Chủ hàng quán tung tin sư Minh Tuệ xuất hiện, hàng trăm người vội "mắc bẫy"
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Vừa qua, một người đàn ông đã bị sốc nhiệt dẫn tới kiệt sức và ngất xỉu khi tham gia đoàn đi theo sư Thích Minh Tuệ. Bệnh nhân được nhập viện tại bộ phận cấp cứu hồi sức tích cực, sau đó được chuyển lên điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc.
Với những triệu chứng trên, người đàn ông được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế thì không qua khỏi.
Từ sự vụ đáng tiếc trên, nhiều người không khỏi thắc mắc về việc làm sao để đi bộ đúng cách, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống. ThS.BS CKII Nguyễn Duy Thạch, Giảng viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, phụ trách Phòng khám Nội, Khu Điều trị Kỹ thuật cao, BV huyện Bình Chánh, TP.HCM, cho biết về khía cạnh y học, nhu cầu năng lượng cho cơ thể để đáp ứng hoạt động thể lực trung bình mỗi ngày khoảng 2.000-2.500 Kcal/ngày. Năng lượng này chủ yếu từ thức ăn, trong thức ăn có ba chất cung cấp năng lượng cho cơ thể là protein, lipid và glucid.
"Khẩu phần ăn hằng ngày vừa phải đảm bảo nhu cầu năng lượng vừa phải đủ thành phần các chất protein, lipid, glucid, vitamin, nước và khoáng chất. Cơ thể sử dụng nguồn năng lượng này cho các hoạt động cần thiết hằng ngày như: giúp duy trì hoạt động của tim, mạch máu; hoạt động của phổi, thận; hoạt động điều hòa giúp giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, giúp tiêu hóa thức ăn, giúp con người vận động, đi lại...
Đây là những nhu cầu tối thiểu cần thiết giúp duy trì sự sống. Khi nguồn năng lượng này không được đảm bảo sẽ dẫn đến những rối loạn hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.Trước hết là hạ đường huyết với biểu hiện hồi hộp, cồn cào, cảm giác bất an, run tay, nặng hơn dẫn đến rối loạn ý thức như lơ mơ, hôn mê.", BS Thạch nói và cho biết nguyên nhân có thể là do ăn không đủ lượng, không đủ chất, mất cân đối khẩu phần ăn...
Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình của con người là 36.6-37.1 độ C. Khi cơ thể ở trong môi trường quá nóng, ví dụ trên 55 độ C thì thân nhiệt sẽ bị rối loạn, dẫn đến rối loạn hoạt động của tất cả các cơ quan. Khi đó con người sẽ bị choáng váng, xây xẩm, đau đầu, khô miệng, tăng thân nhiệt, hồi hộp, buồn nôn, vọp bẻ. Thời gian kéo dài lâu sẽ dẫn đến lơ mơ, lú lẫn, co giật, hôn mê, thậm chí không qua khỏi.
Theo ThS-BS Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng TP.HCM, việc ngủ với tư thế nằm là tư thế giảm áp lực cho cột sống tốt nhất. Còn đối với những trường hợp ngồi hoặc đứng ngủ vẫn tạo ra những áp lực và thậm chí ngồi mà sai tư thế sẽ gây áp lực lớn lên cột sống.
"Thứ nhất, đối với những trường hợp ngồi trong tư thế thiền, chúng ta cần phải ngồi đúng tư thế. Còn nếu ngồi sai tư thế kéo dài và ngủ trong tư thế ngồi, thường chất lượng giấc ngủ của chúng ta sẽ không sâu. Thứ hai, sai tư thế thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến cột sống và việc bị rối loạn giấc ngủ cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều lên huyết áp, đường huyết dẫn đến những rối loạn về tâm thần.
Cho nên, đối với những người mà họ tu tập hoặc những người có phương pháp rèn luyện đúng thì trạng thái ngủ ngồi có thể ít ảnh hưởng. Còn đối với những người không biết cách thì thường nó sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi", BS Hùng nói.
Về việc khi những người đi bộ hành tu tập đột ngột chuyển qua ăn 1 bữa/ngày, tùy vào ngưỡng thích nghi của mỗi người, đối với dinh dưỡng cân bằng và dinh dưỡng y học thì trung bình mỗi ngày chúng ta nên ăn 3 bữa chính và tùy vào mỗi người thì có thể ăn 1 đến 2 bữa phụ.
Việc chuyển qua ăn một bữa, lúc này cơ thể chúng ta sẽ lấy những nguồn năng lượng dự trữ để sử dụng, tùy vào việc chúng ta dự trữ được bao nhiêu. Nếu như nguồn dự trữ này hết sẽ phát sinh ra những dấu hiệu về thiếu vi chất dẫn đến suy dinh dưỡng, suy kiệt, suy mòn.
"Một số người chuyển qua ăn một cử, giai đoạn đầu sẽ thấy cơ thể có khả năng thích nghi rất tốt. Tuy nhiên, về lâu dài, khả năng này sẽ bắt đầu giảm dần và có những người không thích nghi được. Đặc biệt là những người có bệnh lý nền. Tôi không khuyến khích những người có bệnh lý nền hoặc khả năng điều tiết của họ không tốt, không nên đi theo hướng này", BS Hùng đưa ra lời khuyên.
Nói về yếu tố tâm lý, BS Hùng cho biết đây là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong những trường hợp khổ luyện hoặc trong những bối cảnh khắc nghiệt. Có nhiều trường hợp một thời gian rất dài, họ không ăn uống nhưng vẫn có thể tồn tại một khoảng thời gian rất lâu, đó là do khả năng tâm lý và sự thích nghi của cơ thể.
"Cho nên, tôi nghĩ việc nhiều người muốn thích nghi giống sư Minh Tuệ là không nhiều. Bởi hiện nay đã có những nghiên cứu cho thấy rằng, nếu chúng ta nhịn ăn, có uống nước thì 4 tuần sau cơ thể sẽ bị suy kiệt. Vì vậy, chúng ta phải hiểu rằng cơ thể chúng ta không phải là vô hạn.
Do đó, chúng ta nên nương theo sức khỏe của mình, ví dụ mình cảm thấy bị mỏi mệt, cảm thấy bị viêm loét, trào ngược, chóng mặt...Hoặc những trường hợp cảm thấy cơ thể tới ngưỡng đau khớp, đau cơ, mà cứ tiếp tục thực hành, càng có chiều hướng xấu đi thì chúng ta nên dừng lại", BS Hùng chia sẻ.
Công ty ngừng đi chùa cúng dường, chuyển sang hiến máu sau sự vụ Thích Minh Tuệ Bút Màu10:44:52 30/05/2024Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một thông báo của một công ty tin học gửi đến tất cả cán bộ, nhân viên công ty về việc Ngừng đi chùa vào ngày mùng 1 Âm lịch hàng tháng . Đại diện công ty đã có những chia sẻ xoayquanh văn bản...
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
17 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
10 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
13 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo