Hoàng hậu Ngọc Hân tình ngắn với Nguyễn Huệ là ai?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Bí ẩn nhất trong tất cả 7 kỳ quan của thế giới cổ đại có lẽ là vườn treo Babylon, bởi các nhà khảo cổ chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nó.
Mùa hè Babylon thật nóng nực. Ở đây không có núi cao, không có rừng sâu, ánh nắng mặt trời không có gì che chắn, chiếu chói chang xuống mặt đất. Đã lâu không có mưa, gió nóng thổi bay cát bụi, hoa màu trên đồng ruộng bắt đầu khô héo. Nhưng khi mọi người ngước nhìn lên thành Babylon thì thấy tầng tầng lớp lớp cỏ cây hoa lá trên không trung xanh mướt một màu, xốn xang lòng người. Đó chính là công trình kiến trúc vĩ đại thời cổ đại nổi tiếng toàn cầu: Vườn hoa trên không trung hay còn gọi là Vườn treo Babylon.
Nguồn gốc xuất hiện của Vườn treo
Các sử gia ngày xưa đã liệt Vườn treo này là một trong 7 kỳ quan của Thế giới Cổ đại. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của Vườn treo, nhưng có thể quy vào hai hướng: Hoàng hậu Xêmiramix là tác giả của tác phẩm này hay là ngôi vườn này được nhà Vua xây dựng để tặng Hoàng hậu Amitidơ.
2500 năm trước Công nguyên ở vùng Lưỡng Hà, tức lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate (thuộc nước Iraq ngày nay) xuất hiện thành Babylon. Vào khoảng thế kỷ XVIII trước Công nguyên, dưới triều đại Vua Hammourabi (1793-1750 trước Công nguyên), Babylon trở thành một địa danh nổi tiếng phồn vinh, sấm uất. Trong những triều đại tiếp theo, Babylon dần dần suy tàn. Mãi đến thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, dưới triều đại vua Nabucodonossor (604 - 561 trước Công nguyên), Babylon mới lại được hồi sinh và trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, nghệ thuật phồn thịnh nhất thời Cổ đại. Nơi đây là điểm quy tụ của mọi con đường giao lưu buôn bán thuận lợi trên cả khu vực Trung Cận Đông rộng lớn. Sau khi xây dựng xong cung điện chính của mình, Nabucodonossor xây dựng Vườn treo nổi tiếng ở phía Bắc Babylon.
Tương truyền rằng: Nhà Vua đã xây dựng ngôi vườn này để tặng Hoàng hậu Amitidơ, người vợ yêu của mình. Nàng Amitidơ người xứ Métđơ, con Vua Xiaxarex. Để nàng đỡ nhớ nhà, nhà vua đã quyết định xây dựng ngôi vườn quý, trong đó trồng những cây đẹp, quý, hiếm có của xứ Métđơ.
Giả thuyết thứ hai là khoảng 1000 năm sau triều đại Hammourabi, Hoàng hậu Xêmiramix chủ trương xây dựng Bbylone thật lộng lẫy, nên đã mở rộng thành cũ, xây dựng cầu lớn qua sông Euphrate để nối liền hai khu vực thành phố qua lại trên sông. Trong công cuộc kiến thiết mở rộng Babylon, Xêmiranix đã xây dựng Vườn treo nổi tiếng.
Dù Vườn treo Babylon có gắn với Xêmiramix hay Amititơ thì kiệt tác này cũng xuất phát từ một người phụ nữ. Đứng trên Vườn treo, người ta có thể nhìn bao quát cả thành Babylon vì nó cao ngót 100 mét. Vườn treo là một khoảng xanh tươi mát, là niềm hy vọng và điểm định hướng cho những đoàn lạc đà lữ hành trên sa mạc xa xôi nóng bỏng.
Vườn treo Babylon nhưng không ở Babylon
Vì có những mô tả trái ngược nhau, một số tỏ ra ngờ vực liệu vườn treo có thật hay không. Tuy không có một đề cập đến bất cứ đặc điểm kiến trúc nào, ngoại trừ các thân cây không bị mục rữa, quả đáng ngạc nhiên. Du khách Hy Lạp chắc hẳn đã chứng kiến việc đưa cây cối lên cao, và chúng ta có thể tìm kiếm những gì còn lại trong đống đổ nát hiện tại theo cách hợp pháp. Nhưng thật không may, các cung điện ở Babylon đã bị những người háo hức tận dụng những viên gạch nung tráng lệ tàn phá hàng ngàn năm trước. Ngày nay chỉ còn lại phần nền móng mà thôi.
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng. Trên thực tế, không hề có bản ghi chép nào của người Babylonia về sự tồn tại của những chiếc vườn như vậy.
Sử gia Hy Lạp tên Diordorus Siculus mô tả khu vườn có chiều ngang 122 m, dọc 122 m, với các bức tường cao đến 24 m. Ông đã xác định vị trí của khu vườn nằm phía trên một số mái cong dạng vòm mà ông phát hiện nằm ở Cung điện phía Nam, lại một lần nữa cũng có các giếng nước, cái mái dạng vòm còn là nền móng của một khu vực hành chánh, cũng có thể là một nhà lao.
Một số bằng chứng thu thập được khi khai quật cung điện tại Babylon thể hiện, nhưng không hoàn toàn chứng minh được nó giống những miêu tả. Một số trường phái tư tưởng qua nhiều thời kỳ có thể đã nhầm lẫn vị trí của nó với những vườn đã tồn tại ở Nineveh và việc phát hiện những phiến đá chứng minh cho sự tồn tại của nó đã được tìm ra. Những đoạn văn trên những phiến đá đó miêu tả khả năng sử dụng một thứ gì đó tương tự như một máy bơm kiểu đinh vít của Archimedes để đưa nước lên độ cao cần thiết.
Tuy nhiên, tiến sĩ Stephanie Dalley và là nhà nghiên cứu tại đại học Oxford (Anh) tin rằng bà đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của kì quan huyền thoại này. Trong cuốn sách sắp được xuất bản của bà có tên "Vườn treo Babylon: vén bức màn bí ẩn của kì quan huyền thoại", Stephanie khẳng định rằng tàn tích của vườn treo Babylone chưa bao giờ được tìm thấy, bởi vì vườn treo này lúc đầu hoàn toàn không phải được xây ở Babylon.
Tiến sĩ Stephanie đã dành rất nhiều thời gian tìm kiếm khu vườn treo và nghiên cứu các văn bản cổ đại được viết bằng chữ hình nêm. Bà tin rằng nó này được xây dựng ở Nineveh, kinh đô của đế chế Assyrian, cách Babylon gần 483km về phía Bắc; và người cho xây dựng nên kì quan này chính là vị vua quyền năng của Assyrian, Sennacherib, vào đầu thế kỉ thứ 7 trước Công Nguyên, chứ không phải bởi vua Nebuchadnezzar II vào thế kỉ thứ 6 trước Công Nguyên như các học giả vẫn thường nghĩ.
Tiến sĩ Stephanie cũng là học giả nghiên cứu về ngôn ngữ của văn minh Lưỡng Hà, đã tìm thấy bằng chứng này trong bản dịch tài liệu cổ của vua Sennacherib. Theo đó, khu vườn treo là một cung điện có một không hai và là kì quan của tất cả mọi người. Vua Sennacherib cũng có đề cập đến một cái chân vịt bằng đồng thiếc - tương tự như bánh chân vịt được phát minh vào 4 thế kỉ sau đó. Và rất có thể, người xưa đã dùng bánh chân vịt này để lấy nước tưới tiêu cho khu vườn.
Trong các cuộc khai quật gần đây ở Nineveh (gần thành phố Mosul của Iraq ngày nay), các nhà khảo cổ đã phát hiện được một hệ thống ống nước to và rộng, dùng để chuyển nước từ vùng các vùng núi; và đặc biệt trên đó có khắc các chữ: "Vị vua Sennacherib của thế giới... Xuyên qua một khoảng cách rất dài, ta đã có được một nguồn nước chảy thẳng đến Nineveh."
Tiến sĩ Stephanie Dally giải thích lí do về sự nhầm lẫn vị trí của khu vườn có thể là do đế chế Assyrian xâm chiếm Babylon vào năm 689 trước Công Nguyên. Sau khi chiếm đoạt, Nineveh được xem là "New Babylon" (Babylon mới), và vua Sennacherib thậm chí đã đổi tên các cổng thành dựa vào tên các lối vào của Babylon.
Lời khẳng định của tiến sĩ Stephanie không những có thể đánh tan mọi suy nghĩ rằng vườn treo Babylon chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, mà còn chứng minh được rằng khu vườn này đã bị gọi sai tên và nên được đổi thành "vườn treo Nineveh".
Vườn treo thực sự không "treo"
Gọi là vườn treo nhưng thực sự nó có thể không "treo" mà có thể khu vườn được treo bằng các loại dây. Việc này bắt nguồn từ việc dịch không chính xác, từ kremastos theo Tiếng Hy Lạp hay pensilis trong tiếng La Tinh không chỉ mang nghĩa là treo mà còn mang nghĩa là "nhô ra ở trên" giống như một ban công.
Gọi là Vườn treo vì vườn ở trên cao gồm 4 tầng xây dựng bằng đá thành một tháp hơi giống loại Zicgurát là tháp giật cấp rất phổ biến trong kiến trúc Lưỡng Hà.
Tầng dưới cùng của vườn là một hình vuông kích thước 246m x 246m - nằm trên một hệ thống cột 25x25 chiếc. Tầng thứ hai là một hình vuông 21x21 cột, tầng ba 17x17 cột tầng trên cùng 13x13 cột với kích thước 123m x 123m. Trên mỗi bậc giật cấp là một vườn phẳng được xây dựng bằng các khối đá dài 5m rộng 1,2m đặt trên các tường dày. Trên các tấm đá này phủ một lớp lau sậy trộn nhựa đường, lớp đá lát hai lớp gạch nung, trên lớp này là một tấm chì để nước khỏi thấm xuống tầng dưới.
Trên cùng là một lớp đất màu dày để trồng được cả những cây lớn. Việc tưới nước chăm sóc vườn cây này làm một vấn đề lớn mà ở đây đã giải quyết khá tốt.
Nền của tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ.
Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn.
Theo các nhà khảo cổ thì nước đã được đưa từ sông lên bằng một hệ thống gầu xếp thành chuỗi quay liên tục lấy từ ba cái giếng, do một đội quân đông đảo hàng ngày làm việc tưới nước chăm sóc cây cối, hoa quả giữ cho Vườn treo luôn xanh tốt.
Qua những miêu tả được sử sách ghi lại, có thể khẳng định vườn treo Babylon là một thành tựu phi thường về kỹ thuật xây dựng thời cổ đại.
Ngày nay, Vườn treo chỉ còn là một phế tích với những tường đá đổ nát, hàng năm đón du khách đến chiêm ngưỡng những phần còn lại của nền móng tầng cuối cùng của Vườn treo, chiêm ngưỡng đống đá của tường đổ để hình dung ra ngôi vườn kỳ diệu với bà Hoàng hậu xinh đẹp của xứ sở nghìn lẻ một đêm cách đây gần 3000 năm.
Mộ cổ 700 năm chôn 'Tề Thiên Đại Thánh', chuyên gia tái mặt vì thứ nằm ở dưới? Lan Chi15:23:53 27/10/2024Vào những năm 1980, tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), một phát hiện kỳ bí đã thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học khi họ tình cờ phát hiện ra một ngôi mộ cổ trên đỉnh núi Bảo Sơn. Điều đặc biệt gây chấn động là hai bia đá tại...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo