Việt Nam tự hào có "báu vật tâm linh" 700 tuổi, thế giới duy nhất 2 nước sở hữu
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Huế không chỉ nổi tiếng là vùng đất thơ mộng, hữu tình mà còn cuốn hút - bởi bí ẩn từ các khu lăng tẩm Huế. Nơi an nghỉ của những vị vua triều Nguyễn - hút khách du lịch nhờ kiến trúc tinh xảo và đậm chất nghệ thuật, gắn liền với nhiều câu chuyện thú vị và ý nghĩa.
Nằm trong quần thể hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Gia Long được xây dựng trong vòng 6 năm và có chu vi rộng đến gần 12.000 mét. Vì tọa lạc tại quần sơn Đại Thiên Thọ nên lăng Gia Long còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng.
Bao quanh lăng là những thế núi hùng vĩ, tráng lệ với ngọn Đại Thiên Thọ "bảo vệ" phía trước cùng 28 dáng núi nhỏ bao bọc tả hữu xung quanh. Không gian quanh lăng xanh mát và yên tĩnh, gợi nên nét trang nghiêm, uy nghi của vị vua nhà Nguyễn đầu tiên của Việt Nam.
Toàn bộ lăng được phân thành 3 khu vực khác nhau: Lăng tẩm của vua và hoàng hậu nằm ở vị trí trung tâm. Điện Minh Thành nằm bên phải lăng tẩm, nơi đây được dùng để thờ phụng vua và hoàng hậu của đời thứ nhất. Nhìn sang phía bên trái, một tấm bia với kích thước hoành tráng có khắc ghi những lời vua Minh Mạng từng viết ra một cách trang trọng.
Đặc biệt xung quanh khu vực lăng tẩm chính còn có rất nhiều lăng phụ cận. Tất cả những chi tiết này kết hợp cùng nhau tạo thành một quần thể vừa trang nghiêm, kì bí lại vừa cuốn hút, hữu tình.
2. Lăng Khải Định
Lăng Khải Định toạ lạc tại núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, gây ấn tượng với thời gian xây dựng kéo dài lên đến 11 năm. Đây là lăng tẩm Huế của vị vua triều Nguyễn thứ 12. Tuy lăng Khải Định không hoành tráng về kích thước nhưng lại khiến người đời sau ngưỡng mộ bởi sự tinh tế và sắc sảo của công trình. Ở lăng Khải Định, người ta nhận ra sự giao thoa hài hoà giữa vẻ cổ điển phương Đông và nét hiện đại phương Tây.
Lăng được xây dựng theo dạng hình khối chữ nhật. Với 127 bậc thang, lăng được nâng lên vị trí uy nghiêm, trang trọng. Hai trụ cổng hình tháp mang màu sắc kiến trúc Ấn Độ. Các trụ biểu xung quanh mang đặc trưng Phật giáo phương Đông. Dãy rào chắn bao bọc phía ngoài lại có hình dáng của những cây thánh giá. Các vòm cửa hình vòng cung thì chứa đựng đặc trưng của mỹ thuật Roman...
Tất cả những đặc điểm này đã giúp lăng Khải Định trở thành biểu tượng độc đáo bậc nhất trong bản đồ các lăng tẩm ở Huế. Đáng chú ý cung Thiên Định nằm ở vị trí trung tâm lăng, chứa nội thất quý giá, nổi bật với bức tranh "Cửu Long ẩn vân" rất hoành tráng vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Khi nhắc đến lăng tẩm Huế thơ mộng nhưng uy nghiêm, người ta thường nghĩ ngay đến lăng Minh Mạng. Lăng được xây dựng trên ngọn núi Cẩm Khê, là nơi giao thoa của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch sông Hương. Dù chỉ được xây dựng trong vòng 3 năm, thế nhưng, lăng Minh Mạng vẫn được biết đến là một trong những lăng tẩm ở Huế đẹp nhất, công phu nhất.
Lăng Minh Mạng bao gồm gần 50 công trình chi tiết lớn nhỏ, nhưng được thiết kế rất cân xứng và đầy tính thẩm mỹ. Tất cả đều được sắp xếp theo trục thẳng, bắt đầu là Đại Hồng Môn, xung quanh có thêm 2 cửa là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn, phía trong có sân rộng và rất nhiều tượng đá, kết thúc là nơi đặt mộ của nhà vua.
4. Lăng Tự Đức
Một trong 7 lăng tẩm Huế thơ mộng nhất kinh thành có lẽ là lăng Tự Đức. Lăng được xây dựng tại thôn Thượng Ba, phường Xuân Thuỷ, nằm ở một thung lũng hẹp nội thành phố Huế.
Ngay lúc sinh thời, Tự Đức đã muốn tự xây dựng lăng mộ cho mình. Sau khi chọn được vị trí ưng ý, vua cho tiến hành thi công, đặt tên là Vạn Niên Cơ. Tuy nhiên, vì công trình đã làm nhân dân đổ biết bao xương máu, thế nên sau khi hoàn thành, Tự Đức đổi Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung ("khiêm" trong "khiêm tốn"). Đến lúc vua mất, Khiêm Cung đổi tên thành Khiêm Lăng.
Toàn lăng bao gồm hơn 50 công trình lớn nhỏ, gây ấn tượng bởi những con đường quanh co lát gạch Bát Tràng, những tượng đài hoành tráng trang nghiêm, và cả những hoa văn hoạ tiết chạm trổ tinh xảo.
Không gian xung quanh Nghiêm Lăng xanh mát, ngọt ngào và thơ mộng. Cây cối, chim muông, sông nước (lăng Tự Đức được xây dựng kế bên một hồ sen trăm đóa) hòa cùng sự trang nghiêm, uy nghi của lăng mộ tạo nên bức tranh lịch sử đẹp kì bí. Mang tâm hồn nghệ sĩ, Tự Đức xây dựng lăng mộ cho chính mình theo phong cách lãng mạn, nên thơ. Chính vì thế, ngày nay, khi đến thăm, du khách như được thả mình vào một khung cảnh nhẹ nhàng, thư thái.
Con đường quen thuộc đến Khiêm Lăng là đường bộ. Khiêm Lăng mở cửa đón khách từ sáng đến khi chiều tà, là một lăng tẩm Huế mà du khách nhất định phải đến khi ghé thăm vùng đất cố đô.
5. Lăng Dục Đức
Lăng Dục Đức Có lẽ là lăng tẩm Huế giản dị và đơn sơ nhất kinh thành. Tuy nhiên, đây lại là nơi an nghỉ của đến 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Lăng Dục Đức còn có tên gọi khác là An Lăng, tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, phường An Cựu, thành phố Huế.
An Lăng chỉ có diện tích khoảng 3.500 mét vuông. Phía trước lăng có một cửa dạng vòm làm bằng gạch. Tiếp đến là sân Bái Đình, thế nhưng trong sân không đặt các tượng gạch như ở những lăng tẩm khác. Sau sân là cửa chính dẫn vào nhà trong. Trong nhà có sập thờ, án thờ. Phía cuối nhà là lăng mộ của ba vị vua. Phía trước lăng có cồn Phước Quả, phía sau lăng có núi Tam Thai bảo vệ, che chắn.
6. Lăng Thiệu Trị
Nếu những lăng tẩm Huế thường mang đến cảm giác uy nghi, nghiêm trang quá đỗi thì lăng Thiệu Trị lại khác. Lăng Thiệu Trị chinh phục du khách bởi nét gần gũi, quen thuộc và không gian thoáng đãng, trong lành. Nằm sát núi Thuận Đạo, thuộc làng Cư Chánh, xã Thuỷ Bằng, lăng Thiệu Trị đắm mình giữa những vườn cây trĩu quả, những cánh đồng lúa mênh mông bạt ngàn.
Tuy chỉ được xây dựng trong thời gian chưa đầy một năm, lăng Thiệu Trị vẫn khiến người đời sau ngưỡng mộ bởi những nét kiến trúc đẹp mắt, tinh xảo, đầy tính thẩm mỹ. Người ta cho rằng, lăng Thiệu Trị chính là sự giao thoa giữa nét đẹp của lăng Gia Long và cả lăng Minh Mạng. Lúc sinh thời, vua Thiệu Trị đã nghiên cứu rất kỹ lăng của 2 vị vua đi trước để có thể xây dựng cho bản thân nơi an nghỉ hoàn hảo nhất.
7. Lăng Đồng Khánh
Kéo dài suốt 35 năm, trải qua đến 4 đời vua (Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định), lăng Đồng Khánh mới chính thức được hoàn thành.
Được xây dựng theo phong cách giao thoa Á - Âu, lại đắm mình giữa quang cảnh thiên nhiên um tùm, xanh mát, quần thể lăng tẩm Huế Đồng Khánh mang một nét đẹp không thể nhầm lẫn giữa kinh thành Huế uy nghiêm.
Tọa lạc tại thôn Thượng Hai, phường Xuân Thuỷ, lăng Đồng Khánh bao gồm 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, sở hữu nhiều tượng đá, nổi bật là điện Ngưng Hy với phần nội thất tinh tế, có nhiều tác phẩm sơn mài quý giá.
Ngày nay hệ thống các lăng tẩm Huế vẫn còn vẹn nguyên những giá trị về lịch sử, nghệ thuật trang trí, điêu khắc và lối kiến trúc tinh hoa của con người đất Việt. Mỗi lăng tẩm đều mang trong mình một câu chuyện khác biệt và nghệ thuật xây dựng riêng, "ru hồn" khách tham quan ngược dòng về quá khứ.
Vua triều Nguyễn chỉ ăn cơm bằng đũa cây Kim Giao, lý do gây bất ngờ! Thảo Mai17:02:27 17/01/2024Từ xa xưa, vua chúa đã có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn khi ăn uống các món sơn hào hải vị. Đặc biệt, để đề phòng bị hạ độc, các vua triều Nguyễn đã dùng đũa Kim Giao để ăn.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo