Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu?

Hoàng Anh12:30 28/08/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Ở độ sâu khoảng 3.300 mét dưới đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Vịnh Alaska nằm trên Thái Bình Dương, nơi ánh sáng ấm áp của Mặt trời không bao giờ xuyên qua, được các nhà thám hiểm phát hiện vật thể màu vàng gây hoang mang.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 1

Cụ thể, một phương tiện dưới nước điều khiển từ xa của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã "chạm trán" một cảnh tượng khó hiểu: Một quả cầu màu vàng kỳ lạ rộng khoảng 10cm đang bám chặt vào một tảng đá có nhiều bọt biển trắng ở dưới đáy biển.

Khám phá chưa từng có trong sử sách này diễn ra vào ngày 30/8/2023 khi NOAA sử dụng ROUV để lập bản đồ môi trường sống dưới nước biển sâu gần Alaska như một phần của chuyến thám hiểm Seascape Alaska 5 của cơ quan này.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 2

Điều kinh ngạc là, đã một năm trôi qua, giới khoa học vẫn chưa xác định được quả cầu màu vàng này là gì ngoài thông tin rằng nó có " nguồn gốc sinh học".

Vật thể mềm, nhẵn dính và kỳ lạ này "đã gây ấn tượng mạnh mẽ" với các nhà nghiên cứu cũng như những người quan sát bình thường, NOAA cho biết sau phát hiện khó hiểu năm 2023.

Đối với các nhà khoa học thực hiện khám phá này, vẫn chưa hoàn toàn rõ quả cầu bí ẩn đó có thể là gì. Những gợi ý ban đầu từ các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể là vỏ trứng từ một loài bí ẩn; hoặc một miếng bọt biển chết hoặc một loài san hô chưa được biết đến. Nó có thể đại diện cho một loài chưa được phát hiện trước đó, hoặc có thể là một loài hiện có đang trải qua một giai đoạn sống chưa được biết đến.

"Dù bằng cách nào, những phát hiện như thế này có thể rất hữu ích. Các loài mới có tiềm năng tiết lộ các nguồn mới cho các liệu pháp y tế và vắc-xin, thực phẩm, năng lượng và các lợi ích cùng kiến thức xã hội khác" - Sam Candio, Điều phối viên đoàn thám hiểm Seascape Alaska 5 của NOAA cho biết.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 3

"Biển sâu không phải là một điều kỳ lạ thú vị sao? Mặc dù chúng tôi có thể thu thập khối cầu vàng và mang nó lên tàu thì chúng tôi vẫn chưa thể xác định được nó là gì ngoài thực tế là nó có nguồn gốc sinh học. Phát hiện này đóng vai trò như một lời nhắc nhở về việc chúng ta biết ít như thế nào về hành tinh của chính mình và còn rất nhiều điều để khám phá đại dương của chúng ta" - Nhà khoa học vật lý của NOAA kết luận.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 4

Vậy, nơi sâu nhất của đại dương là ở đâu và sâu bao nhiêu?

Nếu bạn lấy điểm cao nhất trên mặt đất và nhấn chìm xuống đại dương thì vẫn còn gần 2 km nữa mới chạm đáy sâu nhất của đại dương. Con người đã 2 lần thực hiện khám phá đại dương ở độ sâu nhất trong lịch sử. Năm 1960, nhà hải dương học Jacques Piccard và sỹ quan Don Walsh đã lặn xuống nơi sâu nhất dưới đại dương, đó là Vực thẳm Challenger ở độ sâu 7.918 mét.

Qua nhiều chục năm, kỷ lục đó được giữ vững, cho đến khi nhà thám hiểm Victor Vescovo thực hiện ba lần lặn xuống Vực thẳm Challenger vào năm 2019, và lần sâu nhất ông đã lặn xuống tận 10.923 mét.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 5

Các nhà khoa học đã gửi nhiều tàu ngầm không người lái xuống khám phá Vực thẳm Challenger, trong đó con tàu Kaiko đã thu thập hơn 350 mẫu vật từ thềm đại dương trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2003, và họ cho rằng vẫn còn có hàng nghìn loài vật khác chúng ta chưa từng biết đến.

99% không gian có sự sống trên Trái Đất là nằm dưới đại dương. Hãy hình dung như sau, chiều cao trung bình của một người bằng khoảng 1/16 chiều dài của một con cá voi xanh bình thường, loài vật to lớn nhất trên Trái Đất. Cá voi xanh thường đi săn ở độ sâu khoảng 100 mét dưới mặt nước biển, là phạm vi được mặt trời chiếu sáng khá rõ.

Sâu hơn thế, ở độ sâu 213 mét, tàu ngầm Triton của Mỹ là tàu ngầm đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất vào năm 1960.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 6

Đến 253 mét là kỷ lục lặn sâu tự do của thợ lặn người Áo tên là Herbert Nitsch. Ở đây, áp suất cao hơn 26 lần so với trên bề mặt và có thể làm nát phổi của hầu hết con người. Nhưng cá voi xanh lại có thể lặn sâu đến hơn 100 mét để săn những con mực khổng lồ.

Trong lần lặn kỷ lục của mình, thợ lặn Nitsch đã gặp phải hội chứng giảm áp nghiêm trọng dẫn đến những cơn đột quỵ não, nhưng ông đã ngoi lên được mặt nước và hồi phục sức khỏe trong phòng oxy cao áp và sống sót để kể lại câu chuyện của mình.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 7

Ở độ sâu 731 mét, chúng ta chạm đến khu vực nguy hiểm đối với tàu ngầm tấn công nguyên tử hiện đại. Sâu hơn thế, tàu ngầm sẽ nổ tung. Tiếp tục đến 830 mét là nơi có thể làm ngập toàn bộ tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Sâu hơn một chút, ở mức 999 mét, chúng ta sẽ không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Đây là vùng bóng đêm. Nhiều loài vật sống ở độ sâu này không nhìn thấy gì, ví dụ như loài tôm không mắt sinh sống ở độ sâu khoảng 2.238 mét gần những ngọn núi lửa cực nóng chìm sâu dưới nước. Ở đây, nhiệt độ thông thường chỉ vài độ C, nhưng nước ở quanh các ống thủy nhiệt có thể nóng đến 426 độ C.

2.992 mét là độ sâu lớn nhất ghi nhận thấy có động vật có vú bơi lội, đó là loài cá voi mõm khoằm Cuvier.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 8

Nhưng ngay cả cá voi mõm khoằm Cuvier cũng không thể khám phá con tàu Titanic nằm ở độ sâu đáng kinh ngạc, 3.810 mét. Ở đây, áp suất cao gấp 378 lần so với trên mặt biển. Tuy vậy, sự sống vẫn tồn tại ở đây, ví dụ như loài cá mút đá răng nanh và loài bạch tuộc sống ở nơi sâu nhất trên Trái Đất.

Sâu đến 6.096 mét là vùng biển khơi tối tăm, nơi có các rãnh sâu nhất của đại dương, ví dụ như rãnh Mariana, ở Bắc Thái Bình Dương.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 9

Nếu bạn có thể nhúng ngọn núi Everest xuống rãnh Mariana thì đỉnh Everest sẽ xuống đến độ sâu 8.848 mét. Con người mới chỉ khám phá khoảng 5 đến 10% các đại dương trên Trái Đất. Chúng ta mới chỉ bắt đầu làm quen với thế giới tối tăm sâu thẳm vẫn đang ngầm chảy bên dưới chúng ta.

Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu? - Hình 10

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Nước ở Thái Bình Dương - Đại Tây Dương tách làm đôi và những hiện tượng kỳ lạ trên biển

Nước ở Thái Bình Dương - Đại Tây Dương tách làm đôi và những hiện tượng kỳ lạ trên biển
Hà Hà20:15:42 11/09/2021
Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải kinh ngạc tột độ. Nước ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương tách làm đôi Rất nhiều người cho rằng,...

 4  |  0 Thảo luận  |  

Grenada và những quốc gia không có quân đội nhưng cuộc sống đáng ngưỡng mộ

Grenada và những quốc gia không có quân đội nhưng cuộc sống đáng ngưỡng mộ
Hồng Hạnh12:04:12 03/08/2021
Mặc dù quân đội là lực lượng nòng cốt để bảo vệ đất nước, nhưng không phải quốc gia nào cũng có Hầu hết các đất nước trên thế giới đều có lực lượng quân đội để làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và an ninh quốc gia, thế nhưng hiện tại vẫn còn không ít quốc gia phi...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Boyan Slat - Ocean Cleanup | Chàng trai có ước mơ dọn rác đại dương làm cả thế giới ngưỡng mộ

Boyan Slat - Ocean Cleanup | Chàng trai có ước mơ dọn rác đại dương làm cả thế giới ngưỡng mộ
team youtuber16:09:05 13/01/2021
Năm 2011, thời điểm Boyan 16 tuổi, anh chàng đã nảy ra ý tưởng xây dựng một hệ thống tự hoạt động dựa trên dòng nước để dọn rác thải đại dương. Hệ thống làm sạch đại dương của anh đã hoạt động và chính thức gom về số lượng rác đầu tiên thải ra biển ở khu vực giữa...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Tại sao có đường phân cách giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương?

Tại sao có đường phân cách giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương?
team youtuber11:59:08 01/10/2020
Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh giữa hai đại dương có sự phân ranh giới rõ rệt. Dường như có một bức tường vô hình tồn tại, ngăn nước của hai đại dương này hòa lẫn với nhau, tạo thành hai thế giới riêng biệt. Thiên nhiên là một thứ gì đó thực sự rất kỳ...

 2  |  0 Thảo luận  |  

việt phương thoa mất bahằng du mụcvợ quang hảiá hậu phương nhichu thanh huyềnjack (j97)ca sĩ jacktôn bằngtriệu lộ tưbé solquỳnh lươngjackxuân sơnthiên ânhồng loan