Trốn thị tẩm khi "đến tháng", phi tần dùng những mánh khóe nào?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Kính sự phòng có thể xem là một "mỏ vàng" đối với các thái giám, không những có thể nhận vô số của cải tiền bạc, mà còn khiến các phi tần trong cung phải sợ hãi nhún nhường.
Kính sự phòng được đề cập nhiều nhất trong các bộ phim cung đấu lấy bối cảnh nhà Thanh như Như Ý truyện, Chân Hoàn truyện, Diên hi công lược...
Khán giả xem các bộ phim cung đấu thường thấy cứ đến buổi tối, thái giám của Kính sự phòng liền cầm một cái khay hỏi hoàng đế muốn lật thẻ bài của vị phi tần nào.
Nếu hoàng đế lật một tấm thẻ thì cười cười lui xuống chuẩn bị, nếu hoàng đế không lật thì mang gương mặt mếu máo lui xuống, nhiều người đều tò mò tại sao hoàng đế lại nuôi một thái giám chỉ phụ trách cầm thẻ?
Ghi chép tỉ mỉ
Thật ra, thái giám của Kính sự phòng không chỉ có một công việc này, họ còn phải chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình thị tẩm của các phi tần.
Theo sử sách ghi chép, hoàng đế và các cung phi khi bước vào chuyện phòng the, thủ tục rất phức tạp, chức năng của Kính sự phòng là phụ trách ghi lại việc "hành phòng" của hoàng đế và hoàng hậu, phi tần.
Mỗi lần hoàng đế và hoàng hậu hay phi tần "hành phòng" đều được thái giám của Kính sự phòng ghi chép một cách tỉ mỉ, ngày tháng năm đều phải ghi lại để làm bằng chứng đối chiếu thời gian mang thai sau này.
Trong sử sách, mỗi ngày sau khi dùng bữa tối, thái giám của Kính sự phòng sẽ bày một cái khay bạc trước mặt hoàng đế, trên khay đặt mấy chục tấm thẻ bài, vì luôn được trình lên sau khi hoàng đế dùng xong bữa tối, nên được gọi là "thiện bài".
Mặt sau mỗi thiện bài viết tên một phi tần, hoàng đế lật tấm thẻ viết tên phi tần nào thì tối hôm đó vị phi tần đó sẽ thị tẩm.
Sau khi hoàng đế đã lựa chọn, thái giám tổng quản của Kính sự phòng sẽ ghi lại tên của phi tần đó, đồng thời giao lại thẻ bài cho thuộc hạ và cho người phụ trách giám sát phi tần tiến hành các công việc chuẩn bị cần thiết: tắm rửa, chải tóc, trang điểm...
Lúc mọi việc hoàn tất, phi tần không mặc trang phục mà được quấn trong một tấm chăn chờ thái giám Kính sự phòng đến khiêng đi.
Thời gian "mây mưa" của hoàng đế luôn được nhắc nhở
Đợi khi hoàng đế đắp chăn nằm nghỉ ngơi trên giường, thái giám của Kính sự phòng mới khiêng phi tần thị tẩm vào đặt lên giường, phi tần thị tẩm sẽ từ dưới chân của hoàng đế chui vào trong chăn, sau đó hầu hạ hoàng đế.
Nếu thời gian cùng phòng của hoàng đế và phi tần kéo dài, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của hoàng đế, thái giám ở bên ngoài sẽ nói to: "Hoàng thượng, nên nghỉ ngơi rồi".
Việc nhắc nhở này, các thái giám cũng "xem người mà nhắc nhở", như vua Khang Hy, Càn Long dù kéo dài thời gian chăn gối, thì thái giám Kính sự phòng cũng không dám nhắc nhở, nhưng vua Đồng Trị thì hơi đáng thương, ông luôn ngoan ngoãn tuân thủ "gia pháp tổ tiên".
"Giữ" hay "Không giữ"?
Sau khi kết thúc cuộc mây mưa, phi tần lại mặt đối mặt với hoàng đế lùi ra khỏi chăn từ dưới chân, phi tần nhất định phải mặt đối mặt với hoàng đế mà lùi ra khỏi chăn, bởi trên triều quần thần luôn phải mặt đối mặt với hoàng đế, khi lui xuống, không thể quay lưng lại đi, mà phải hướng mặt về hoàng đế, bước lùi về phía sau, đây gọi là "khước hành" (đi lùi).
"Thần thiếp" càng không thể đưa tấm lưng trần về phía hoàng đế, nên chỉ có thể bò lùi xuống giường, sau đó cung nữ, thái giám một lần nữa dùng chăn bọc họ lại, vác ra ngoài, đưa đến một gian phòng khác.
Sau đó thái giám tổng quản tiến vào, hỏi: "Có giữ lại không?". Hoàng đế nói "Giữ", thái giám tổng quản liền lấy ra một quyển sổ, ghi lại hoàng đế sủng hạnh phi tần nào vào ngày tháng năm giờ nào.
Nếu hoàng đế nói "không giữ", thái giám tổng quản sẽ lui ra, đến gặp phi tần vừa được sủng hạnh tìm đúng huyệt đạo nào đó ở phần eo ấn nhẹ xuống, "tinh khí sẽ chảy ra", đây là phương pháp ngừa thai nhân tạo.
Nếu ngừa thai thất bại, sẽ phải phá thai, vì việc có con hay không, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến địa vị của phi tần sau này.
Phi tần "nể" vài phần
Đối với Kính sự phòng, không chỉ các phi tần mà ngay cả hoàng hậu cũng muốn tạo mối quan hệ tốt với phòng này.
Một số phi tần không được sủng ái sẽ bỏ tiền mua chuộc quản sự của Kính sự phòng hoặc ít nhất phải là thái giám phụ trách bê mâm thẻ ghi tên sau mỗi bữa ăn tối của Hoàng đế.
Bằng cách này, thái giám sẽ đặt thẻ tên của họ ở vị trí nổi bật nhất hoặc vị trí mà Hoàng đế thường quay sang, điều này làm tăng đáng kể khả năng được chọn. Nếu phi tần vô tình xúc phạm đến người trong Kính sự phòng, đám thái giám sẽ làm khó dễ, thậm chí còn khiến thẻ tên của nàng "biến mất" trên mâm dâng lên Hoàng đế, khiến nàng mãi mãi mờ nhạt trong hậu cung.
Khoản hối lộ của phi tần thường nhiều hơn tiền lương hàng tháng của thái giám gấp mấy lần nên thái giám nào cũng muốn mình có một vị trí trong Kính sự phòng, dù nhỏ nhất.
Hậu cung nhiều phi tần, không phải ai cũng nhiều vàng bạc bổng lộc để mua chuộc Kính sự phòng nên chỉ đành để họ đè đầu cưỡi cổ, hoặc làm những chuyện xấu hổ khác để thái giám tạo cơ hội cho mình với Hoàng đế.
Khi được sủng ái và sở hữu địa vị trong hậu cung, phi tần này cũng không quên sự giúp đỡ trước đó của thái giám, cho nên thái giám này càng có quyền lực hơn.
Phụ nữ sở hữu trán rộng được người xưa xem là "hiếm có khó tìm", vì sao? Thảo Mai17:17:04 06/01/2025Mỗi người đều có một chuẩn mực riêng về cái đẹp, và dù trải qua hàng ngàn năm, quan niệm thẩm mỹ cũng như cách diễn giải về cái đẹp liên tục thay đổi, nhưng sự theo đuổi vẻ đẹp vẫn luôn trường tồn.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo