Kỳ bí ngôi làng có búp bê nhiều hơn người sống ở Nhật Bản, không khí đầy ảm đạm
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Gần 15 năm qua, người dân Long Hồ (Vĩnh Long) không khỏi ngưỡng mộ, nể phục chị Loan (SN 1979) - người phụ nữ một mình nuôi 3 con lớn khôn sau khi chồng bỏ đi biệt tích.
Mẹ con chị Loan sống trong ngôi nhà ống, chẳng có thứ gì đáng giá ngoài chiếc giường cũ đã ọp ẹp. Thậm chí gian bếp cũng tuềnh toàng, không giống chỗ để nấu ăn hằng ngày.
Chị Loan tâm sự trên kênh YouTube Độc lạ Bình Dương: "Nhà này xây đã lâu, cũ kỹ và xấu xí nhưng mấy mẹ con chưa có tiền để sửa cho khang trang. Tôi tính khi nào đám nhỏ trưởng thành hẳn, bản thân có tiền tích cóp sẽ thuê thợ về sửa chỗ này chỗ kia cho giống ngôi nhà".
Trước kia, chị Loan đi làm công nhân mần khóm cho công ty. Sau đó chị nghi ở nhà nhận nhãn về bóc vỏ, tách hạt lấy lòng rồi giao đến người ta. Công việc không mệt, không mất sức nhưng lương bèo bọt.
Chị Loan cho biết bản thân không đủ sức khỏe, tay phải lại bị dính da thịt nên chẳng thể làm được những công việc khác. Chị đành lựa chọn việc nhẹ nhàng để có thể kiếm ít tiền nuôi 3 đứa con ăn học suốt 15 năm qua.
"Tôi có chồng! Nhưng ông ấy bỏ đi từ năm tôi 30 tuổi, chẳng bao giờ về thăm nom hay gọi điện hỏi han lũ trẻ xem sống như thế nào. Hồi đầu ông ấy có nói tôi làm đơn ly hôn rồi sẽ về ký tá để ra tòa.
Song mẹ chồng tôi kiên quyết không đồng ý, bảo ông ấy bỏ đi thì bỏ, còn 4 mẹ con cứ sống ở đây - trên mảnh đất của gia đình nhà chồng. Thế là tôi nương nhờ ở đây, chăm chỉ làm lụng nuôi đám nhỏ", chị Loan chia sẻ.
Năm 18 tuổi, người phụ nữ kém may mắn đã lập gia đình với hy vọng có một tổ ấm vẹn tròn, kiếm đủ cái ăn cái mặc. Cuộc sống của chị cứ thế trôi êm đềm cho đến năm 25 tuổi - tai nạn ngoài ý muốn xảy ra đã "cướp đi" rất nhiều thứ.
Chị nhớ lại: "Hồi đó nhà nghèo vẫn dùng đèn dầu để thắp sáng. Tôi có chạy ra thùng dầu lấy vào thắp nhưng nhầm thành thùng xăng ở bên cạnh, chưa kịp châm lửa đã phát nổ. Tôi la hét cầu cứu, hàng xóm chạy sang chữa cháy giúp nhưng không thể dập ngay lập tức.
Cuối cùng tôi bị bỏng nặng, phần miệng - cổ và cánh tay phải co dúm thịt. Tôi không có tiền nên đâu đi bệnh viện để phẫu thuật nên giờ vẫn thế, thậm chí da thịt còn dính nhiều hơn trước".
Chị Loan cho biết thêm, 20 năm qua chị chưa từng nở một nụ cười, ăn cơm lúc nào cũng bị vãi ra ngoài. Còn vùng cổ cử động khó, chỉ lắc được nhẹ. Do đó chị ước ao có đủ kinh phí để phẫu thuật những chỗ đã bị tổn thương.
Về chuyện chồng chị dứt áo ra đi, chị Loan kể, thời điểm bị bỏng xăng vẫn được chồng yêu thương và chăm sóc. Sau đó 5 năm, anh mới bỏ đi - khi đó con trai út vừa tròn 5 tháng tuổi. Chị gục ngã, muốn buông bỏ tất cả nhưng nghĩ đến các con lại cố gắng sống.
"Giờ tôi có đứa con gái lớn đã đi làm phụ giúp nên bớt cực hơn. Đứa thứ hai đã tốt nghiệp đại học, còn thằng út đang học ở quê. Chúng nó là niềm tự hào, động lực sống của tôi suốt bao năm qua", chị Loan bộc bạch. Được biết, một mạnh thường quân ở TP.HCM đã giúp đỡ và ủng hộ chị Loan 20 triệu đồng để có thể tìm lại nụ cười cũng như cánh tay phải.
Câu chuyện không thể cười của chị Loan khiến nhiều người gợi nhớ về bí ẩn xoay quanh người phụ nữ Sober Sue. Cô trở thành "kẻ thù khét tiếng" của các danh hài thế kỷ XX khi không một ai trong số đó có thể khiến bà cười.
Vaudeville (tạp kỹ) là hình thức giải trí phổ biến nhất ở Mỹ những năm 1880 đến 1930 và được coi là tiền thân của nền văn hóa đại chúng hiện đại. Theo History Daily, trong khi nhiều người dân tại Mỹ thời đó yêu thích và thường bị chọc cười bởi những màn tạp kỹ hài hước, một người phụ nữ bất ngờ nổi tiếng vì không bao giờ cười.
Nhà hát Victoria là nhà hát tạp kỹ nổi tiếng ở New York, Mỹ, do Oscar Hammerstein I mở cửa vào cuối thế kỷ XIX. Sau đó, Paradise Roof Garden được xây dựng bên trên và hai địa điểm được gọi chung là Hammerstein's.
Theo Boded Panda, mùa hè năm 1907, nhiều người cho rằng họ bị thu hút bởi một nhân vật có biệt d.anh "người phụ nữ không bao giờ cười". Người này là nghệ sĩ biểu diễn có biệt danh Sober Sue, xuất hiện trên sân khấu của Paradise Roof Garden. Các nhà sản xuất của nhà hát đưa ra gi.ải thưởng lên tới 1.000 USD cho bất kỳ ai có thể khiến Sue nở nụ cười.
Ban đầu, nhiều vị khách lên sân khấu và bắt đầu làm các hành động chọc cười như mặt mếu, hài hước hoặc kể chuyện. Nhưng tất cả đều thất bại, khuôn mặt của Sober Sue vẫn giữ nguyên vẻ nghiêm nghị. Ngay cả khi các nghệ sĩ hài nổi tiếng tham gia thử thách, người phụ nữ này không thay đổi nét mặt, dù chỉ nụ cười mỉm hay khúc khích. Điều này khiến Sue trở thành cái tên nổi tiếng.
Trong thế giới hiện đại, Tess Christian, 55 tuổi, ở Anh cũng được ví là "người phụ nữ không bao giờ cười". Theo NY Post, bà đã không hề cười kể từ năm 10 tuổi đến nay. Đó là thời điểm em gái bà ra đời. Người phụ nữ chia sẻ bà rất vui nhưng cảm thấy không có lý do để mỉm cười. Nguyên nhân của hành động này là chiến lược làm đẹp bằng cách tránh cười. Nó giúp bà có vẻ đẹp tự nhiên hơn là nhờ đến các loại mỹ phẩm căng da đắt tiền. Theo Tess, vẻ mặt bình thản ít phải co giãn giúp duy trì vẻ trẻ trung của mình so với những người cùng độ tuổi, ít bị nếp nhăn ở quanh mắt và miệng, vốn là những vị trí nhiều nếp nhăn do cười. "Tôi yêu cuộc sống và tận hưởng từng giây phút của mình mà chẳng cần cách đi dạo khắp mọi nơi với một nụ cười trên môi", người phụ nữ này tiết lộ và cho rằng việc không cười cũng không phải điều gì quá khó khăn, khổ cực.
Nhưng cách làm của Tess nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người khác lại cho rằng cười là liều thuốc tự nhiên giúp chúng ta ngăn ngừa lão hóa do hành động này giúp tiết ra hormone hạnh phúc.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo