Bố mẹ sư Minh Tuệ U80 vẫn phải tiếp khách đến đêm, mong con sang Ấn Độ tu tập
1 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
Hòa thượng Thích Chân Tính cho biết, thời Đức Phật còn tại thế, có rất nhiều vị tu hành chứng đắc quả vị A La Hán.
Trong hàng đệ tử xuất gia của Thế Tôn có 80 vị được xếp vào hàng Đại Thanh Văn, đây là những bậc Thánh có đức hạnh đặc biệt xuất sắc. Trong đó, ngài Đại Ca Diếp được mệnh danh Đầu đà đệ nhất.
Theo hòa thượng, đầu đà nghĩa là khổ hạnh. Người tu theo hạnh đầu đà chấp nhận những khó khăn trong các vấn đề ăn, mặc, ở. Người thực hành hạnh này sẽ dễ thúc liễm thân tâm, thanh tịnh ba nghiệp.
Hòa thượng Thích Chân Tính dẫn chứng, trong Phật Quang đại từ điển có nêu người tu hạnh đầu đà thực hành 12 pháp khổ hạnh. Còn trong Thanh Tịnh Đạo Luận người tu hạnh đầu đà chuyên hành trì 13 pháp khổ hạnh.
Thứ nhất về việc mặc: người tu hạnh đầu đà chỉ mặc ba y, không nhận thêm y thứ tư. Vải lượm ở nghĩa địa, ngoài đường, đống rác đem về chắp vá khâu lại thành y để mặc, gọi là y phấn tảo. Không nhận y do thí chủ may sẵn cúng dường.
Thứ hai về việc ăn: người tu hạnh đầu đà chỉ ăn thức ăn trong bình bát, ăn bằng cách đi khất thực, khi khất thực phải đi tuần tự từng nhà, không phân biệt nhà giàu nhà nghèo, không phân biệt thực phẩm ngon dở, ăn ngày một bữa, ngồi ăn chỉ một lần, khi đã đứng lên rồi thì không ngồi xuống ăn lại. Không cất chứa hoặc để dành thức ăn qua ngày hôm sau.
Thứ ba về việc ở: người tu hạnh đầu đà ở gốc cây, ở rừng, ở nghĩa địa, ở giữa trời, ở chỗ nào cũng được miễn là an toàn, an ninh, đặc biệt chỉ ngồi không nằm khi ngủ cũng trong tư thế ngồi.
Công dụng của pháp đầu đà là để rèn luyện đức tính thiểu dục tri túc và ngăn ngừa lòng tham dục. Trong điều kiện sống ngày nay, khó ai có thể thực hành được mười ba hạnh đầu đà này.
Tu khổ hạnh cao đẹp ở chỗ giúp người tu dẹp bỏ được bản ngã, thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh. Tức là, trên là xin giáo pháp của Đức Thế Tôn để nuôi giới thân tuệ, dưới là xin bát cơm của tín thí để nuôi thân tạm bợ này. Qua bát cơm đó để kích hoạt tâm từ bi và hạnh bố thí của con người. Đôi khi chỉ cho một miếng cơm nhưng mở rộng lòng, từ đó giúp người kia gieo hạt giống lành. Chiếc áo giải thoát của người tu đi ra ngoài còn biểu trưng cho lý tưởng giác ngộ.
Cho đến hiện nay, khất thực còn tồn tại ở Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Khất sĩ. GHPGVN có quy định không cho đi khất thực nữa; những chùa, tịnh xá có thể tổ chức trong phạm vi của chùa, tịnh xá để tái hiện lại công phu, hành trì pháp môn đó để nhắc nhở mình tu. Theo vị thượng tọa, hiện nay, nhiều vị tu chân chính chọn cách nhập thất. Đây cũng là một hạnh khác của khổ hạnh. Trong thời gian nhập thất thì mỗi ngày chỉ ngủ vài tiếng, uống vào buổi sáng, ăn vào buổi trưa, dành nhiều thời gian đọc kinh văn, làm mới thân tâm.
Thời gian gần đây, sư thầy Thích Minh Tuệ nhận được sự chú ý khi thực hành tu tập theo phương pháp này. Ông cho hay mình không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Những năm qua, ông chỉ nghe lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tập học tu hạnh đầu đà. Tu hạnh này có 13 pháp khổ hạnh, trong đó hạnh đầu đà là một trong những pháp môn cao nhất và kinh điển nhất của Phật pháp. Người tu hạnh đầu đà chấp nhận những khó khăn trong các vấn đề ăn, mặc, ở (mặc áo vá, khất thực, ngày ăn một bữa, không nhận tiền cúng dường, khước từ mọi tiện nghi...).
Để theo tu hạnh đầu đà, ông Thích Minh Tuệ bắt đầu đi bộ tới nhiều tỉnh thành từ năm 2017. Thời gian đầu, đôi lúc ông di chuyển bằng xe khách. Năm 2020 đến nay, ông Tú luôn bộ hành tuyệt đối, chỉ đôi lúc di chuyển bằng đường thủy thì phải dùng thuyền hoặc đò qua sông. Đến nay, ông đã đặt chân đến gần như khắp mọi miền đất nước, chỉ còn ba tỉnh Tây Ninh, Trà Vinh, Bến Tre là chưa tới bởi những địa phương này không nằm trên trục đường chính.
"Hành trình của con là muốn bộ hành trọn đời. Mục đích không nhằm truyền tải điều gì, bởi mọi điều trong Phật pháp đã có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rồi. Con chỉ muốn thực hành những lời dạy của đức Phật, nhằm giúp hoàn thiện bản thân. Lúc đi bộ con luôn ước nguyện cho mọi người khi nào cũng được hạnh phúc, sống vui vẻ với gia đình", ông Thích Minh Tuệ nói.
Ông Thích Minh Tuệ chia sẻ trước đây từng nghi ngờ những lời dạy của đức Phật, nay chín chắn hơn nên muốn học tập, làm theo những lời dạy đó để xem có được hạnh phúc, an lạc không. Khi quyết định bỏ nhà, bỏ việc để bộ hành, bản thân ông đã suy nghĩ rất kỹ, sau đó mới xin phép bố mẹ lên đường. Vì quyết tâm theo khổ hạnh đầu đà nên quá trình đi bộ ông Tú luôn tự nhặt các tấm vải vứt ở bên đường hoặc trong thùng rác rồi may lại làm quần áo mặc, ai đó cố tình vứt cho ông sẽ không nhận.
Mỗi ngày ông chỉ ăn một bữa. Khi đi trên đường, nếu gặp người có tâm, có duyên gửi cơm chay hoặc nước thì ông dùng vừa đủ. Qua các con sông, suối ông dừng lại tắm rửa. Buổi tối, ông thường nghỉ ngơi bên đường, những lúc muốn đi vệ sinh thì ghé vào các cây xăng. "Đối với con thì tất cả hành trình đi bộ đều không khó khăn. Khi di chuyển, nếu tâm mình an lạc, hạnh phúc và vượt qua được những trắc trở thì sẽ cảm thấy không còn bất cứ trở ngại gì ở phía trước nữa", ông nói.
Chủ hàng quán tung tin sư Minh Tuệ xuất hiện, hàng trăm người vội "mắc bẫy" Bút Màu15:18:44 22/06/2024Từ sáng sớm đã có rất nhiều người dân tập trung về khu vực gần nhà gia đình ông Thích Minh Tuệ. Dù thời tiết nóng bức, nhưng nhiều người vẫn kiên nhẫn ngồi chờ, mong có cơ hội được gặp trực tiếp và đảnh lễ với ông Thích Minh Tuệ.
1 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
17 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo