Vợ Đoàn Văn Hậu cả gan "qua mặt" mẹ chồng, lén làm 1 điều cực sốc
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Liên quan đến vụ việc nữ sinh lớp 10 trường chuyên Nghệ An tự kết thúc cuộc đời tại nhà vì nghi bị bắt nạt học đường, đại diện nhà trường là ông Đinh Phan Khôi đã lên tiếng trước truyền thông.
Theo đó, những cập nhật mới nhất từ VietnamNet, ông Đinh Phan Khôi (Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Trường ĐH Vinh) cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, Trường THPT Chuyên Đại học Vinh đã tiến hành rà soát tất cả các hoạt động giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhà trường tiến hành xem xét những vấn đề từ phụ huynh, học sinh cung cấp cũng như cập nhật phản ánh trên báo chí, mạng xã hội, phối hợp với cơ quan an ninh tỉnh Nghệ An để làm rõ sự việc. Theo ông Đinh Phan Khôi, bước đầu rà soát ở lớp 10A15 chia 3 nhóm học sinh.
Qua điều tra ban đầu biết được em nữ sinh N. thuộc nhóm thứ nhất, sau đó N. đã chuyển sang nhóm thứ hai. Học sinh của hai nhóm này không chơi thân với nhau. Còn các học sinh ở nhóm thứ ba chơi với học sinh ở cả hai nhóm còn lại. Hiện tại, nhà trường cũng đã tạm đình chỉ công tác chủ nhiệm và cơ quan công an đã vào cuộc để xác minh sự việc.
Đã gần 1 tuần từ khi vụ việc xảy ra, dư luận xã hội vẫn đang vô cùng quan tâm và bày tỏ sự chia sẻ xuất phát từ nguyên nhân được cho là nữ sinh này đã khủng hoảng tâm lý do bị chính các bạn cùng lớp bắt nạt và cô lập trong thời gian dài, dẫn đến quẫn trí mà kết thúc cuộc đời. Nhiều câu hỏi được đặt ra như: "Phản ứng của nhà trường khi có tình trạng bạo lực học đường?", "Học sinh có đang thiếu kỹ năng sống, chưa làm gì để tự bảo vệ bản thân mình thay bằng một quyết định dại dột, đau lòng?" hay "Chúng ta cần rút ra bài học gì?"
Đã có phản ứng gay gắt của dư luận, cộng đồng mạng khi cho rằng nữ sinh đã phải tự kết thúc cuộc đời do bị đánh, ngược đãi và áp đảo tâm lý, trong khi vụ việc gia đình đã biết, có thông báo và đề nghị nhà trường chuyển lớp cho nữ sinh để tránh hành vi tiếp diễn. Và vấn đề đã không được kịp thời giải quyết.
Từ vụ việc, câu hỏi đặt ra là có phải giới trẻ tìm kiếm sự giải thoát quá dễ dàng, thể hiện sự yếu đuối, bất lực trong việc giải quyết mâu thuẫn, đối chọi với khó khăn trong cuộc sống?
Theo Thạc sĩ Tâm lý Vũ Thu Hà: "Một người có ý định tự kết thúc cuộc đời vì người đó ở trong nỗi đau rất lớn, rất lâu rồi và không biết cách giải quyết thế nào với nỗi đau đấy. Khi ở trong nỗi đau ấy thì suy nghĩ tiêu cực nhiều, họ cảm thấy nhiều nỗi thất vọng, thất bại. Họ muốn chết và đó chính là cách chấm dứt nỗi đau".
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội trao đổi: "Vấn đề đặt ra là trường hợp học sinh vào con đường cùng thì gia đình, nhà trường rút ra bài học gì? Ở trường hợp này có thể em nữ sinh đã bộc lộ mình bị cô lập, bị bạo lực. Em đã bộc lộ với cha mẹ và gia đình em đã tìm nhà trường nhưng cách ứng xử của nhà trường không kịp thời, không đúng cách".
TS tâm lý Trần Thành Nam phân tích, vụ việc đã được xử lý không đến nơi, đến chốn... Sau khi tiết lộ, nếu sự việc không được giải quyết, sự việc vẫn tiếp diễn thì sẽ làm cho nạn nhân cảm thấy tuyệt vọng không còn lối thoát. Thấy hối hận vì mình đã nói ra sự việc cho cả gia đình, cả nhà trường mà cũng không ai có thể giúp mình. Tất cả những suy nghĩ, diễn biến tâm lý như vậy có thể là những cú hích cuối cùng dẫn đến những lựa chọn rất cực đoan kết thúc cuộc sống của mình từ các bạn trẻ".
Được biết, nữ sinh có học lực giỏi, nhưng bỗng dưng bỏ học, nói với mẹ "con sợ đi học, sợ đến trường". Khi mẹ tìm hiểu thì biết con bị bắt nạt. Vì thế, người mẹ đã tìm đến trường để xin chuyển lớp cho con, tìm đến cô chủ nhiệm để xin được can thiệp. Trường không cho chuyển lớp nhưng hứa sẽ tìm hiểu và xử lý nghiêm. Người mẹ tạm yên tâm nhà trường và cá nhân con sẽ tự xử lý được vấn đề. Tuy nhiên, nữ sinh đã có hành động dại dột.
Theo GS.TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, khi phát hiện con bị bắt nạt học đường, cha mẹ cần trở thành chỗ dựa tinh thần cho con, để con trút hết tâm tư, suy nghĩ, bực bội. Tuy nhiên, cha mẹ cần hướng dẫn, động viên để con tự chủ tìm phương án và tự mình xử lý.
Còn theo bà Hoàng Thị Thu Nhiên - chuyên gia lập trình ngôn ngữ tư duy Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Thu Nhiên Better Minds cho rằng việc thiếu chia sẻ giữa cha mẹ với các con là một nguyên nhân rất lớn khiến các con khó thoát ra khỏi tình trạng trên".
Mẹ nữ sinh 2k7 ĐH Vinh tung tin nhắn vạch mặt kẻ đứng sau vụ việc đau lòng, tuyên bố 1 câu đanh thép JLO12:36:13 20/05/2023Sau hơn 1 tháng nữ sinh N.T.Y.N. lớp 10A15 Trường THPT chuyên Đại học Vinh qua đời, mẹ ruột của cô bébất ngờ đăng đàn đính chính loạt thông tin về con gái nhận được sự quan tâm từ cư dân mạng.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo