Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?

2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trung Hoa thời cổ đại có không ít mỹ nhân nhưng chỉ có bốn người được cho là đại mỹ nhân. Người đẹp không chỉ do nhan sắc mỹ miều mà còn vì những cống hiến của họ đối với lợi ích quốc gia.
Vương Chiêu Quân là một trong số đó. Hàng ngàn năm sau khi nàng mất đi, đến cả những kẻ trộm mộ cũng không có ý định quấy rầy lăng mộ của nàng.
Vương Chiêu Quân còn được biết đến với tên là Minh Quân hay Minh Phi. Được biết, cái tên Chiêu Quân mang một ý nghĩa rất sâu sắc, theo sách Thuyết văn, từ "Chiêu" có nghĩa là ánh sáng từ mặt trời, còn "Quân" thường là phong hiệu của các vương thân quý tộc dùng từ thời Tần đến thời Hán cho cả nam lẫn nữ.
Sử sách ghi lại rằng Vương Chiêu Quân vốn chỉ sinh ra trong một gia đình rất bình thường nhưng nàng lại có một sắc đẹp mê đắm. Không chỉ xinh đẹp, mỹ nhân Vương Chiêu Quân còn rất thông thạo tứ nghệ là cầm, kì, thi, họa. Cũng như bao mỹ nhân khác, nàng được Hán Nguyên Đế tuyển vào cung. Đáng tiếc, hậu cung của Hán Nguyên Đế quá đông, nàng chẳng thể có dịp được diện kiến ngài lấy một lần.
Sự thật về dung mạo Vương Chiêu Quân có đáng để ca ngợi?
Theo sử sách còn lưu lại rằng, Vương Chiêu Quân vốn là con gái nhà thường dân nhưng nổi tiếng xa gần với vẻ đẹp của mình nên đã được gọi vào tiến cung. Vì hậu cung quá nhiều mỹ nữ, tới hàng nghìn hàng vạn người, Hán Nguyên Đế không thể tới gặp từng người nên đã nghĩ ra kế lệnh cho danh họa Mao Diên Thọ đến vẽ lại chân dung của từng người.
Biết thông tin này, nhiều cung nữ đã đút tiề.n cho Mao Diên Thọ để được họa hình thật đẹp, mong lọt vào mắt xanh của hoàng đế. Riêng nàng nhất mực không làm vậy nên Mao Diên Thọ đã cố ý họa dung mạo Vương Chiêu Quân thật xấu. Cũng vì thế, Vương Chiêu Quân không được hoàng đế chú ý tới, nàng bị giữ lại làm cung nữ.
Sau này, thủ lĩnh Hung Nô sang Trung Nguyên xin kết thân cùng Hán Nguyên Đế và hứa sẽ không lăm le tới vùng biên ải. Hán Nguyên Đế đồng ý, ông ra lệnh cứ theo lệ cũ là tìm một cung nữ rồi phong làm công chúa, sau đó sẽ cho hòa thân cùng thủ lĩnh Hung Nô.
Thế nhưng có ai chịu tới nơi nắng gió xa xôi để sống cả đời rồi đến chế.t cũng không thể quay về nhà, chẳng một cung nữ nào chịu chấp nhận chuyện này. Đột nhiên, Vương Chiêu Quân kiên quyết xin được đi. Hán Nguyên Đế khi này mới nhận thấy vẻ đẹp của nàng và yêu cầu đổi người khác nhưng Vương Chiêu Quân một mực không chịu. Hán Nguyên Đế đành thuận theo.
Mới đây, các chuyên gia khảo cổ đã sử dụng kỹ thuật AI để phục dựng các bức họa cũ và nhan sắc "lạc nhạn" của Vương Chiêu Quân. Bất ngờ là, sau khi bức ảnh được công bố, mọi người được một phen ngã ngửa khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nàng.
Từ bức ảnh, có thể thấy rằng Vương Chiêu Quân có một khuôn mặt hình chữ điền với mắt một mí khá nhỏ và mũi cao. Xét về tổng thể dung mạo của nàng không quá xấu xí nhưng với người hiện đại thì đây không thể coi là mỹ nhân đứng thứ 2 trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa được.
Tuy nhiên, các học giả lại cho rằng với mỗi thời đại, gu thẩm mỹ của con người cũng khác nhau, có thể trong con mắt của người xưa, Vương Chiêu Quân thực sự là một mỹ nữ. Hơn nữa, những gì họ phục dựng cũng chỉ dựa trên một bức họa cũ, chưa đủ để khẳng định rằng đó là vẻ ngoài của nàng.
Số phận nghiệt ngã của Vương Chiêu Quân
Sau khi được gả đi, Vương Chiêu Quân đã trở thành Yên Chi của Thiền vu Hung Nô Hô Hàn Tà. Tuy nhiên cuộc sống của nàng chưa bao giờ thực sự cảm thấy hạnh phúc, dù vậy nàng vẫn luôn hết lòng vì sự hòa hiếu của hai nhà Hán và Hung Nô.
Đáng buồn là, sau khi Hô Hàn Tà qua đời, nàng bị ép buộc phải theo tục "nối dây" của người Hung Nô, tức là khi nhà vua qua đời thì người lên kế vị sẽ nạp người vợ làm thiếp. Dù rằng tập tục của người Hán là nếu mất chồng phải thủ tiết để giữ "tiết hạnh khả phong", Vương Chiêu Quân vẫn đồng ý làm vợ Phục Chu, con trai cả của Hô Hàn Tà.
Qua những chuyện kể về Vương Chiêu Quân, có thể thấy Vương Chiêu Quân quả là một mỹ nhân có số phận oan nghiệt. Nàng tiến cung những mong trở thành phi tần thì chưa một lần được hoàng đế ngó ngàng, hy sinh hạnh phúc để tạo mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước để rồi sau đó lặng lẽ qua đời.
Trộm mộ đều lắc đầu khi nhắc về bà
Có một hiện tượng kỳ lạ, đó là sau khi Vương Chiêu Quân mất hàng nghìn năm, không kẻ trộm mộ nào dám đào trộm lăng mộ của nàng. Chẳng lẽ kẻ trộm mộ không biết đó là lăng mộ hoàng gia? Tất nhiên chúng biết, vậy tại sao chúng không làm điều đó?
Vua Hung Nô rất hài lòng với Vương Chiêu Quân, và ba thế hệ vua Hung về sau đều đối xử rất tốt với nàng. Sau khi Vương Chiêu Quân qua đời, người Hung an táng nàng bên bờ sông Dahei.
Vương Chiêu Quân cả đời được ba vị vua Hung Nô sủng ái. Vì có công lớn giúp nhà Hán và Hung Nô hòa bình, nên nàng được người đời yêu mến, ca ngợi. Họ thường lui tới thăm viếng lăng mộ và thêm vào đó một nắm đất vàng để bày tỏ nỗi nhớ thương.
Theo thời gian trôi qua, lăng mộ của Vương Chiêu Quân đã đạt chiều cao 30 mét; tổng diện tích lên đến 13.000 mét vuông; và trở thành một trong những lăng mộ lớn nhất triều đại nhà Hán.
Hàng năm vào cuối mùa thu, cây cối xung quanh đều úa vàng, khô héo, chỉ có lăng mộ của Vương Chiêu Quân cỏ xanh vẫn luôn bao phủ. Cho nên lăng mộ của nàng còn có một cái tên rất hay là "Thanh Chủng".
Trong thời gian ở Hung Nô, Vương Chiêu Quân đã dạy văn hóa và kiến thức cho người dân ở đây. Vì vậy người dân địa phương rất biết ơn nàng. Phong thái thoát tục và cách cư xử của nàng được người đời vô cùng ngưỡng mộ. Họ thần tượng một người phụ nữ có thể hy sinh bản thân mình để lập công đức lớn như vậy.
Người ta truyền tai nhau rằng, sinh thời cuộc sống của Vương Chiêu Quân luôn rất tằn tiện, cho đến lúc qua đời, lăng mộ của nàng cũng không chứa bất kỳ bảo vật nào. Người dân địa phương cũng không cho phép bất cứ ai xâm phạm ngôi mộ ấy.
Tuy vậy, chính những kẻ trộm mộ cũng nói, khi còn sống Vương Chiêu Quân đã làm rất nhiều điều tốt, họ cảm thấy không nên quấy rầy một người phụ nữ tốt bụng như vậy. Đào trộm mộ Vương Chiêu Quân sẽ gây tổn hại đến thế hệ con cháu của họ, nên họ cũng không dám xâm phạm.
Giường ngủ Từ Hi Thái hậu bị người phương Tây khắc chữ, nôi dung quá sốc! Đình Như17:36:57 20/05/2025Từ Hi đã tiến hành ba cuộc đảo chính sau sự ra đi của Hoàng đế Hàm Phong và cuối cùng nắm chắc quyền thống trị trong tay mình. Mặc dù không tự xưng là Hoàng đế nhưng bà đã nắm giữ quyền lực thực sự trong nhiều thập kỷ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo