Từ Hi Thái Hậu nổi tiếng uy quyền, duy chỉ một người khiến bà phải "câm nín"
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Từ Hi Thái Hậu vốn nổi tiếng là người sành ăn. Mỗi ngày, dù bà chỉ dùng bữa một mình nhưng đầu bếp phải làm đến hàng trăm món khác nhau. Dù vậy, có 2 món Từ Hi Thái Hậu tuyệt nhiên không động đũa khiến nhiều người tò mò.
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên. Tuy vậy, ngoài nữ chủ Võ hậu, thì còn một người phụ nữ khác cũng nổi tiếng không kém trong dòng lịch sử phong kiến của đất nước này, đó chính là Từ Hy Thái hậu (29/11/1835 - 15/11/1908) đời nhà Thanh.
Bà là vị Thái hậu có quyền lực bậc nhất, xa xỉ nhất và cũng lắm những điều bí ẩn huyền sử trong lối sống mà cho đến tận ngày nay, vẫn không ít người tỏ ra bất ngờ khi được biết đến. Và trong tất cả những bí ẩn đó, thì chuyện ăn uống thường ngày của bà cũng được nghiên cứu với những tình tiết khá ly kỳ hấp dẫn...
Dưới triều đại nhà Thanh, mỗi bữa ăn của giới Hoàng tộc đều do phủ nội vụ đảm nhận. Người của phủ nội vụ phụ trách phòng bếp, phòng trà, phòng bánh, kho thực phẩm, đồ uống... Người hầu đảm nhận ở vị trí này đều được tuyển chọn rất gắt gao.
Riêng tới thời Từ Hy Thái hậu, bà còn cho xây nhà bếp riêng trong Tử Cấm Thành, gọi là Bếp Tây. Bếp Tây phân thành 5 phòng, chuyên làm các món mặn, chay, cơm - bánh bao - mì, điểm tâm và bánh ngọt.
Đầu bếp ở Bếp Tây biết làm hơn 400 loại bánh, 4.000 món ăn khác nhau, trong đó có các món quý hiếm như yến sào, vi cá, tay gấu.
Theo cuốn Từ Hy Thái hậu của tác giả Từ Triệt, học giả kiêm chuyên gia nghiên cứu về triều Thanh, mỗi bữa Từ Hy Thái hậu được phục vụ 120 món khác nhau. Tuy nhiên, bà chỉ ăn vài món, mỗi món một đến hai miếng vì sợ bị bỏ thuốc.
Có thể nói, kỳ trân dị thú, sơn hào hải vị trong thiên hạ, chưa món nào Từ Hy Thái hậu chưa từng nếm qua. Sự phong phú đa dạng trong các món ăn khiến người ta phải líu lưỡi, phong phú đến mức dù bạn có xem hết series ẩm thực "A bite of China" cũng chẳng thể sánh bằng.
Từ Hy Thái hậu từng ăn qua nhiều món ngon như thế, nhưng có hai loại thịt tương đối phổ biến mà bạn sẽ không thể tìm thấy trong danh sách các món ăn của bà đó là thịt bò và thịt chó.
Từ Hy Thái hậu không ăn thịt chó, không phải vì bà là người yêu chó, nuôi chó như thú cưng không nỡ lòng ăn nó mà bởi vì tộc người Mãn có phong tục không ăn thịt chó. Tương truyền rằng, Thanh triều coi thịt chó là món kiêng kỵ có liên quan tới câu chuyện về Hoàng đế khai quốc Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Năm xưa, Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng bị quân đội nhà Minh do Lý Thành Lương đuổi giết đến đường cùng, buộc phải lẩn vào một đám lau sậy. Quân Minh cho phóng hỏa đốt trụi nơi ấy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích những tưởng lần này khó thoát, nào ngờ chẳng biết từ đâu có một con chó chạy tới, cả người dính đầy nước, quanh quẩn một lúc lâu bên người ông. Nhờ có chú chó ấy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích mới thoát được cảnh chết cháy. Kể từ đó, người Mãn có tập tục kiêng ăn thịt chó, không dùng da chó làm quần áo hay mũ đội.
Không chỉ vậy, Mãn tộc vốn xuất thân là một bộ tộc chuyên săn bắt. Trong những cuộc đi săn của họ, chó đóng vai trò là công cụ đánh hơi, theo dõi, đuổi bắt, báo tin... Đối với người của bộ tộc này, loài vật ấy giống như một người bạn tri kỷ. Những bộ tộc khác ở vùng Đông bắc như dân tộc Xi Bô, tộc Ngạc Luân Xuân, dân tộc Ngạc Ôn Khắc... đều có tập tục kiêng ăn thịt chó.
Theo lời kể, Từ Hy không ăn thịt bò vì chê thịt bò "vừa tanh vừa cứng", nhưng thực tế lại không phải như vậy. Nguyên nhân thực sự giải thích cho việc Từ Hy Thái hậu không ăn thịt bò là vì thời nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc từng có lệnh cấm dùng thịt bò làm thức ăn.
Vào thời nhà Minh, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào máy cày bằng sắt và công nghệ chăn nuôi gia súc. Gia súc là một công cụ sản xuất vô cùng quan trọng trong nông nghiệp, mà nông nghiệp lại có liên quan mật thiết đến sự phát triển và ổn định của đất nước. Vì vậy, nhà Minh nghiêm cấm việc buôn bán và giết mổ gia súc. Với bài học này, đầu triều Thanh quy định rằng ngoài các hoạt động tế lễ lớn, không được phép giết mổ gia súc.
Lý do thứ hai là người Mãn Châu tin vào đạo giáo. Với Thanh triều nói riêng, trâu chỉ được dùng làm vật cúng tế trong những ngày trọng đại. Dù vậy, con trâu/bò để cúng tế cũng không hề bị thịt mà sẽ được bán đi. Từ Hy Thái Hậu vẫn luôn tuân theo di huấn tổ tiên, tôn trọng gia súc và cũng không bao giờ sử dụng chúng làm thức ăn.
Mặc dù không ăn thịt loài này, nhưng Từ Hy mỗi bữa sáng đều uống loại trà sữa được làm từ sữa bò và sữa người. Vậy đâu là lý do khiến Lão Phật gia lại thích có thói quen uống loại trà sữa đặc biệt này? Bởi lẽ, Từ Hy vốn là một phụ nữ "cuồng" cái đẹp. Sinh thời, bà từng để lại câu nói bất hủ: "Một người phụ nữ nếu không biết cách ăn vận cho mình thì sống làm gì còn ý nghĩa".
Vì vậy, mỗi ngày Từ Hy đều uống trà sữa có một phần sữa của người để tu bổ sắc đẹp, kéo dài tuổi thọ. Thói quen này được Tây Thái hậu duy trì suốt 50 năm. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi ở tuổi 70, làn da của Thái hậu vẫn rất đáng ngưỡng mộ.
Để có thể cung cấp cho Lão Phật gia nguồn sữa chất lượng nhất, hoàng cung nhà Thanh trước kia thường tuyển chọn cùng lúc 2 cô gái trẻ tuổi, xinh đẹp, thường ngày cho ăn cao lương mỹ vị để biến họ trở thành "bà vú" theo đúng nghĩa đen. Trà sữa của Từ Hy cũng không phải do Ngự Thiện phòng cung ứng mà được Tiểu lư trà tại Trữ Tú Cung trực tiếp pha chế theo nhu cầu của bà.
Từ Hi Thái Hậu những năm cuối đời thích làm 3 điều, 1 điều làm kẻ hầu khiếp sợ Châu Anh14:33:56 26/09/2024Từ Hy Thái hậu là người nắm giữ quyền thống trị trong suốt nửa thế kỉ trong triều đình vào thời cuối nhà Thanh. Theo dữ liệu lịch sử, Thái hậu Từ Hi thích làm ba việc này nhất trong những năm cuối đời.
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo