Công chúa Anne - Con gái duy nhất của Nữ Hoàng Anh và những chuyện ít người biết
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Theo BBC, những người phụ nữ Hoàng gia luôn bắt buộc đội mũ trong các sự kiện đại chúng. Nguyên tắc được ghi nhận chính thức trong bản nghị định năm 1952. Kênh truyền hình hàng đầu nước Anh cũng chia sẻ việc này có thể bắt nguồn từ thói quen tôn giáo.
Ngoài ra, Diana Mather, một giảng viên cao cấp tại công ty tư vấn phong cách ứng xử của người Anh chia sẻ: "Cho đến tận những năm 1950, phụ nữ rất ít khi ra đường mà không đội mũ, vì đây được xem là không hay nếu họ để lộ tóc ở nơi công cộng".
Cho đến ngày nay, văn hóa về việc đội mũ dù không còn phổ biến, nhưng Nữ hoàng và các Công nương luôn tiếp tục phát huy, nhằm bảo vệ truyền thống của giới Hoàng gia. Mẫu phụ kiện với kiểu dáng độc đáo cũng là cách giúp họ tạo vẻ khác biệt và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Từ ngày hội đua ngựa đến sinh nhật tiểu công chúa Charlotte, Công nương Kate Middleton không bao giờ thiếu những chiếc mũ với kiểu dáng độc đáo. Cô luôn biết cách khiến bản thân trở nên duyên dáng, với việc kết hợp màu sắc đồng điệu giữa trang phục cùng phụ kiện đi kèm.
Ngoài những chiếc mũ, vương miện cũng là phụ kiện không bao giờ thiếu của các Công nương Anh. Tuy nhiên, phụ kiện này lại dành riêng cho phụ nữ đã có chồng.
Vương miện được các thành viên đội trong sự kiện truyền thống, đặc biệt là những buổi tiệc tối. Bà Mather chia sẻ: "Nguyên tắc tồn tại lâu nay là sau 18h không được đội mũ trong nhà. Bởi đó là lúc phụ nữ thay váy áo cho buổi tối, đeo lên người trang sức gia truyền và đội vương miện lên đầu", bà nói.
"Kim cương lấp lánh hay vương miện không được phép diện ban ngày, chỉ phụ nữ đã lập gia đình mới được đội vương miện. Đó là dấu hiệu thể hiện tình trạng hôn nhân. Đàn ông thấy phụ nữ đội vương miện không được phép lại gần tán tỉnh".
Bên cạnh đó, vương miện của nữ hoàng Anh cũng được cho là chứa 1 lời nguyền bí ẩn.
Vào năm 1937, Thái hậu Elizabeth (mẹ của Nữ hoàng Elizabeth II hiện nay) đã đội một chiếc vương miện gây tranh cãi trong lễ đăng quang của chồng mình là vua George VI. Đây là chiếc vương miện đầu tiên của hoàng gia Anh được làm từ bạch kim, thế nhưng tâm điểm chú ý của nó lại nằm ở viên kim cương đính lên đó: Koh I Noor.
Đây là viên kim cương gia truyền của hoàng tộc Anh truyền từ thời Nữ hoàng Victoria thế kỷ 19, thế nhưng đi kèm với đó là lời nguyền được ghi trên một văn bản tiếng Hindu: "Người đàn ông sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng nhận về toàn bộ nỗi bất hạnh của nó. Chỉ có Chúa trời hoặc phụ nữ mới có thể đeo nó một cách bình yên".
Quay ngược dòng lịch sử, các nhà khoa học chưa xác minh chính xác được thời điểm viên kim cương được tìm thấy. Một số giả thuyết cho rằng chúng được tìm thấy cách đây 3.000 năm trước công nguyên tại bang Andhra Pradesh-Ấn Độ trong khi những nguồn tin khác cho rằng chúng có tuổ.i đời hơn 5.000 năm.
Những tài liệu cổ nhất cho thấy viên kim cương này từng bị chiếm đoạt bằng vũ lực vào năm 1323 khi Ulugh Khan đán.h chiếm Vương quốc Kakatiya để rồi qua tay nhiều vua chúa khác trước khi đến với Babur, vị hoàng đề đầu tiên của vương quốc Mughal.
Tại thời điểm đó, Koh-i-Noor hay còn viết là Koh-i-Nur hoặc Koohinoor có kích thước bằng quả trứng chim và mới chỉ được gọt giũa xuống còn 106 carat khi về tay Nữ hoàng Anh. Tuy vậy viên kim cương này đã đem lại khá nhiều vận rủi cho vị vua Humayun của đế chế Mughal. Thậm chí người con của Humayun là Akbar còn không dám giữ viên kim cương này bên người vị sợ lây vận rủi.
Trải qua nhiều đời, viên kim cương này cũng thuộc về Shah Jahan của Mughal (1592-1666), vốn là người đã cho xây dựng ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng đến tận ngày nay.
Tuy nhiên do quá giàu có nên Mughal đã bị vua Nader Shah của Ba tư vơ vét tài sản bao gồm viên kim cương nổi tiếng.
Sau cuộc chinh phạt Mughal, vua Nadir Shah đã đặt tên cho viên kim cương này là Koh I Noor, theo tiếng Ba tư có nghĩa là "Ngọn núi của ánh sáng". Tuy nhiên nhiều tin đồn thời đó cho thấy viên kim cương này không phải điềm lành cho những người đàn ông đeo nó và chỉ những người phụ nữ mới chấm dứt được lời nguyền này. Thậm chí bất kỳ người phụ nữ nào đeo Koh I Noor đều sẽ có được quyền lực tối thượng.
Các truyền thuyết cho rằng vua Nadir Shah đã bị hại vào năm 1747 vì ứng nghiệm lời nguyền của viên kim cương này. Trước đó, người chủ tiề.n nhiệm của Koh I Noor là vua Shah Jahan của Mughal cũng đã bị người con trai của mình lật đổ.
Sau khi Nadir Shah băng hà, viên kim cương rơi vào tay của một trong số những tướng lĩnh của ông là Ahmad Shah Durrani, người về sau trở thành vua Afghanistan. Năm 1809, do bị ngoại bang xâm chiếm nên một trong số những hậu duệ thừa kế của đế quốc Durrani đã buộc phải bán viên kim cương Koh-i-Noor cho vị vua vương triều Sikh tại Punjab -Ấn Độ là Maharaja Ranjit Singh.
Ngay lập tức, vận rủi của viên kim cương được thể hiện khi sức khỏe của Singh đi xuống nhanh. Ông bị đột quỵ lần thứ 3 vào năm 1839 và truyền ngôi cho người con Kharak Singh. Thế rồi vị vua này cũng bị đảo chính để rồi viên kim cương Koh I Noor liên tục long đong qua nhiều vị vua với hàng loạt các cuộc đảo chính, chiến tranh của vương triều Singh.
Dẫu vậy vào năm năm 1849 sau khi thất bại trước đế quốc Anh, người Sikh đã phải dâng viên kim cương Doh I Noor cho Nữ hoàng Victoria.
Chỉ phụ nữ mới được đeo
Tuy nhiên vận rủi của Koh I Noor vẫn chưa dừng lại khi con tàu chở viên kim cương này sang Anh phát sinh dịch tả khiến người dân bản địa dọa đốt cháy tàu nếu nó không rời cảng. Trên đường đi, con tàu chịu cảnh bị bão quần hơn 12 tiếng còn viên kim cương bị bỏ quên trong túi một chiếc áo khoác suốt 6 tháng nhưng may mắn không bị mất vì người phục vụ tưởng nó được làm bằng thủy tinh.
Khi được đưa về Anh và trưng bày ở Triển lãm London, sự thô mộc của viên kim cương bị đám đông không xem ra gì vì họ tưởng rằng nó chỉ là một viên thủy tinh to đùng.
Nhằm làm thay đổi suy nghĩ của công chúng cũng như đề cao thành tựu mà thực dân Anh chiếm được từ Ấn Độ, Hoàng thân Albert (chồng của Nữ hoàng Victoria) đã mang Koh I Noor đi cắt lại. Hành động này đã làm giảm một nửa kích thước của viên kim cương nhưng chúng cũng làm Koh I Noor trở nên lấp lánh hơn.
Dù không hài lòng nhưng Hoàng thân Albert vẫn chi trả 8.000 Bảng Anh để Nữ hoàng Victoria cài lên áo. Dẫu vậy bản thân Nữ hoàng cũng không thích đeo viên kim cương này một phần vì cồng kềnh và phần khác là bởi chúng thể hiện sự chiếm đoạt của thực dân Anh với Ấn Độ.
Phía hoàng gia Anh có vẻ cũng nhận ra lời nguyền của viên kim cương nên chúng thường được trao cho vợ của người thừa kế ngai vàng hơn là gắn vào vương miện của nhà vua. Sau khi Nữ hoàng Victoria mất, chúng được gắn lên vương miện lần đầu tiên cho Nữ hoàng Alexandra, vợ của vua Edward VII vào năm 1902. Tiếp đó là hoàng hậu Mary (vợ George V, cháu trai Victoria), hoàng hậu Elizabeth và bây giờ là nữ hoàng Elizabeth II.
Sau đó chúng đã được trưng bày trong bảo tàng tháp London và lần gần đây nhất được mang ra khỏi tủ kính là trong đám tang của Hoàng Thái hậu Elizabeth năm 2002.
Hiện nay, quyền sở hữu viên kim cương Koh I Noor vẫn là điều gây tranh cãi giữa các chính phủ Ấn Độ, Pakistan, Iran và Afghanistan khi nó từng qua tay nhiều vị vua. Có lẽ, dù không còn gây ra vận rủi hay những cái chế.t nhưng số phận của Koh I Noor vẫn chưa thể nằm yên.
Hoàng tử Andrew - Con cưng của Nữ hoàng Elizabeth II, bị tước bỏ tư cách hoàng gia vì b.ê bố.i tình ái Hoàng Anh10:16:17 11/10/2022Cả cuộc đời làm chính trị của Nữ hoàng Elizabeth II đã để lại nhiều dấu ấn cho Đế quốc Anh, thế nhưng những người còn của bà lại không thực sự có được sự ưu tú của mẹ. Trong tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II, người con thứ 3 của bà...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo