Jenny Huỳnh khoe thẻ sinh viên ĐH Top 3 thế giới, 1 chi tiết đậm chất Việt Nam làm ai cũng tự hào
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Tỷ lệ chọi khó như trúng xổ số nhưng ĐH Stanford được đánh giá là ngôi trường ĐH "đáng giá từng xu" bậc nhất nước Mỹ. Đây là cái nôi của loạt tên tuổi sừng sỏ như CEO Google, Yahoo, Netflix
Gần đây, youtuber Jenny Huỳnh khiến các fan cũng vỡ òa theo bởi cô nàng đã nhận được thư trúng tuyển từ trường Đại học Stanford.
ĐH Stanford trường xếp thứ 3 trong danh sách các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm học 2022 - 2023 theo US News & World Report (Báo cáo Tin tức Hoa kỳ & Thế giới).
Để vào được ĐH Stanford là một nhiệm vụ khó khăn chẳng khác nào trúng xổ số. Theo số liệu vào năm 2018, có 47.451 thí sinh nộp hồ sơ vào ĐH Stanford, nhưng chỉ 5% trong số đó - tức là 2.027 người - trúng tuyển.
Tuy nhiên, đối với những người may mắn trở thành sinh viên của ĐH Stanford, đây là chính là cơ hội để đầu tư cho tương lai. Bởi lẽ, ĐH Stanford đã được trang CNBC Make It bình chọn là trường ĐH "đáng giá từng xu" nhất nước Mỹ. Đây cũng là 1 trong số những ngôi trường ĐH đem lại mức thu nhập trung bình cao nhất so với số học phí họ phải bỏ ra.
Bản thân ngôi trường này cũng chính là một khoản đầu tư lớn. Ông trùm đường sắt, cựu thống đốc bang California Leland Stanford cùng vợ của mình - Jane Lathrop Stanford - đã thành lập trường ĐH năm 1855 "để dạy giáo dục khai phóng, công nghệ và kỹ thuật có thể thay đổi toàn nước Mỹ".
Tổng thống Herbert Hoover là cựu sinh viên Stanford khóa "tiên phong" năm 1895 - khóa đầu tiên tốt nghiệp sau 4 năm học chính quy tại trường. Trong những năm 1920, ông đã mạnh tay đầu tư vào Stanford, thành lập nên Viện Hoover và Trường Cao học Kinh doanh Stanford.
Kể từ đó, ngôi trường này trở nên nổi tiếng nhờ thế mạnh về thể thao, nghiên cứu khoa học và thành tích khủng của cựu sinh viên. Đây là cái nôi đào tạo hàng loạt các nhà vô địch Olympics, nhà khoa học và doanh nhân thành đạt.
ĐH Stanford - nơi khởi nguồn cho những giấc mơ tại Thung lũng Silicon
Nằm rất gần Thung lũng Silicon nên ngôi trường này cũng có mối quan hệ sâu sắc với ngành công nghệ. William Hewlett và David Packard đã tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử tại ĐH Stanford năm 1935. Từ nghiên cứu của mình, họ đã thành lập nên công ty năm 1939 - chính là tập đoàn HP ngày nay. Năm 2001, Quỹ Hewlett đã tài trợ cho trường 400 triệu USD. Đó là món quà lớn nhất mà một trường ĐH ở Mỹ từng nhận được.
Năm 1994, Jerry Yang và David Filo đã cùng nhau tạo nên Yahoo! khi còn đang học tại Stanford. Năm 2007, Yang và vợ mình - Akiko Yamazaki, cũng là cựu sinh viên Stanford - đã tặng 75 triệu USD cho trường.
Sergey Brin và Larry Page gặp nhau năm 1995 và thành lập Google vào năm 1998, dựa trên một thuật toán mà họ đã phát triển khi còn học ở Stanford. Suốt nhiều năm qua, Google đã tài trợ cả triệu USD cho ngôi trường này. Theo ProPublica, Stanford đã kiếm được "cả trăm triệu USD nhờ bán cổ phiếu Google mà họ nhận được vì đã cho phép Google sử dụng công nghệ được phát triển tại Stanford".
Mike Krieger và Kevin Systrom - đồng sáng lập Instagram, Reed Hastings - đồng sáng lập, chủ tịch và CEO của Netflix, hay Reid Hoffman - đồng sáng lập, chủ tịch của LinkedIn là vài cái tên nổi bật trong số những cựu sinh viên ĐH Stanford thành công ở lĩnh vực công nghệ.
Không chỉ tài trợ rất nhiều tiền cho trường, họ còn tuyển dụng rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ ĐH Stanford.
Sinh viên được hưởng lợi nhiều nhất khi học tại ĐH Stanford
51% số sinh viên ĐH Stanford thuộc các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học (STEM). Trong khóa 2017, có 69% sinh viên Stanford ở lại California sau khi tốt nghiệp và 19% làm việc trong ngành IT và máy tính. Những nhà tuyển dụng hàng đầu không ai khác là Apple, Facebook và Google.
Mối quan hệ sâu sắc với Thung lung Silicon đã giúp ĐH Stanford tạo ra một chu trình có lợi: Trường sẽ đào tạo ra những cựu sinh viên có thu nhập "khủng", rồi họ sẽ quay trở lại đầu tư vào sinh viên cũng như tài trợ tiền cho trường. Năm 2019, theo Bộ Giáo dục Mỹ, Stanford là trường ĐH có mức vốn lớn thứ 5 trong nước, trị giá 26,5 tỷ USD.
Theo báo cáo phân tích ngân sách giáo dục năm học 2019-2020 của ĐH Stanford, học phí ở đây là 52.857 USD/năm, trong đó chi phí ăn ở là 16.433 USD. Ước chừng mỗi sinh viên sẽ phải bỏ ra 1.905 USD cho phí sinh viên, 1.245 USD cho sách vở và đồ dùng học tập, cũng như 2.130 USD cho chi tiêu cá nhân.
Như vậy, chưa tính chi phí đi lại, mỗi sinh viên ĐH Stanford sẽ tốn 74.570 USD/năm. Sau 4 năm, chi phí học tại trường có thể lên tới 300.000 USD. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên không phải trả đến từng này tiền do có học bổng và trợ cấp.
Theo Stanford, với sinh viên xuất thân từ gia đình có thu nhập dưới 65.000 USD/năm sẽ có mức học bổng 74.095 USD/năm. Sinh viên xuất thân từ gia đình có thu nhập từ 65.000-95.000 USD sẽ nhận được học học bổng ở mức 65.050 USD/năm.
Theo nhà trường, chỉ có 18% số sinh viên tốt nghiệp với khoản nợ học phí. Trung bình, mỗi sinh viên thường nợ khoảng 13.000 USD.
"Stanford không muốn sinh viên phải nợ nần để đáp ứng nhu cầu của mình", E.J Miranda - Trưởng phòng Quan hệ Công chúng tại ĐH Stanford - cho biết. "⅔ số sinh viên Stanford được nhận trợ cấp tài chính, 50% nhận được học bổng dựa trên nhu cầu, và 80% sinh viên tốt nghiệp mà không có bất cứ khoản nợ nào".
Khi so sánh ĐH Stanford với ĐH Washington-Seattle - trường ĐH công lập hàng đầu nước Mỹ, Stanford vẫn là lựa chọn tốt nhất cho sinh viên đến từ nhóm thuế thu nhập cố định.
Jenny Huỳnh bóc trần "mặt tối" ở ĐH Top 3 thế giới: Dùng chung nhà vệ sinh với 20 người trong KTX JLO15:04:05 10/11/2023Sau gần 1 tháng nhập học, youtuber Jenny Huỳnh mới đây đã chia sẻ về trải nghiệm tại trường Đại học top đầu trên toàn thế giới - Đại học Stanford (Mỹ) khiến nhiều netizen xôn xao.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo