Thơ Nguyễn nổi đóa chị Mèo Béo, bênh vực Đàm Trúc, nói về số tiền được chu cấp!
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Liên quan đến hiện trường nơi xảy ra vụ việc của Mèo Béo, netizen bắt đầu xôn xao tìm hiểu đến con sông Dương Tử và cây cầu 1000m bắt qua con sông này. Ai ai cũng phải trố mặt trước công trình hoành tráng và bậc nhất này, khi mất 6 năm để xây dựng.
Những ngày vừa qua, câu chuyện đau lòng Mèo Béo - game thủ 21 tuổi đến từ Hồ Nam, Trung Quốc tự xuống sông Dương Tử sau khi bị bạn gái chia tay khiến cộng đồng mạng không khỏi đau lòng. Theo đó, chàng trai này bắt đầu hẹn hò trực tuyến với bạn gái có tên Đàm Trúc từ khi anh chàng 18 tuổi. Trong suốt khoảng thời gian yêu nhau, Mèo Béo đã chuyển tổng cộng 510.000 nhân dân tệ (gần 1,8 tỷ đồng) cho bạn gái.
Giữa ồn ào cô gái đào mỏ và chàng thanh niên bạc mệnh này, thì nơi hiện trường xảy ra vụ việc cũng bắt đầu trở nên hot trên mạng xã hội, netizen thi nhau tìm hiểu về địa điểm này. Sông Dương Tử ở Trung Quốc là sông dài nhất ở Châu Á và là sông dài thứ 3 trên thế giới, sau sông Amazon ở Nam Mỹ và sông Nile ở Châu Phi. Tên Trung Quốc của sông Dương Tử là Trường Giang (nghĩa là sông dài). Tên sông Dương Tử ban đầu được người dân địa phương sử dụng để chỉ vùng hạ lưu của sông.
Tuy nhiên, bởi đây là cái tên đầu tiên mà các thương nhân và các nhà truyền giáo được nghe về dòng sông nên nhanh chóng được sử dụng cho cả dòng sông. Ở thượng nguồn sông Dương Tử - đoạn sông chảy qua các hẻm núi sâu song song với sông Mekong (có tên gọi ở Trung Quốc là sông Lan Thương) và sông Salween đến vùng đồng bằng ở Tứ Xuyên - người Trung Quốc gọi là sông Kim Sa (sông Cát Vàng).
Sông Dương Tử có chiều dài khoảng 6.380km, chảy ra biển Hoa Đông. Sông Dương Tử và sông Hoài, đều được xem là điểm phân chia giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc.
Từ tháng 6.2003, đập Tam Hiệp chính thức chặn dòng sông Dương Tử. Hiện đập Tam Hiệp đã trở thành một trong những dự án thủy điện và kiểm soát lũ lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước Tam Hiệp góp phần giải phóng người dân sống dọc theo dòng sông khỏi lũ lụt đã liên tục đe dọa trước đây, cung cấp điện, giao thông đường thủy nhưng cũng đồng thời gây ngập lụt vĩnh viễn cho nhiều làng mạc và tác động tới hệ sinh thái địa phương.
Có 10 điều thú vị về con sông này: Lưu vực sông Dương Tử bao phủ khoảng 20% diện tích đất đai rộng lớn của Trung Quốc. Sông Dương Tử là con sông nhộn nhịp nhất thế giới với tàu du lịch, phà, sà lan vận tải chạy dọc sông. Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Sông Dương Tử và các nhánh sông có hơn 50 cây cầu, tất cả đều được xây dựng sau năm 1955. Trước đó, người ta thường qua sông bằng phà.
Sông Dương Tử có hơn 700 trăm nhánh, mỗi nhánh tạo thành một khía cạnh quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc. Do ô nhiễm nguồn nước sông Dương Tử, nhiều loài động vật bản địa đặc trưng của sông như cá sấu Dương Tử, cá heo sông Dương Tử và cá tầm thìa sông Dương Tử đang bị đe dọa. Các hoạt động trên lưu vực sông Dương Tử có thể đã bắt nguồn từ 27.000 năm trước.
Các ghi chép lịch sử cho thấy, vào năm 1342 và năm 1954, nước sông Dương Tử khô cạn ở tỉnh Giang Tô. Sông khô cạn tới mức có thể nhìn thấy lòng sông. Lũ lụt ở sông Dương Tử cướp đi nhiều sinh mạng hơn bất kỳ thảm họa liên quan tới nước nào từng được ghi nhận. Lũ lụt dọc theo sông Dương Tử đã từng là một vấn đề lớn, với lần lũ lụt gần đây nhất là năm 1998.
Trước đó, trận lụt thảm khốc ở sông Dương Tử năm 1954 từng cướp đi khoảng 30.000 sinh mạng. Những trận lụt nghiêm trọng khác ở sông Dương Tử là lũ lụt năm 1911 cướp đi khoảng 100.000 sinh mạng, lũ lụt năm 1931 khiến 145.000 người chết và trận lụt năm 1935 khiến 142.000 người ra đi.
Sông Dương Tử là khởi nguồn của nhiều thành phố hơn bất kỳ con sông nào khác trên thế giới. Sông di chuyển qua các khu vực khác nhau của Trung Quốc, trong đó có Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Giang Tô và Thượng Hải.
Về cây cầu bắt qua sông Dương Tử. Đây là cây cầu đầu tiên trên thế giới dành cho cả ô tô và tàu hỏa có nhịp dài hơn 1.000 mét được thông xe vào ngày 1/7/2020, tại Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Cây cầu thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của đồng bằng sông Dương Tử và thúc đẩy nền kinh tế của một trong những khu vực phát triển nhất của Trung Quốc.
Cầu Thượng Hải - Tô Châu - Nam Thông trên sông Dương Tử dài 11.072 mét, mỗi nhịp cách nhau 1.092 mét. Phải mất 6 năm 4 tháng để xây cầu đoạn giữa Nam Thông và Trương Gia Cảng, một thành phố cấp huyện thuộc địa cấp thị Tô Châu, tỉnh Giang Tô.
Wang Feng, phó kỹ sư trưởng của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc cho biết, nhiều công nghệ mới đã được sử dụng để xây dựng cây cầu dây văng, bao gồm hệ thống chống va chạm tiên tiến và dây cáp có độ đàn hồi lớn nhất thế giới. "Hệ thống chống va chạm có thể cảnh báo các phương tiện giao thông đường thuỷ trong vòng 3 km nếu một con tàu có khả năng đâm vào trụ cầu" - ông Wang nói.
Mỗi dây cáp trong số 432 dây cáp của cầu có thể nâng tới 1.000 tấn, nặng gần bằng 600 chiếc ô tô. Tổng cộng 480.000 tấn thép đã được sử dụng để xây cầu. Là cầu đường bộ và đường sắt thứ 2 ở Giang Tô, sau cầu Nam Kinh trên sông Dương Tử, cây cầu mới được khai trương sẽ giúp giảm bớt tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra trên hai cây cầu bắc qua sông Dương Tử ở Nam Thông và Vô Tích. Thời gian di chuyển giữa Nam Thông và Vô Tích sẽ được cắt giảm một nửa, xuống còn 40 phút. Có thể thấy, đây là một công trình mà người dân Trung Quốc vô cùng tự hào khi có được.
Giáo sư Luật phân tích vụ chị Mèo Béo, có thể phạm tội hình sự, phải ở tù? Minh Lợi16:41:42 22/05/2024Vừa qua, phía cảnh sát Trùng Khánh, Trung Quốc đã đăng văn bản công bố kết quả điều tra vụ việc liên quan đến sự ra đi đầy thương tâm của chàng trai 21 tuổi hay còn gọi là Mèo Béo.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
13 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo