Độc lạ bộ tộc ở Trung Quốc: Phụ nữ cầm quyền, tự do, đàn ông chỉ biết nghe
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Con nuốc hay còn gọi con nuốt, có thân tròn, trong suốt hoặc màu xanh lam nhạt. Nuốc là họ hàng với loài sứa, nhưng chỉ to bằng trái chanh ta.
Loài nhuyễn thể này thường được tìm thấy ở vùng đầm phá nước lợ ở Huế, xuất hiện nhiều ở khu vực đầm Cầu Hai, phá Tam Giang... Theo người dân địa phương, tuỳ vào con nước, màu sắc con nuốc sẽ có độ đậm nhạt khác nhau.
Chị Minh Thương, một người dân Đà Nẵng, chia sẻ: "Nuốc ở quê mình còn gọi là con sứa xanh, xuất hiện vào cuối mùa xuân khi thời tiết nắng nhẹ và có gió. Kích thước con nuốc lúc mới vớt lên to nhất bằng bàn tay. Nuốc sẽ ra nước và nhỏ dần, đến tay người tiêu dùng chỉ còn bằng chiếc bánh rán".
Tới mùa hè, những con nuốc nổi lên thành từng mảng trên mặt nước, được người dân vớt lên, ngâm vào nước, rồi mang ra chợ bán.
Nuốc lành tính, ăn không có vị tanh, cũng chẳng bị ngứa, nên dễ chế biến. Thực khách mua nuốc về, chỉ cần sơ chế sạch với nước, là có thể ăn sống với mắm ruốc Huế, kèm các loại rau thơm, trái vả tươi, dưa leo thái lát, chuối chát, khế chua, ớt...
Nếu không quen ăn đồ sống, bạn có thể chế biến thành món bún giấm nuốc và nhiều món ngon khác. Tuy nhiên, nuốc tươi ăn cùng mắm ruốc Huế được ưa chuộng hơn cả vì vị thanh mát, thịt tươi giòn sần sật, lại có tác dụng giải nhiệt trong những ngày hè oi nóng.
"Nguyên vị của con nuốc sẽ mặn, không có cách nào để làm nó hết mặn, chỉ có cách trộn nhiều rau gém như chuối, xoài, khóm mít, rau... và nêm thêm bột ngọt, vắt chanh vào", chị Thương cho biết thêm.
Sashimi phiên bản Huế ngon nhất phải ăn ngay trong ngày, nhất là thời điểm nuốc vừa mới được bắt lên bờ, nếu để qua đêm con nuốc sẽ mất nước, tóp lại. Lấy một con nuốc tươi, gém cùng các loại rau sống, chấm để cho ruốc Huế thậm đẫm, đưa lên miệng thưởng thức. Vị ngon ăn một lần nhớ mãi.
Mùa nuốc mỗi năm khá ngắn, lại khó bảo quản, nên món nuốc vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Thời gian gần đây, hình ảnh của loài hải sản có màu sắc tựa biển xanh đang được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Rất nhiều TikToker, YouTuber... chia sẻ video thưởng thức con nuốc và nhận hàng nghìn, hàng triệu lượt tương tác của cư dân mạng.
Lần đầu tiên thấy hình ảnh con nuốc, đa số không thể đoán được đây là con gì, thậm chí bất ngờ về màu sắc đáng yêu của loài sinh vật này. Để cho nuốc thêm đẹp, nhiều người còn ngâm nuốc với nước hoa đậu biếc cho màu xanh đậm hơn.
Thực chất, con nuốc có họ hàng với sứa, thường được chia thành hai phần là nuốc tai mềm mọng và nuốc chân giòn sần sật. Theo người dân địa phương, tùy vào con nước mà màu sắc của nuốc sẽ có độ đậm nhạt khác nhau, nhưng phổ biến nhất là màu xanh ngọc.
Khác với con sứa sống quanh năm trong nước mặn của biển, con nuốc chỉ thường xuất hiện vào mùa hè, phổ biến trong các vùng đầm phá nước lợ tại Huế, như: đầm Cầu Hai, phá Tam Giang...
Trong dân gian Huế, có nhiều món ăn bị đọc trại tên. Ví như, việc nói trại từ bánh "khói" thành bánh "khoái". Tên gọi của con nuốc cũng là một trường hợp giống như vậy.
Nuốc là tên theo phương ngữ của con nuốt. Người Huế thường đọc trại vần "t" thành vần "c", vì vậy "nuốt" bị biến thành "nuốc" từ khi nào không hay. Có lẽ con sứa này rất dễ ăn, dễ nuốt nên người Huế hay nói vần là "nuốc tuốc luốc", nghĩa là ăn món này vào thì... nuốt tuốt luốt, khỏi cần nhai nhiều!
Con nuốc vốn chỉ ngon khi đang ở độ vào mùa và phải là loại thật tươi. Hơn nữa, người ta chỉ ăn chúng trong một ngày, qua hôm sau sẽ không còn mọng nước, giòn.
Mùa nào thức nấy. Hằng năm, đến mùa, các gánh nuốc được bày bán ở nhiều khu chợ gần các vùng đầm phá. Những con nuốc nằm trong thúng, thau chứa nước lợ, có vài cục đá để giữ độ tươi sống, giòn ngon. Trên mạng xã hội, nhiều người truyền tai nhất định phải ăn thử con nuốc vì họ tò mò về hương vị.
Một số đã ăn thử và nhận xét: "Con nuốc thoang thoảng vị mặn, cho ta cảm giác về mùi vị của biển và đầm phá, khi ngậm trong miệng lại có vị mát ngọt của thủy sản tươi sống ngọt ngào".
Với nhiều người, con nuốc không chỉ là món ăn ngon, làm mát lòng mát dạ cả trẻ lẫn già, mà nó còn gợi bao ký ức về hình ảnh sông nước bình dị ở vùng quê của những người Huế xa nhà.
Tại Huế, nuốc khá rẻ, chỉ cần 30.000 đồng một suất. Do nhu cầu thưởng thức của thực khách, nuốc đã được vận chuyển tới những tỉnh thành xa như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... và giá bị đẩy lên khá cao. Giá dao động từ 120.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại và thời điểm. Dẫu vậy, thực khách vẫn sẵn sàng chi để có cơ hội thưởng thức món ngon lạ mắt, lạ miệng của xứ Huế này.
Người bán thường chia con nuốc chia làm hai phần gồm tai và chân. Nuốc tai thích hợp để kẹp với các loại rau sống chấm với ruốc hoặc làm gỏi. Còn phần chân giòn sần sật đem nấu bún giấm nuốc. Nuốc chân mua về sẽ được ngâm trong nước lạnh và lá ổi để tạo độ giòn. Lúc gần ăn thì vớt ra để ráo, càng ráo con nuốc càng giòn.
Chị Hoa, một người kinh doanh online tại Hà Nội cho biết: "Những con nuốc đầu mùa tươi xanh là đặc sản Huế theo mùa nên chỉ tranh thủ bán được tầm này. Giá nuốc tai 120.000 đồng/kg, nuốc nguyên con 140.000 đồng/kg, nuốc chân 180.000 đồng/kg".
"Những người huyết áp cao, người bị suy thận không nên ăn con nuốc, vì hàm lượng muối nhiều. Ai yếu bụng cũng không nên ăn", chị Hoa khuyến cáo.
Nếu có dịp ghé thăm Huế vào đúng mùa nuốc, du khách có thể tìm đến quán bún giấm nuốc ngay đầu đường Chi Lăng, gần chợ Đông Ba, xuôi về phía cầu Gia Hội. Một tô bún giấm nuốc đầy đặn giá 30.000 đồng.
"Con nuốc Huế" gây sốt cộng đồng mạng, món ăn giải nhiệt mùa hè Phi Đức16:36:01 10/04/2024Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội về du lịch và ẩm thực xuất hiện hàng loạt hình ảnh, video về một một món ăn nhìn khá lạ, giống con sứa mini nhưng lại có màu xanh ngọc cùng cách ăn khá thú vị.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo