Trộm lắc đầu khi nhắc Vương Chiêu Quân, lý do liên quan một bí mật ở phần mộ?

1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Lãnh cung – nơi giam giữ các phi tần thất sủng – từ lâu được nhắc đến như vùng đất của bi kịch và đau khổ. Đây là nơi những người phụ nữ từng được sủng ái bị đẩy vào cô đơn, uất hận, sống trong lãng quên.
Trải qua hàng thế kỷ, khu vực này hoang phế, được cho là mang nặng "năng lượng Âm".
Hiện nay, Lãnh cung không mở cửa cho khách tham quan. Có nhiều giả thuyết lý giải điều này. Một số ý kiến cho rằng nơi đây từng chứng kiến nhiều cái chết oan khuất của cung nữ, phi tần và thái giám nên ám khí rất nặng. Số khác lại cho rằng các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy hiểm về kết cấu.
Một địa danh khác gây tò mò trong Tử Cấm Thành là "Con đường Âm Dương" hay còn gọi là Đồng Tông Tử. Tương truyền, con đường này phân chia ranh giới giữa thế giới người sống và cõi chết. Vào những đêm gió lớn, con đường này được cho là xuất hiện hai lối đi kỳ lạ: lối Âm và lối Dương. Người sống nếu chọn lối Âm thì các linh hồn sẽ đi theo lối Dương để tránh va chạm. Nhưng nếu ai đó đứng giữa ranh giới hai lối, nơi giao thoa của hai cõi, có thể bị chiếm chỗ bởi linh hồn và gặp hậu quả khó lường. Dù chưa có kiểm chứng khoa học, nhưng nhiều người từng đi qua khẳng định họ không muốn quay lại lần thứ hai.
Tử Cấm Thành còn được bao phủ bởi không ít câu chuyện kỳ bí. Hoàng đế Phổ Nghi – vị vua cuối cùng của Trung Quốc – từng kể lại trong hồi ký rằng khi còn nhỏ, ông thường nghe thái giám và cung nữ truyền tai nhau về bóng ma xuất hiện vào ban đêm. Những câu chuyện này khiến không khí nơi đây thêm phần rùng rợn. Thậm chí trong thời hiện đại, có người cho biết từng thấy hình bóng cung nữ lướt qua những bức tường.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra giải thích: hiện tượng "ma" trên tường có thể là do lớp sơn chứa sắt tetroxide, tạo nên hiệu ứng phản chiếu kỳ lạ dưới ánh sáng ở một số khu vực hẹp. Dù có lời giải thích khoa học, nhưng truyền thuyết về Tử Cấm Thành vẫn luôn là đề tài thu hút sự chú ý.
Một điều đặc biệt khác ở Tử Cấm Thành là khu Tam Đại Điện gồm Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa – nơi tổ chức nghi lễ và thực thi quyền lực – hoàn toàn không có cây xanh. Điều này khiến nhiều du khách thắc mắc. Dưới đây là bốn giả thuyết được các nhà nghiên cứu đưa ra:
Giả thuyết thứ nhất cho rằng việc không trồng cây nhằm tôn lên vẻ uy nghiêm của hoàng quyền. Vua là "thiên tử" – con của trời – nên không vật gì được phép cao hơn điện Thái Hòa. Không gian trống trải, không bóng cây sẽ khiến người vào triều cảm thấy nhỏ bé, tăng thêm sự kính sợ và áp lực khi đối diện hoàng đế. Hơn nữa, việc có cây xanh có thể khiến khu vực này thu hút chim chóc, làm mất đi sự trang nghiêm vốn có.
Giả thuyết thứ hai lý giải rằng không trồng cây để triệt tiêu nơi ẩn nấp của thích khách. Hoàng đế là người nắm quyền tối thượng, nên luôn đối mặt với nguy cơ ám sát. Cây xanh có thể trở thành chỗ nấp lý tưởng cho kẻ gian. Lịch sử từng ghi nhận sự kiện vào năm Gia Khánh thứ 18, khi một nhóm phiến quân tấn công Tử Cấm Thành. Sau khi bị truy đuổi, chúng leo lên cây lớn để cắt cành và chuẩn bị phóng hỏa. Dù kế hoạch thất bại, sự kiện này khiến hoàng đế Gia Khánh lo ngại và cấm trồng cây quanh Tam Đại Điện từ đó.
Giả thuyết thứ ba cho rằng không trồng cây để phòng cháy. Cố Cung chủ yếu được xây bằng gỗ nên nguy cơ hỏa hoạn rất cao. Trên thực tế, các điện trong khu vực này từng nhiều lần bị cháy trong lịch sử. Cây xanh có thể hút sét, tạo điều kiện để lửa lan rộng. Thời xưa, kỹ thuật chữa cháy còn hạn chế, nên việc tránh cây cối là biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra, trong Cố Cung còn có 308 chiếc vạc chứa nước được bố trí để dùng khi cần, đặc biệt vào mùa đông sẽ đốt lửa bên dưới để tránh nước đóng băng. Cũng có những dãy nhà bằng đá đặc biệt được thiết kế làm tường phòng hỏa.
Giả thuyết cuối cùng liên quan đến phong thủy. Theo thuyết ngũ hành, khu vực Tam Đại Điện nằm ở trung tâm Tử Cấm Thành tượng trưng cho hành Thổ. Trong khi đó, cây cối thuộc hành Mộc, mà Mộc lại khắc Thổ. Việc trồng cây sẽ bị xem là điều kiêng kỵ, ảnh hưởng đến long mạch và quyền lực của hoàng đế. Do đó, các kiến trúc sư cổ đã thiết kế sân điện theo hình chữ "Thổ", hạn chế tối đa sự xuất hiện của cây xanh.
Dù mỗi giả thuyết đều có lập luận riêng, nhưng cho đến nay, lý do thực sự vì sao khu Tam Đại Điện không có bóng cây vẫn là bí ẩn chưa được xác nhận rõ ràng. Cũng như bao câu chuyện khác trong Tử Cấm Thành – từ Lãnh cung, Con đường Âm Dương cho đến những truyền thuyết ma quái – nơi đây vẫn là một kho tàng lịch sử đầy bí ẩn, gợi tò mò với bất kỳ ai từng đặt chân tới.
Tử Cấm Thành 600 năm không hư, đến mối cũng chào thua: Có "bùa" chống hủy diệt? JLO21:07:18 13/07/2025Khu phức hợp đồ sộ này gồm 980 tòa nhà, với khoảng 9.999 gian phòng lớn nhỏ. Tất cả được thiết kế và xây dựng theo phong cách kiến trúc cung đình cổ truyền của Trung Hoa, mang những họa tiết chạm trổ tinh xảo nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghi, xa...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo