Vì sao Từ Hi Thái hậu lần đầu đi tàu hỏa đã gây ám ảnh, người người căm phẫn?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Tâm phúc của Từ Hi Thái Hậu - Lý Liên Anh qua đời năm 1911 được chôn cất ở Tây Nam Bắc Kinh, Trung Quốc. Bất ngờ là khi khai quật mộ của hoạn quan này, chuyên gia sốc trước cảnh tượng bên trong.
Theo sử sách, thái giám Lý Liên Anh (1848 - 1911) hầu hạ Từ Hi Thái hậu trong gần 53 năm. Nhờ thông minh, giỏi nhìn "sắc mặt" của chủ nhân nên hoạn quan này được Lão Phật gia tin tưởng, trọng dụng. Thái giám họ Lý với quyền lực lớn trong tay đã gây ra không ít "sóng gió" trong hậu cung, thậm chí cả triều đình.
Khi Từ Hi Thái hậu còn sống, Lý Liên Anh có cuộc sống xa hoa, quyền lực và được nhiều người nịnh bợ. Thế nhưng, sau khi vị thái hậu này qua đời vào năm 1908, hoạn quan đã mất đi chỗ dựa vững chắc. Vì biết lúc trước đã "đắc tội" không ít người nên sau khi hoàn tất hậu sự cho chủ tử, thái giám họ Lý đã xin xuất cung. Lúc này, ông 61 tuổi.
Được biết, trong những năm tháng cuối đời, Lý Liên Anh sống ẩn dật. Và không ai biết chính xác hoạn quan này ở đâu, vì thân tín một thời của Từ Hi Thái hậu có tới 3 ngôi nhà ở trấn Hải Điến.
Do là thái giám lâu năm của nhà Thanh nên khi sắp qua đời, Lý Liên Anh xin triều đình cấp cho ngàn lượng bạc trắng làm tiền mai táng. Với số tiền này, hoạn quan cho người xây dựng một ngôi mộ bề thế ở Tây Nam Bắc Kinh, Trung Quốc.
Sau khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1911, Lý Liên Anh được chôn cất trong ngôi mộ đã chuẩn bị từ sớm. Đáng chú ý, nguyên nhân qua đời của ông đến nay vẫn là một bí ẩn lớn.
Đến năm 1966, ngôi mộ của Lý Liên Anh được các chuyên gia khai quật. Khi tiến vào bên trong, họ vô cùng kinh ngạc, thậm chí sốc khi nhìn thấy cảnh tượng bày ra trước mắt mình.
Theo đó, quan tài của thái giám họ Lý có màu đỏ tím, được chạm khắc hoa văn tinh xảo và được đặt trên giường ngọc. Phía trên giường đặt quan tài được đúc bằng đá bạch ngọc và bên trong treo một hầu bao đựng ngọc cùng một ít tiền bằng đồng.
Đây là kiểu mai táng "Kim tỉnh ngọc táng" - một hình thức an táng cao quý thời bấy giờ. Khi mở nắp quan tài, nhóm chuyên gia đã thấy một di hài ở bên trong. Thế nhưng, sau khi lật lớp chăn và các lớp quần áo ra, họ đã sốc khi thấy bên trong là một lớp bùn đen sì.
Theo các chuyên gia, ngoài hộp sọ thì x.ương cốt của Lý Liên Anh đã bị phân hủy chỉ còn lại lớp bùn đen. Bên cạnh di hài của thái giám này, họ cũng tìm thấy một chuỗi tràng hạt và hơn 50 món kim ngân châu bảo được tùy táng.
Điều này cho thấy, Lý Liên Anh được an táng khá xa hoa. Những ngọc ngà châu báu được chôn cùng hoạn quan có thể chính là số của cải mà ông tích cóp được trong những năm tháng hầu hạ Từ Hi Thái hậu.
Nhiều người thắc mắc Lão Phật gia rốt cuộc yêu thích Lý Liên Anh đến mức nào? Một số sử sách ghi lại rằng, vì hắn, bà thậm chí còn không ngần ngại làm cả việc đi ngược lại quy chế của tổ tông. Bởi vua Ung Chính từng quy định rằng cấp bậc của thái giám chỉ đến tứ phẩm, không được phép cao hơn.
Năm 1879, Lý Liên Anh đã đạt đến cấp bậc cao nhất đó của thái giám. Lúc bấy giờ, Từ Hi Thái hậu cho rằng, cấp bậc này không hề biểu đạt hết sự yêu quý của bà dành cho tâm phúc. Nên đến năm 1894, vị Lão Phật gia đã ban cho hắn phẩm cấp nhị phẩm với mũ mão lông khổng tước. Trước đó, chưa từng có bất kỳ một vị thái giám nào được hưởng đặc ân như vậy.
Có thái hậu làm chỗ dựa, quyền thế của Lý Liên Anh ngày càng lớn, muốn làm gì thì làm, cùng triều thần cấu kết, bán quan bán tước. Thái hậu đối với chuyện này biết rõ trong lòng nhưng vẫn mắt nhắm mắt cho qua.
Vậy tại sao Lý Liên Anh lại có được sự tin tưởng tuyệt đối ở Từ Hi Thái hậu? Đó là vì hắn có khả năng hiểu rõ lòng người. Cuộc sống góa bụa trong thâm cung cơ bản vẫn là cô đơn, khắp thế gian cũng chỉ có hoạn quan này có thể giúp thái hậu giải quyết được nỗi cô đơn, phiền muộn.
Khi theo thái hậu xuất cung, hắn ta sẽ đoán trước được sự thay đổi của thời tiết ấm lạnh mà chuẩn bị các loại quần áo. Cho dù là đi đâu cũng sẽ mang theo những đồ dùng hàng ngày mà chủ tử yêu thích. Đồng thời hắn còn biết quan sát tình hình, nhạy cảm với từng thay đổi trên sắc mặt của Từ Hi mà đoán được tâm trạng của bà.
Loại hầu hạ ân cần, tỉ mỉ lại tinh tế đó người bình thường khó mà làm được. Lý Liên Anh có thể nói là dựa vào thực lực mà có được sự sủng ái, quả thật là trời sinh ra để làm một thái giám. Thậm chí, trong sử sách Trung Quốc còn ghi lại rằng, khi Từ Hi Thái Hậu ăn cơm cũng không bao giờ quên Lý Liên Anh, gặp món ăn hay vật gì mà hắn thích đều sẽ giữ lại cho hắn.
Trong ký ức của vị thái giám Lưu Hưng Kiều kể lại rằng mỗi ngày 3 bữa, sáng và tối hàng ngày Thái Hậu đều cùng với Lý Liên Anh trao đổi những câu thăm hỏi như "Ăn ngon không?", "Nghỉ ngơi tốt chứ?"... Có khi bà còn tự mình chạy đến phòng ngủ của hắn ta để gọi: "Liên Anh, chúng ta đi dạo một chút nha!". Vậy là Lý Liên Anh lại cùng bà đi dạo.
Thậm chí, thái hậu còn có thể đem Lý Liên Anh tới tẩm cung của mình bàn luận về thuật trường sinh kéo dài tuổi thọ, thường nói chuyện đến khuya. Giữa họ không hề có sự ngăn cách bởi ngôi vị tôn quý và thấp hèn. Họ chính là người cùng một thuyền, có quan hệ vô cùng mật thiết, tình cảm gắn bó.
Có một ngày, thái hậu đi gọi Lý Liên Anh, không ngờ đúng lúc hắn bị bệnh nằm trên giường. Bà lập tức truyền ngự y đến bắt mạch, kê đơn cho hắn còn tận mắt phải nhìn thấy hắn uống thuốc rồi mới yên tâm. Hành động này đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thông thường mà chính là quan tâm và chăm sóc lẫn nhau thật sự.
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời Quỳnh Quỳnh14:14:51 25/09/2024Từ Hi Thái hậu là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc. Ngoài gia thế, nhan sắc, trí tuệ thì không thể không kể đến những thân tín đắc lực bên cạnh bà. Nổi bật trong số đó là đại thái giám Lý Liên Anh.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo