TP.HCM vận động F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch Covid-19
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Liên quan đến vụ cả nhà nhập viện nghi do ngộ độc nấm ở Tây Ninh, người chồng hiện đã không qua khỏi còn người vợ đang nguy kịch do suy gan cấp, rối loạn đông máu. Bệnh nhân được điều trị tích cực nhưng có nguy cơ nặng nề, tiên lượng khó qua khỏi.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), 3 trường hợp nghi ngộ độc nấm chuyển từ Tây Ninh lên là người trong một gia đình. Bệnh nhân gồm chồng, vợ và con gái 17 tuổi.
Được biết, cách thời điểm nhập viện khoảng 3-4 ngày, gia đình bệnh nhân đã hái nấm và xào với mướp ăn. Người chồng ăn nhiều nhất với khoảng nửa phần nấm xào mướp, người vợ và con gái ăn phần còn lại.
Từ 8-12 giờ sau, lần lượt 3 người có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng rất nhiều, mức độ ngày càng nặng hơn. Các bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện địa phương và tiếp tục chuyển lên TP.HCM vào ngày 6/6.
Trong quá trình chuyển viện, người chồng bị khó thở, suy hô hấp, được đặt nội khí quản, bóp bóng. Tuy nhiên, ông qua đời tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Người vợ và con gái được chuyển lên Khoa Bệnh nhiệt đới trong tình trạng suy gan gấp, men gan tăng rất cao kèm theo rối loạn đông máu.
"Chúng tôi nghi ngờ các biểu hiện này do ngộ độc sau khi ăn nấm. Tuy nhiên, ngộ độc nấm gì và độc tố nào thì chưa thể khẳng định được, cần thêm thời gian để khai thác từ gia đình", bác sĩ Ngân nói với báo chí.
Sau hai ngày điều trị, người con gái 17 tuổi đã cải thiện nhưng phải theo dõi thêm chức năng gan và rối loạn đông máu. Trong khi đó, người vợ vẫn nguy kịch, rối loạn chức năng gan diễn tiến xấu. Bệnh nhân được điều trị tích cực với lọc máu nhưng có nguy cơ nặng nề hơn, tiên lượng khó qua khỏi.
Theo chia sẻ, hai vợ chồng bệnh nhân thường hái nấm ăn và cho rằng có kinh nghiệm phân biệt. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi ăn nấm mọc hoang vì nguy cơ nhầm lẫn dẫn đến ngộ độc.
Những độc tố khác nhau của nấm ảnh hưởng các hệ cơ quan khác nhau, có thể bị ảo giác hoặc rối loạn tri giác, suy thận, rối loạn chức năng gan... Triệu chứng ngộ độc nấm có thể khởi phát rất nhanh ngay sau khi ăn nhưng cũng có thể sau 8-12 giờ. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Trước đó, một người đàn ông ở Bình Thuận cũng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy vì ngộ độc sau khi ăn nấm mọc ra từ xác nhộng ve sầu.
Bác sĩ Nguyễn Thái Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh khuyến cáo người dân không nên sử dụng bất cứ loại nấm nào ở rừng về làm thức ăn. Nhiều trường hợp đã ăn nhầm nấm độc và bị ngộ độc nấm.
Thông thường, các trường hợp bị ngộ độc nấm sẽ có diễn biến rất nhanh, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, người dân nếu có các triệu chứng ngộ độc do nấm gây ra, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Theo ông Thành Từ Dũ, Bí thư Huyện ủy Tân Biên, nấm trứng gà, trứng ngỗng là loại nấm rừng nhưng có nhiều loại, có loại có độc và loại không độc. Người dân địa phương thường hái nấm rừng này vào mùa mưa để làm thức ăn. Tuy nhiên, nếu sơ suất có thể nhầm lẫn giữa nấm độc và nấm không độc.
Ngoài ra, nấm rừng không độc vẫn có thể bị nhiễm độc tố từ các loại nấm rừng khác hoặc con vật có độc tiết, chất độc dính vào nấm.
Người dân cần thận trọng khi sử dụng các loại nấm được hái từ rừng nhằm tránh bị ngộ độc.
Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên thế giới hiện có hơn 10.000 loại nấm đã được xác định danh tính, trong đó có hàng trăm loại nấm độc. Dù trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa ra những cảnh báo về nguy cơ chết người do ngộ độc nấm gây ra. Nhưng một số người dân vẫn giữ thói quen hái nấm tự nhiên trong rừng về ăn.
Các loại nấm độc kể cả sau khi đun nấu ở nhiệt độ 200 độ C, độc tố vẫn bền vững không bị phá hủy. Vì vậy, để an toàn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo: Người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn chủng loại nấm, nguồn gốc nấm, bảo đảm ăn được mà không bị ngộ độc. Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (như mũ, phiến, cuống, vòng cuống và bao gốc), đặc biệt, những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
Hai anh em ngộ độc botulinum: Tình trạng liệt cơ diễn tiến xấu hơn, không thể nói trước điều gì M.A14:31:44 27/05/20232 anh em ăn chả lụa kèm với bánh mì bị ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn chưa có chuyển biến khả quan, đặc biệt là người anh. Bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, không thể nói trước những khả năng có thể xảy ra.
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo