Rằm tháng Chạp dân tình đổ xô mua bánh chưng về cúng, lộ giờ may mắn để khấn
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Người Khmer là tộc người thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của tộc người này hơn 1,2 triệu, phân bố ở nhiều tỉnh thành thuộc Nam Bộ nhưng tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh có nhiều người Khmer cư trú là: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh. Đồng bào Khmer từ bao đời nay quan niệm, đóng góp dựng chùa và duy trì các hoạt động của chùa là khoán ước bảo đảm hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại và vĩnh hằng sau này của mỗi kiếp người. Đồng bào Khmer không tiếc công sức, vật liệu quý cùng sự khéo léo của đôi tay để làm công quả góp phần xây dựng chùa, vì thế chùa trở thành trung tâm của phum, sóc, gắn bó thiêng liêng cả đời với đồng bào.
Chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, là biểu tượng đặc trưng cho văn hóa dân tộc Khmer, là nơi rèn luyện đạo đức và nhân cách con người, cũng là nơi giáo dục cho thanh niên người Khmer. Người Khmer xem chùa là nơi thiêng liêng, trang trọng, nơi tập trung những gì tinh túy nhất của dân tộc, nhiều lễ hội gắn với phong tục tập quán được tổ chức tại chùa. Chùa góp phần tạo sự gắn bó và ổn định niềm tin của đồng bào đối với đạo Phật và là nơi gắn kết, đoàn kết cộng đồng của dân tộc.
Theo phong tục của người Khmer, con trai khi lên 12 - 13 tuổi đều vào chùa để tu. Tùy theo nhân duyên, căn cơ và ý nguyện của từng người, thời gian tu có thể khác nhau.
Theo tài liệu về văn hóa các dân tộc của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, những người con trai Khmer từ tuổi 12 trở lên sẽ được gia đình cho vào chùa tu để được học giáo lý nhà Phật, học chữ, học nghề, báo hiếu cha mẹ và rèn luyện thành người có tri thức, đạo đức để xứng danh với gia đình và xã hội.
Được biết, đi tu được coi như một nghĩa vụ xã hội của nam giới Khmer. Trường hợp chàng trai nào không đi tu sẽ bị xã hội và gia đình cho là bất hiếu, lớn lên khó lấy vợ. Do người con gái Khmer đến tuổi lấy chồng thường chọn những chàng trai đã qua tu luyện trong chùa, hoàn tục. Họ quan niệm, những người này đã hoàn thành nghĩa vụ và học được cách làm người, biết chữ nghĩa, được xã hội trọng vọng.
Theo cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam (năm 2011) người con trai Khmer sau lễ thọ thập giới sẽ mặc áo cà sa và trở thành người tu hành bậc Sadi. Từ đây, cha mẹ phải lạy khi gặp mặt. Thậm chí, mỗi khi về nhà chơi cha mẹ phải dâng cơm vì Sadi là đại diện của Phật chứ không là con trai họ nữa.
Theo tục lệ, đến năm 20 tuổi, các Sadi sẽ được làm lễ để tu tiếp lên hoặc xin hoàn tục trở về đời thường lấy vợ, làm ăn nếu thấy mình đã hết phước tu. Thời gian tu học cũng được coi là điều kiện để một chàng trai lọt vào mắt xanh của những cô gái đến tuổi kén chồng, một dấu hiệu trưởng thành để bước vào hôn nhân.
"Con nhà anh/chị có đi tu?" , "Tu được bao lâu?" là câu hỏi cửa miệng trong xã hội truyền thống của người Khmer, nhất là trong trường hợp nhà trai muốn hỏi cưới dâu. Điều này cho thấy vị trí của người từng đi tu trong xã hội của người Khmer là rất cao. Người đã từng đi tu, được xem là một Phật tử thuần thành, tiếng Khmer gọi là Ontích. Các Ontích thường được mời làm chủ lễ trong các hoạt động văn hóa, tôn giáo trong phum, sóc.
Hòa thượng Gen Thek Rô Chau Prô's, trụ trì chùa Thon Măn Mích, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An Giang cho biết: "Phong tục, tập quán của dân tộc Khmer là cha mẹ rất quan tâm vấn đề tu hành. Tu để biết luật lệ của đạo Phật. Cha mẹ đưa đi học lúc 6 tuổi, tốt nghiệp lớp 12 hoặc đại học một thời gian, quay lại làm lễ xuất gia. Được 1 năm cũng được, mà 3 tháng, 3 ngày hoặc 1, 2 ngày cũng được. Tùy theo bản thân, tu 2 ngày, 3 ngày cũng được phước".
Khi cho con nhập tu trước hết cha mẹ phải gặp Sư Cả ở chùa trong phum, sóc mà gia đình đang sinh sống, để bàn và định ngày tổ chức nhập tu. Thông thường tổ chức cùng một lúc có nhiều người để giảm tốn kém và không phải tổ chức nhiều lần. Người con trai lớn lên vào chùa tu là để báo hiếu trả ơn cha mẹ, nên nhất thiết phải có sự đồng ý của cha mẹ thì ở chùa mới nhận và tổ chức lễ nhập tu.
Sau khi Sư Cả đã thống nhất với gia đình ngày nhập tu thì gia đình phải chuẩn bị áo cà sa, bình bát và một số vật dụng khác cho con mình. Trước lễ chính thức một ngày, người con trai được các sư làm lễ thế phát (cạo đầu), thay quần bằng chiếc xà rông, thay áo bằng một tấm khăn vải trắng khoác lên vai từ trái sang phải. Tấm vải trắng mới này được gọi là Pênexo, một khi khoác tấm vải trắng này tức là anh ta đã từ bỏ thế tục.
Trong thời gian này, gia đình người có con đi tu cũng mời chư tăng về nhà họ để tụng kinh, cúng dường, làm lễ quy. Ngày hôm sau, người con trai sắp sửa nhập tu sẽ bưng mâm áo cà sa đi trình khắp bà con dòng họ để thông báo là mình chuẩn bị xuất gia. Sáng ngày thứ ba, gia đình chuẩn bị một số món ăn đem vào chùa cúng, trưa cùng ngày các sư ở chùa sẽ tiến hành Hoằng pháp tại chánh điện và làm lễ mặc áo cà sa cho các tăng mới vừa nhập tu, từ đây, các tăng sẽ ở lại chùa để tu.
"Hot girl quận Cam" có chính thức lên xe hoa với nhan sắc khó tin? team youtuber11:36:57 08/03/2021Thuý Diễm giờ đây đã xinh xắn hơn với gương mặt được trang điểm đậm nét và đặc biệt là bộ trang phục cưới truyền thống đang mặc trên người khiến không ít người tin rằng cô nàng đã kết hôn. Thông tin hiện tượng mạng, hot girl Quận Cam - Nguyễn Ngọc...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo