Tại sao bia mộ Võ Tắc Thiên không có chữ nào, nghe xong ai cũng sốc!
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Có rất nhiều lời đồn thổi về các loại bùa ngải có thể giúp người dùng may mắn, phát tài và khiến người bị ếm mất ăn mất ngủ, thậm chí kiệt quệ. Bùa Lỗ Ban, xuất xứ từ Trung Hoa cũng là một trong những loại bùa chú có sức mạnh đáng sợ ấy.
Lỗ Ban là tên của một vị đạo tổ của ngành thợ mộc ở bên Trung Hoa, vì là người nước Lỗ có tên huý là Ban cho nên gọi là "Lỗ Ban". Ông là người đã chép lại rất nhiều các loại sách dạy về cách thức xây nhà, làm vật dụng cho nên các thợ xây sau này tôn lên làm ông tổ nghề, trong các bản sách truyền cho hậu thế ngài có chỉ dạy thêm về các bùa chú, trừ tà hay chữa bệnh chính vì lẽ đó nên gọi các bùa chú này là bùa Lỗ Ban. Vì vậy, sau này bất cứ ai làm nghề thợ mộc hay thợ xây cũng biết đến các loại bùa chú này cho nên tự lập thành một hệ Phái Lỗ Ban.
Bùa Lỗ Ban là loại bùa chú phổ cập trong dân gian sau đó được các pháp sư áp dụng thêm sử dụng theo môn phái của mình, chính vì vậy nên có muôn vàn loại bùa, chú, và có những công dụng khác nhau. Bùa Lỗ ban không có tác dụng mãi mãi mà chỉ có trong khoảng thời gian nhất định.
Lý do con người dùng đến bùa Lỗ Ban
Ngày xưa trong khi làm nhà thì những người thợ và chủ nhà thường phát sinh những mâu thuẫn vì những người thợ lúc đó có địa vị rất thấp vì vậy chủ nhà không chỉ tiếp đãi họ qua loa sơ sài mà còn cắt giảm tiền công và thậm chí còn đánh, mắng họ. Để bảo vệ cho những lợi ích của mình và trừng trị những người chủ nhà bất nhân thì trong những người thợ đó có những người học theo phép của bùa Lỗ Ban, đã sử dụng bùa Lỗ Ban để ếm căn nhà họ vừa xây dựng, khiến cho chủ nhà suy sụp.
Có những truyền thuyết nói rằng, những người thợ biết dùng bùa Lỗ Ban cứ 10 nhà họ phải ếm một nhà để nuôi tổ nghề. Gặp phải nhà thứ 10 mà đối xử tốt với họ thì những vị thầy Lỗ Ban đó phải dựng một căn nhà giả và ếm vào đó sau đó đốt đi mới khỏi bị tổ hành. Có rất nhiều truyền thuyết trong dân gian nói về việc các người thợ ếm nhà và hậu quả xảy ra vô cùng thảm khốc cho gia chủ.
Cách thức luyện bùa Lỗ Ban
Khi bắt đầu luyện bùa các pháp sư sẽ tập quán tưởng trong đầu cho đến khi lá bùa đó có thần nghĩa là người pháp sư đó có thể nhìn vào bất cứ đâu cũng tưởng tượng ra lá bùa đó từ đó bùa bắt đầu xoay chuyển theo ý nghĩ của pháp sư mà làm việc pháp sư phải tu luyện rất lâu mới có thể làm như vậy.
Còn một hình thức quan trọng đó là tha lực của chư tổ. Nếu muốn tu luyện loại bùa Lỗ Ban cần có thầy và tổ chứng vì sức của con người là có hạn nếu không có thầy tổ điểm đạo chứng cho thì khó mà có thể sử dụng hết công năng được.
Phương pháp giải bùa Lỗ Ban
Để hóa giải bùa Lỗ Ban vào ngày bắc xà phải dùng 3 thứ súc vật trâu, dê, lợn để làm đồ lễ tế, ngoài ra phải chuẩn bị một bức hoành phi, báo cáo lên các vị Tướng Thần và vị Sư Tổ Lỗ Ban rồi bí mật viết nội dung một lá bùa Sau đó đem lá bùa đốt ở chỗ không có người và tuyệt đối không được để cho người khác nhìn thấy sau đó giấu màu đen vàng và máu chó vào trong rượu, khi bắc xà thì đem rượu này rắc lên đầu người thợ, rắc liên tiếp 3 chén và số rượu còn lại chia cho thợ thuyền cùng uống. Như vậy người thợ yểm bùa, yểm ma sẽ phải chịu hậu quả từ chính hành động của mình, trong khi mọi việc của chủ nhà vẫn có thể gặp may mắn và thuận lợi.
Âm mưu trù yểm chấn động hậu cung nhà Trần
Vào thế kỉ XIV, hậu cung triều Trần đã một phen chấn động bởi âm mưu bùa chú trù yểm của một bà phi.
Người phụ nữ này không rõ tên họ là gì. Theo sách Việt sử tiêu án, bà là phi tần của Hoàng Đế Trần Minh Tông (1314-1329). Khi được tuyển vào cung, bà được phong làm Thứ Phi với tên hiệu Triều Môn. Bởi vậy, sử cũ vẫn thường gọi bà là Triều Môn Thứ Phi. Hiện chưa rõ Triều Môn nhập cung năm nào, chỉ biết vào cuối năm 1319 (nghĩa là năm năm sau ngày Trần Minh Tông lên ngôi), bà đã hạ sinh Hoàng Tử Trần Nguyên Trác. Xét về thứ bậc các Hoàng Tử, Nguyên Trác là Hoàng Tử thứ hai (sau Thái Tử Trần Vượng). Khi lớn lên, Nguyên Trác được phụ hoàng phong tước Cung Tĩnh Vương.
Năm 1329, khi Trần Nguyên Trác được 10 tuổi thì Trần Minh Tông nhường ngôi cho Thái Tử Trần Vượng (tức là Hoàng Đế Trần Hiến Tông: 1329-1341) để lên làm Thượng Hoàng. Theo thông lệ, Thượng Hoàng sẽ sống ở cung Thánh Từ, còn Hoàng Đế thì ở cung Quan Triều nên trong năm này, mẹ con Triều Môn cũng khăn gói theo Minh Tông chuyển sang cung Thánh Từ. Cung Thánh Từ thuộc Cấm Thành Thăng Long, nằm về phía Bắc cung Quan Triều nên còn được gọi là Bắc Cung.
Sau 12 năm ở ngôi, năm 1341, Trần Hiến Tông băng hà khi chưa có con nối dõi. Thượng Hoàng Trần Minh Tông lúc này còn sống và ông đã lập Hoàng Tử thứ 10 (tên là Trần Hạo) lên ngôi, tức là Hoàng Đế Trần Dụ Tông (1341-1369). Lúc này Trần Hạo mới 5 tuổi. Vì sao Minh Tông không lập các Hoàng Tử thứ hai, thứ ba... mà lập Hoàng Tử thứ mười? Chuyện này kể cũng dài dòng, xin tóm lược như sau.
Trần Minh Tông lập Hoàng Hậu muộn (năm 1323, nghĩa là 9 năm sau ngày ông lên ngôi) và có ý chờ Hoàng Hậu sinh Hoàng Tử để lập làm Thái Tử, dù trước đó ông đã sinh Trần Vượng. Trớ trêu thay, Hoàng Hậu lại muộn con. Minh Tông không còn cách nào khác phải lập Trần Vượng làm Thái Tử. Sau ngày Minh Tông nhường ngôi, Hoàng Hậu mới lần lượt sinh một Công Chúa và hai Hoàng Tử. Lệ nhà Trần thường lập con của Hoàng Hậu làm Thái Tử nên khi Trần Hiến Tông mất, Minh Tông đã chọn Hoàng Tử Trần Hạo (do Hoàng Hậu sinh) làm người thừa kế ngai vàng. Nếu xét về tuổi tác thì Trần Hạo nhỏ hơn các Hoàng Tử kia nhưng về địa vị lại cao hơn họ, nên hoàn toàn đủ tư cách nối ngôi.
Nhưng đối với Thứ Phi Triều Môn, việc Trần Hạo lên ngôi là một đòn đả kích dữ dội. Triều Môn đinh ninh rằng, Trần Hiến Tông qua đời không có con nối thì theo lẽ thường, người em có thứ tự gần nhất (tức là Trần Nguyên Trác) sẽ được phép kế thừa ngôi báu. Đằng này, Trần Minh Tông không làm vậy mà đã cố tình bỏ qua Nguyên Trác lớn tuổi để lập Trần Hạo nhỏ dại. Hậm hực và bất bình, vị Thứ Phi này đã dồn toàn bộ căm tức lên ba người con của Hoàng Hậu. Trong cơn lồng lộn ghen tức, Triều Môn đã dùng bùa chú để yểm các con Hoàng Hậu cho hả dạ.
Mưu gian mau chóng được Triều Môn tiến hành. Triều Môn bí mật liên hệ với một tên đạo sĩ. Được tên này chỉ vẽ và cho bùa chú, Triều Môn đã mua một con cá bống rồi nhét lá bùa có ghi tên ba người con của Hoàng Hậu vào miệng cá, sau đó âm thầm thả cá xuống giếng Nghiêm Quang.
Thực hiện trót lọt hành vi trù yểm, Triều Môn tin tưởng lời nguyền sẽ mau ứng nghiệm để anh em Trần Hạo rời trần thế sớm một chút, để Nguyên Trác con bà ta có cơ hội nối ngôi. Tiếc rằng, người tính không bằng trời tính, việc làm đen tối của Triều Môn đã mau chóng bại lộ.
Việc trù yểm của Triều Môn bị phát giác một cách tình cờ, do một người lính canh vô tình bắt được con cá bống dưới giếng. Người ấy vội bẩm báo với Trần Minh Tông. Điều này khiến Trần Minh Tông vô vùng kinh hãi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư kể rằng:
"Trước kia Minh Tông ngự ở Bắc Cung, có người canh cửa bắt được một con cá bống ở trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm cá có ngậm vật gì, khều ra xem thì trong ấy có chữ, tức là bùa ếm nguyền có những chữ Dụ Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là con của Hiến Từ (tức là Hoàng Hậu của Trần Minh Tông - NTT)). Người canh cửa cầm cái bùa ấy tâu lên. Minh Tông hãi quá, truyền bắt hết các cung nhân, các mụ, các tì trong cung để xét hỏi".
Giữa lúc mệnh lệnh của Trần Minh Tông sắp được thi hành thì Hoàng Hậu ngăn lại. Hoàng Hậu Hiến Từ vốn là người nhân đức, bà không muốn vì chuyện này mà có người bị kết tội oan, bởi đó, bà đã xin phép Trần Minh Tông để bà tự mình điều tra. Trần Minh Tông đồng ý. Chẳng bao lâu, từ việc tìm xem nơi nào trong cung mua cá bống, Hoàng Hậu đã biết chắc chắn thủ phạm của lá bùa kia là Thứ Phi Triều Môn.
Biết chuyện, Trần Minh Tông dự định tra xét đến cùng. Nhưng một lần nữa, Hoàng Hậu lại ngăn cản. Hoàng Hậu cho rằng đây là chuyện nơi cung cấm, không nên để người ngoài biết. Vả lại, nếu chuyện tiết lộ ra thì e rằng sau này, Trần Dụ Tông sẽ sinh mối hiềm khích với Cung Tĩnh Vương Nguyên Trác (lúc này, Trần Nguyên Trác đang giữ chức Thái Uý). Từ đó, Hoàng Hậu đề nghị Trần Minh Tông giữ kín mọi chuyện, không xét hỏi gì nữa. Trần Minh Tông không muốn hoàng tộc bất hòa nên đã nghe lời Hoàng Hậu.
Con cá bống bị phát hiện khiến mưu toan của Triều Môn tan thành bọt nước. Bởi chủ trương giữ kín mọi chuyện của Hoàng Hậu, Triều Môn dĩ nhiên là không bị trừng phạt. Nhưng "bức vách có tai", dẫu Trần Minh Tông cùng Hoàng Hậu giấu kín đến mấy, câu chuyện cũng đã đến tai một vị tướng quân là Trần Tông Hoắc.
Năm 1357, Thượng Hoàng Trần Minh Tông tạ thế. Lúc này, Trần Dụ Tông đã 21 tuổi, đủ trưởng thành để cai trị đất nước. Trần Tông Hoắc là người cơ hội, liền đem chuyện con cá bống năm xưa kể lại với Dụ Tông, lại còn bịa đặt thêm thắt khiến Trần Dụ Tông nảy sinh ngờ vực với Thái Uý Trần Nguyên Trác. Trần Dụ Tông nghĩ rằng Trần Nguyên Trác nguyền rủa mình, bèn hạ lênh bắt giam Nguyên Trác. Bấy giờ, không rõ Triều Môn còn sống hay đã chết, nhưng lời nguyền rủa của bà ta thì đã "ứng nghiệm ngược" và trút lên đầu con trai bà.
Giữa lúc tính mạng của Trần Nguyên Trác đang bị đe dọa thì Hiến Từ Thái Hậu đã đứng ra khuyên giải Trần Dụ Tông. Nhiều đại thần cũng cố sức xin miễn tội cho Thái Uý. Trần Dụ Tông nghe lời mẹ, tha bổng Nguyên Trác và cho giữ chức tước như cũ. Sau lần suýt chết này, Trần Nguyên Trác luôn chú ý giữ mình và hết lòng trung thành với Dụ Tông, sau cùng được Dụ Tông phong làm Hữu Tướng Quốc (địa vị như Tể Tướng, cùng với Tả Tướng Quốc nắm giữ mọi việc quân dân chính trong nước).
Các sách xưa chép chuyện trù yểm nói trên là để khen ngợi sự nhân từ của Hiến Từ Thái Hậu, nhờ đó chúng ta mới có thể biết được âm mưu đen tối của Triều Môn. Tức giận vì con trai không được chọn làm Hoàng Đế, với lòng dạ hẹp hòi, ác độc, Triều Môn đã mượn bùa chú để hại người. Rốt cuộc, "thiên bất dung gian", âm mưu bị vỡ lở, Triều Môn chẳng giúp gì được con trai mà còn khiến con suýt nữa bỏ mạng.
Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? Hoàng Phúc16:27:38 08/09/2024Tông Nhân Phủ là cơ quan chuyên chế quản lý người trong hoàng thất, nơi này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim cung đấu thời Thanh. Khi tình tiết phim phát triển lên cao trào, thường sẽ có câu thoại lôi tới Tông Nhân Phủ .
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo