Hậu duệ đời thứ 5 của Từ Hi Thái Hậu: Diện mạo y đúc, tài năng xuất chúng
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Sau hơn 20 năm kể từ lúc Từ Hi Thái Hậu qua đời đến lúc lăng mộ của bà bị quân phiệt cướp phá vào tháng 7/1928, nhiều người không khỏi sững sờ khi thấy cơ thể bà vẫn còn nguyên vẹn, đáng nói, da dẻ vẫn hồng hào như thể đang ngủ.
Từ Hi Thái hậu sinh năm 1835 và trở thành vợ lẽ của Hoàng đế Hàm Phong vào năm 1852. Sau khi con trai của bà là Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi, bà trở thành thái hậu và đã giành lấy quyền lực thực tế tối cao trong thời đại cuối nhà Thanh, kéo dài suốt nửa thế kỷ.
Theo ghi chép lịch sử, Từ Hi là một người phụ nữ vô cùng xa hoa, lãng phí và có nhiều nhận định trái chiều về vai trò của bà trong lịch sử. Cho đến nay, sau hơn 100 năm qua đời, nhân vật này vẫn là đề tài gây tranh luận không dứt của hậu thế.
Tháng 7 năm 1928, lăng mộ của Từ Hi Thái hậu bị khai quật bởi Tôn Điện Anh - một lãnh chúa quân phiệt thời Trung Hoa Dân Quốc. Đám đào mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu dọn sạch châu báu vàng ngọc xung quanh quan tài Từ Hy và đồ tùy táng trong "giếng phong thủy", binh lính của Tôn Điện Anh dùng búa nạy tung quan tài Từ Hy ra và hốt sạch sẽ số châu báu lót bên trong. Trong "Thế Tải Đường tạp ức" của một sĩ quan tham gia vụ phá mộ có đoạn:
"Lúc ấy, nắp quan tài mở ra, ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều đứng kinh ngạc. Nhìn vào quan tài, Tây Thái hậu diện mạo như còn sống, thấy rõ ở ngón tay mọc lông trắng dài cả tấc. Châu báu đầy trong quan tài, cấp bậc lớn thì lấy thứ lớn, quân lính thì lấy thứ nhỏ. Trưởng quan chỉ huy hạ lệnh lột phụng bào, lấy sạch châu báu trên đó...".
Trong cuốn "Tôn Điện Anh Đông lăng đạo bảo" có đoạn mô tả về Thái Hậu Từ Hi. Nội dung viết về việc miệng của Thái Hậu có ngậm một viên dạ minh châu chia thành 2 nửa, ghép thành hình cầu. Khi ghép lại, viên dạ minh châu phát ra ánh sáng màu xanh lục.
Từ đó, có những lời đồn đại rằng, viên dạ minh châu là bí quyết giúp bảo vệ xác của Thái Hậu. Gương mặt bà khi tiếp xúc với không khí bên ngoài bắt đầu đen lại.
Một trong những món vật đáng nghiên cứu nhất là viên dạ minh châu cuối cùng bị Tôn Điện Anh đánh cắp, nên lời đồn chưa được kiểm chứng.
Tuy nhiên, giới khảo cổ chú ý tới chi tiết, xác của Thái Hậu khi tiếp xúc với không khí mới bị oxy hóa. Điều này có nghĩa, xác của Từ Hi có bị phân h.ủy, nhưng nhờ quan tài bịt kín đã hạn chế quá trình này. Từ đây, các chuyên gia đặt câu hỏi về loại quan tài đặc biệt nơi đặt xác của bà.
Theo các ghi chép cổ, loại gỗ làm quan tài không phải là thứ gỗ thường. Đây là gỗ Kim Tơ Nam Mộc đặc biệt quý hiếm. Gỗ rất rắn chắc, có mùi thơm với đặc điểm để bao lâu cũng không bị mục nát, biến dạng.
Ngoài ra, để làm quan tài phục vụ cho Thái Hậu, thợ thủ công còn quét 49 lớp sơn dầu bên ngoài. Lớp ngoài cùng được quét một lớp sơn thếp vàng. Tiếp đó, bên trong quan tài có lót 13 lớp vải. Mỗi lớp lót lại làm thủ công với độ tinh xảo cao. Có thể thấy, đây là một trong những món vật đắt giá đưa Thái Hậu về "bên kia thế giới".
Chính nhờ cỗ quan tài đặc biệt này giúp ngăn cách không khí với xác của Từ Hi. Nhưng giới chuyên môn tiếp tục đặt câu hỏi. Phải chăng cỗ quan tài bịt kín giúp xác không bị thối sau khoảng 20 năm?
Sử sách trong cung từng ghi lại, vào ngày thứ 2 sau sinh nhật tuổi 74, Từ Hi Thái Hậu mắc chứng kiết lỵ nặng, thậm chí có ngày đi ngoài ra máu. Một tuần sau, bà gầy rộc dù được thái y trong cung hết lòng chạy chữa. Và chỉ 7 ngày sau đó, Thái Hậu đã từ trần. Vi khuẩn trong ruột và dạ dày là nguyên nhân khiến các xác bị thối.
Nhưng trận kiết lị này khiến vi khuẩn trong ruột và dạ dày Thái Hậu giảm mạnh. Cùng yếu tố cỗ quan tài đóng kín, không tiếp xúc với không khí bên ngoài được cho là những nguyên nhân quan trọng khiến xác chưa thối sau 20 năm.
Ngoài ra, nhiều người tìm hiểu kỹ sẽ nhận thấy lý do khiến cho người của vị thái hậu nổi tiếng không thối có lẽ bắt nguồn từ lối sống hết sức lành mạnh giúp bà có sức khỏe tuyệt vời.
Cầu kỳ từ việc đi vệ sinh
Từ Hi Thái hậu đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe, kể cả vấn đề vệ sinh. Lý do cơ thể Từ Hi không thối và trông như thể bà vẫn sống là do những thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài sau khi hệ tiêu hóa ngừng hoạt động. Tuy nhiên xác của Từ Hi không hề có mùi thối, đó chính là nhờ thói quen sinh hoạt cá nhân cẩn trọng của bà khi còn sống.
Vì thời cổ đại không có nhà vệ sinh cố định nên mỗi khi Từ Hi muốn đi vệ sinh sẽ truyền gọi "quan phòng" (một loại bồn cầu không cố định). "Quan phòng" của Thái hậu được làm từ gỗ bạch đàn thơm, bên ngoài khắc hình con thằn lằn lớn, bốn chân chạm xuống đất và cũng chính là chân của bồn cầu.
Miệng thằn lằn mở rộng để ngậm giấy, đuôi cuộn tròn lại làm tay nắm, bụng thằn lằn là đồ đựng, bên trong đặt rất nhiều vụn gỗ thơm sạch sẽ.
Đi loại giày cao gót tốt cho bàn chân
Khi Tôn Điện Anh mở nắp quan tài, còn thấy chân của Thái hậu tương đối nhỏ nhưng lại đi một đôi giày có đế rất cao. Đó là kiểu giày hoa bồn để - một kiểu giày cao gót đặc trưng thời nhà Thanh với phần gót giày ở giữa thay vì ở sau. Loại giày này được làm bằng gỗ, bên ngoài bao bằng các loại vải thêu tinh xảo. Phía trên mũi giày thường đính đá quý hay bảo thạch.
Từ Hi thái hậu đặc biệt yêu thích kiểu giày này bởi không chỉ đẹp mà nó còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe cho bàn chân. Trước hết, nó sẽ không làm biến dạng bàn chân. Hơn nữa, khi đi loại giày này, người phụ nữ buộc phải thẳng lưng, chân bước khoan thai, toàn thân toát lên vẻ phong nhã nhẹ nhàng. Nếu gấp gáp lắm, chỉ có thể đi từng bước ngắn mới giữ được thăng bằng. Nhờ đó, Từ Hi luôn có phong thái đi lại nhẹ nhàng.
Chăm sóc cơ thể từng "chân tơ kẽ tóc"
Từ Hi Thái hậu cũng đặc biệt chú trọng bảo vệ làn da, mái tóc và cả hàm răng. Mặc dù làn da của thái hậu có màu xám và thô ráp nhưng sau đó đã dần trở nên rất trắng và mịn màng sau khi được bảo dưỡng theo quy trình nghiêm ngặt.
Chế độ ăn uống đặc biệt
Từ Hi nổi danh là vị thái hậu có đời sống sinh hoạt vô cùng xa xỉ, đặc biệt là chuyện ăn uống. Riêng Từ Hi lại mở riêng một ngự thiện trong cung gồm nhiều bộ như Diện điểm bộ, Thái phẩm bộ, Thiện thực bộ... nơi những món ăn nổi tiếng đông tây đều có thể làm được. Theo ngự thiện phòng trong Thanh cung, khu vực bếp trong Di Hòa viên có tới 108 gian, trải dài 8 sân, có 128 người đảm nhiệm ngự trù. Mỗi bữa ăn của thái hậu có tới hơn 200 món, nhưng thực chất bà lại ăn rất ít, còn lại đem đi ban thưởng.
Rất có thể nhờ lối sống và các biện pháp chăm sóc cầu kỳ như vậy, Từ Hy không chỉ giữ được nhan sắc trẻ đẹp khi đã lớn tuổi, mà xác của bà cũng được bảo quản một cách hoàn hảo đến khó tin.
Từ Hi Thái Hậu những năm cuối đời thích làm 3 điều, 1 điều làm kẻ hầu khiếp sợ Châu Anh14:33:56 26/09/2024Từ Hy Thái hậu là người nắm giữ quyền thống trị trong suốt nửa thế kỉ trong triều đình vào thời cuối nhà Thanh. Theo dữ liệu lịch sử, Thái hậu Từ Hi thích làm ba việc này nhất trong những năm cuối đời.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo