên mạng đã khiến nhiều người quan tâm, chia sẻ, bình luận với kiểu hài hước như "giải điền kinh mở rộng", "cuộc đua marathon bắt đầu", còn những người trong giới bất động sản thì cho rằng đây là chiêu trò của công ty bất động sản nhằm thổi giá và làm thị trường ảo.

Lãnh đạo UBND huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước chiều 21/2 đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ đoạn clip một công ty bất động sản rao bán đất trên địa bàn trong ít phút đồng hồ. Bên cạnh đó, UBND xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh cũng đang thu thập thông tin liên quan đến vụ việc này.

MXH xôn xao clip chạy sút quần để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì? - Hình 3

MXH xôn xao clip chạy sút quần để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì? - Hình 4

Ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, cho biết sẽ ngăn chặn và có biện pháp xử lý sớm đối với các doanh nghiệp cố tình tạo thị trường ảo. Báo chí cũng đã vào cuộc xác minh, khu đất này tọa lạc tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Còn những người mang áo vest, tay xách cặp chạy tới chạy lui là nhân viên của Công ty địa ốc N.K, có trụ sở tại phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thời gian gần đây, công ty này liên tục rao bán các lô đất tại huyện Lộc Ninh với giá từ 350 triệu đồng. Liên hệ đến đường dây nóng của công ty bất động sản này, phóng viên luôn nhận được tín hiệu "máy bận".

MXH xôn xao clip chạy sút quần để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì? - Hình 5

Ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh, cho biết vụ việc đã xảy ra trước đó và địa phương đã lập biên bản, xử phạt hành chính với doanh nghiệp về hành vi tổ chức bán đất không đúng quy định. "Đối với tình trạng tạo thị trường ảo để phân lô, bán nền, địa phương sẽ ngăn chặn và có biện pháp xử lý sớm"- ông Sơn khẳng định.

Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm 2021. Tính đến cuối năm 2021, giá nhà ở riêng lẻ trong dự án đã tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020.

MXH xôn xao clip chạy sút quần để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì? - Hình 6

Còn nhớ, cách đây đúng 1 năm, sau Tết Nguyên đán, giá đất tại nhiều địa phương tăng phi mã cho đến tận cuối tháng 4. "Phát súng" đầu tiên báo hiệu giá đất vào nhịp tăng nóng mới xảy ra hồi đầu tháng 2/2021, sau khi lãnh đạo Bình Phước đến huyện Hớn Quản để khảo sát vị trí lập dự án xây dựng sân bay lưỡng dụng với quy mô 500 ha.

Thông tin này ngay lập tức được các nhóm môi giới từ nhiều tỉnh thành nắm bắt và tập trung về hai xã An Khương, xã Tân Lợi để "thổi giá" những mảnh đất vốn đang được phủ kín bằng cây cao su, khiến giá đất tại đây tăng dựng đứng.

MXH xôn xao clip chạy sút quần để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì? - Hình 7

Cơn sốt đất sau đó nhanh chóng lan ra Hà Nội và các tỉnh thành phố khác. Đặc biệt, tại Hà Nội, sau thông tin thành phố chuẩn bị phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vào tháng 6/2021, đất nền vùng ven sông đoạn chảy qua Hà Nội cũng tăng dựng đứng.

Cũng trong tháng cuối năm, một số địa phương khu vực Tây Nam Bộ như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu xuất hiện làn sóng rao bán đất nền nhộn nhịp. Mặc dù vậy, theo nhận định, phần lớn hiện tượng "sốt đất" này chỉ là sốt ảo, nhu cầu tìm mua và giao dịch thật không nhiều, số lượng tin rao bán nhà đất tại các địa phương miền Tây tăng mạnh nhưng nhu cầu tìm mua và giao dịch thực tế không tăng khiến cơn sốt này giảm nhiệt nhanh chóng trong những ngày cận Tết.

MXH xôn xao clip chạy sút quần để được cọc đất ở Bình Phước, sự thật là gì? - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Bất động sản Hà Nội: 'Sốt nóng' liệu có nguội nhanh?

Tin tài trợ
Bất chấp tác động từ đại dịch COVID-19, như một chu kỳ có tính lặp lại, thị trường bất động sản dịp cuối năm, giáp Tết Nguyên đán tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội vẫn cho thấy sức nóng mạnh mẽ từ kênh đầu tư truyền thống này

Sốt đất bất thường ở Vũng Áng: Một mét đất mua được xe Kia Morning

Tin tài trợ
Đến các khu dân cư ở vùng gần Khu kinh tế Vũng Áng (TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hầu như chỉ thấy người dân bàn tán về chuyện giá đất sốt cao bất thường, đến nỗi họ phải thốt lên “giờ bán một mét đất mua được xe Kia Morning”

Bộ Xây dựng công bố giá đất nền tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng

Tin tài trợ
Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, chi tiết đến mức đơn giá của từng dự án.

Công khai đồ án quy hoạch các địa phương đề hạn chế 'sốt đất'

Tin tài trợ
Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 4363/BXD-QHKT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện đăng tải thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam lên Cổng thông tin điện tử.
salon tóc 1900hằng du mụclouis phạmcâu chuyện hoa hồnghiến tócvõ hồng hảimiss grand vietnamblackpinkjenniethích minh tuệphạm như phươngquang linh -đức tiếnlưu diệc phithủy tiên