Phụ nữ sở hữu trán rộng được người xưa xem là "hiếm có khó tìm", vì sao?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Phong tục làm đám cưới với động vật khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao người Ấn Độ lại duy trì những truyền thống kỳ lạ này? Câu trả lời có thể nằm ở niềm tin sâu sắc của họ cũng như những tục lệ được lưu truyền lâu đời.
Cách đây không lâu, ở Ấn Độ có một lễ hội hóa trang nơi mọi người xếp hàng để uống nước tiểu bò. Tuy nhiên, điều sốc hơn nữa là một người đàn ông Ấn Độ thực sự đã tổ chức đám cưới với một con bò và ở một ngôi làng nọ thậm chí còn có tục lệ kỳ lạ là con gái lấy chó.
Chàng trai làm lễ cưới với bò tin lời khẳng định của già làng rằng anh ta sẽ không sống được đến 20 tuổi, và chỉ có tục cưới bò mới có thể phá bỏ lời nguyền này. Dân làng thực sự hiểu điều này và coi đó là sự may mắn của anh.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là ở một ngôi làng khác lại có tục lệ khi để các cô gái làm đám cưới với chó. Người ta tin rằng đám cưới này sẽ xóa được tai họa, vận đen cho cả gia đình và nhà chồng cô gái sau này. Vì vậy, nhiều ngôi làng ở ấn độ cho rằng cô gái sẽ truyền lại rủi cho một con chó nếu cô ấy cưới một con chó. Người dân trong làng tổ chức "đám cưới người chó" với mục đích này với mong muốn cô gái sẽ hoàn thành hôn lễ với chú chó càng sớm càng tốt để ngăn chặn tai ương xảy ra.
Những phong tục kỳ lạ này của Ấn Độ dường như không có cơ sở khoa học nhưng lại phổ biến trong văn hóa Ấn Độ. Họ tin rằng kết hôn với một con vật thực sự có thể thoát khỏi những điều xui xẻo.
Những chú chó, hay bò được lựa chọn làm cô dâu chú rể cũng sẽ được diện trang phục, trang điểm và trải qua nghi thức như một đám cưới thực sự. Thậm chí những người tham gia đám cưới đặc biệt này sẽ ca, nhảy múa để chúc mừng. Dẫu vậy, sau khi thực hiện xong các nghi lễ, những động vật này sẽ được tự do về nhà và không hề chung sống với người chồng hay người vợ mà nó vừa mới kết hôn.
Thực chất, có thể hiểu rằng đám cưới với động vật với ấn độ chỉ là một nghi lễ, tập tục với mục đích xua đuổi tà ma chứ không có ý nghĩa gán ghép cuộc hôn nhân giữa người với động vật!
Có thể nói, Đám cưới là sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Các cặp đôi Ấn Độ cũng không phải ngoại lệ, khi tổ chức đám cưới, ngoài phong tục kết hôn với động vật, họ sẽ phải thực hiện đúng theo các phong tục và lễ nghi của người dân nơi đây.
Xem chiêm tinh để chọn ngày tổ chức đám cưới
Chiêm tinh học là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong văn hóa Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, không giống như chiêm tinh học ở phương Tây, các nhà chiêm tinh Ấn Độ chủ yếu sẽ nói về nghiệp và pháp nhiều hơn giúp mọi người đưa ra các quyết định quan trọng như chọn ngày tốt để tổ chức đám cưới.
Người Hindu tin rằng khi chọn ngày cưới dựa trên lá số tử vi của cô dâu và chú rể sẽ giúp tương lai của cặp đôi luôn hạnh phúc và gắn bó bên nhau suốt đời.
Cô dâu và chú rể trao nhau vòng hoa
Một trong những nghi lễ quan trọng được thực hiện trong đám cưới của người Ấn Độ là trao nhau vòng hoa nhiều màu sắc.
Từ xa xưa, hành động này tượng trưng cho lời đồng ý kết hôn của đôi trai gái. Cô dâu chú rể sẽ trao cho nhau những vòng hoa được kết từ những bông hoa rực rỡ, thơm ngào ngạt.
Ngày nay, đây là biểu tượng cho tình yêu và sự tôn trọng của các cặp đôi mới cưới dành cho nhau.
Bôi bột đỏ (sindoor) lên tóc cô dâu
Trong đám cưới, cô dâu sẽ được bôi lên tóc màu điều nhuộm (một loại bột màu đỏ hoặc đỏ cam) có tên là sindoor.
Từ xa xưa, đây được coi là một dấu hiệu để xác nhận tình trạng hôn nhân. Sau đám cưới, nhiều người phụ nữ vẫn tiếp tục thực hiện nghi thức này trong cuộc sống hàng ngày.
Vẽ henna lên bàn tay và bàn chân cho cô dâu
Mehndin hay 'Mehendi' có lẽ là một nghi thức truyền thống trong đám cưới Ấn Độ dễ nhận biết nhất.
Một ngày trước đám cưới, vào buổi sáng, cô dâu sẽ thực hiện nghi thức này tại nhà riêng khi cô dâu và gia đình quây quần bên nhau. Cô dâu sẽ được làm đẹp cho bàn chân và bàn tay của mình bằng những hình vẽ henna phức tạp.
Cô dâu không được mặc váy trắng
Không giống như ở các quốc gia khác, cô dâu ở Ấn Độ không được mặc váy trắng trong đám cưới vì màu trắng thường chỉ được sử dụng khi để tang theo văn hóa Ấn Độ giáo.
Thay vào đó, cô dâu sẽ mặc những bộ saris tươi sáng, có màu sắc rực rỡ, đặc biệt là màu đỏ.
Mẹ cô dâu kéo mũi chú rể
Đây là một phong tục vui nhộn được thực hiện trong các đám cưới ở Gujarati. Mẹ cô dâu sẽ kéo mũi chú rể một cách vui vẻ sau khi thực hiện phong tục 'aarti'.
Nghi thức này là lời nhắc nhở chú rể rằng phải giữ thái độ khiêm tốn.
Cô dâu lấy gạo ném qua đầu
Vào cuối lễ cưới, cô dâu sẽ thực hiện nghi lễ cuối cùng 'Vidaai' để nói lời tạm biệt với cha mẹ của mình. Trong lễ Vidaai, cô dâu sẽ phải ném một nắm gạo qua đầu để mẹ cô đứng đằng sau đỡ lấy. Nghi lễ này tượng trưng cho lời cảm ơn, sự biết ơn cha mẹ vì tất cả những gì họ đã dành cho con gái.
"Mỏ vàng cô đơn": Đầy vàng nhưng không một ai dám tới khai thác, tại sao? Minh Lợi17:54:17 22/04/2024Kupol Gold Mine được mệnh danh là mỏ vàng cô đơn, nằm ở vùng xa xôi nhất về phía Đông Bắc (Nga). Đây là nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới với nhiệt độ trung bình rất thấp.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo