Cẩm Thu: Ly dị vì Linh Tâm đi Mỹ rồi có vợ, vẫn tâm sự với "bà sau" của chồng
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Đối với cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại, Tuấn Châu chắc hẳn là cái tên không còn xa lạ, đặc biệt là đối với những khán giả yêu mến bộ môn nghệ thuật cải lương. Gần đây, anh chia sẻ chuyện không được lòng nhà vợ.
Cụ thể mới đây, tại chương trình Nhà có khách, "hoàng tử cải lương" Tuấn Châu đã chia sẻ về thân thế của mình: "Ông nội tôi là người Ấn Độ, lấy bà nội tôi là người Việt. Hồi nhỏ tôi sống ở khu Chợ Lớn nên nói được tiếng Hoa, rồi lấy bà xã cũng là người Hoa.
Từ nhỏ tôi đã mê cải lương và gốc gia đình tôi cũng có ông cậu là nghệ sĩ cải lương ở đoàn Sài Gòn 2. Tôi hay sang đoàn đó chơi cùng cậu mình nên cải lương ngấm vào máu.
Năm 16 tuổi, tôi đi học hai tuần rồi vào đoàn cải lương, vào vai quân sĩ, vài năm sau mới được lên vai, cứ từ vai nhỏ tới vai lớn, từ kép 4 tới kép 3 kép 2.
Năm 19 tuổi, về đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga, được xét vào dạng tài năng trẻ để lăng xê. Tính tới giờ, tôi theo nghề cũng phải hơn 40 năm rồi".
Tiếp đó, nghệ sĩ Tuấn Châu chia sẻ câu chuyện tình yêu và hôn nhân: "Tới tận năm 1997 tôi mới qua Mỹ theo bà xã.
Tôi quen vợ ở Việt Nam và cô ấy khi đó cũng chưa đi Mỹ. Thời điểm ấy, tôi đã có chút tiếng tăm nhưng gia đình vợ tôi khó lắm, ban đầu không chịu cho con gái lấy tôi.
Đến khi bà xã chuẩn bị đi Mỹ thì phát hiện có thai. Con được hơn một tuổi thì cô ấy mới sang Mỹ. Lúc đầu, bà xã định bỏ con lại, đi một mình thôi nhưng ra sân bay ngồi gục xuống không đi nổi, mới vào phòng ký tên để đưa cả con gái và cha mẹ đi cùng. Tới tận 7 năm sau bà xã mới đưa tôi qua Mỹ cùng.
Lúc mới quen, dù bị gia đình ngăn cấm nhưng vợ tôi vẫn chấp nhận xách vali để ra sống chung với tôi. Khi đó, cô ấy mới có 20 tuổi. Nhưng tôi lại rất đàng hoàng, không phải dụ dỗ gì bà xã mà vẫn chung sống một vợ một chồng đến tận bây giờ.
Tôi còn nhớ, lúc đó gia đình vợ còn tìm đến tận đoàn hát để gặp tôi, trong khi tôi đang diễn trên sân khấu, vừa diễn vừa hoang mang. Tới lúc gặp, tôi nói luôn: "Bác cứ yên tâm đi, kể từ giờ phút này con sẽ đối xử với con bác...". Tôi chưa kịp nói hết câu thì ba vợ ra về luôn, không nhìn mặt tôi, cấm cửa.
Tới khi tôi qua Mỹ sống, nhà vợ thấy tôi đàng hoàng nên cũng xuôi lòng. Nói chung đàn ông thì cũng có lúc nọ lúc kia, nhưng mỗi khi làm gì tôi đều nghĩ vợ đã từ bỏ tất cả để theo mình, rồi có con với nhau, còn đưa tôi qua Mỹ, nên tôi chung thủy đến cùng.
Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi cũng có lúc mâu thuẫn, giận nhau, nhưng rồi lại làm lành. Vợ tôi có cách giữ chồng đặc biệt là mắt nhắm mắt mở, không kiểm soát, miễn đừng để cô ấy biết".
Có thể nói, tuy không còn thịnh hành như trước đây song những nghệ sĩ cải lương như Tuấn Châu vẫn ngày đêm cống hiến, bám trụ với nghề để bộ môn này không bị mai một.
Được biết, cải lương là loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền Đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ.
Giải thích về tên gọi cải lương, cố giáo sư Trần Văn Khê cho rằng, cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn, thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Cụ thể, ở bộ môn nghệ thuật này là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ một động từ theo nghĩa thông thường, cải lương trở thành danh từ riêng. Sau khi được đổi mới thì nghệ thuật cải lương khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức.
Về năm ra đời của nghệ thuật cải lương vẫn còn điều gây tranh luận. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tháng 12/1966, trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập nghệ thuật cải lương. Điều này có nghĩa là cải lương ra đời năm 1916
Tuy nhiên, theo cuốn Nghệ thuật sân khấu Việt Nam của tác giả Trần Văn Khải - xuất bản cuối năm 1970, cải lương ra đời vào năm 1917. Theo cố giáo sư Trần Văn Khê, cải lương ra đời năm 1918 trong luận án tiến sĩ của ông tại Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne, Pháp.
Từ khi ra đời đến nay, cải lương luôn lấy nội dung đấu tranh giải phóng dân tộc, miêu tả đời sống sinh hoạt của cha ông làm một trong những đề tài quan trọng trong sáng tác. Có giai đoạn, các vở cải lương, các bản vọng cổ trở thành vũ khí đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, đồng thời kêu gọi sự thức tỉnh, sự chuyển biến ý thức về vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc.
Những vở Tiếng trống Mê Linh, Nhụy Kiều tướng quân, Thái hậu Dương Vân Nga... đã trở thành bất hủ, cũng như vở Lấp sông Gianh với tiếng nổ khủng bố dưới chế độ Ngô Đình đã tạo nên tiếng vang lớn vượt ra bên ngoài sân khấu thuần túy, cùng với các phong trào đòi hiệp thương, thống nhất đất nước khác đã thể hiện sự sôi sục của quần chúng đương thời. Một số bản vọng cổ cũng có ý nghĩa lịch sử như Tiếng trống Thăng Long thành nói về cái chết của Tổng đốc Hoàng Diệu, Tâm sự Yến phi nói về hành vi "cõng rắn cắn gà nhà" của Nguyễn Ánh...
Tóm lại, dù trải qua những bước thăng trầm, cải lương nói chung đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc, hướng mọi người đến những điều tốt đẹp. Do đó, nghe (và xem) cải lương vào thời điểm nào cũng có ý nghĩa giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống quý báu của cha ông ta.
Vợ chồng NS Hoài Thanh - Đỗ Quyên: Hôn nhân viên mãn, định cư Úc giờ ra sao? Hoàng Phúc19:36:42 06/09/2024Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng hai nghệ sĩ Hoài Thanh - Đỗ Quyên vẫn giữ được vẻ trẻ trung. Sống tại xứ người, không đi hát đều đặn như trước nhưng Hoài Thanh và vợ vẫn vẹn nguyên tình yêu nghề.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo