Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao?

Hoàng Phúc16:54 29/02/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Theo quan niệm xưa khi giường kê quay đầu ra thẳng cửa là không tốt, đó là hướng quay để làm lễ người đã khuất. Bởi vậy tuyệt đối không nằm hướng thẳng ra cửa. Tương tự thì cũng không quay đầu hoặc chân ra phía cửa sổ.

Theo khoa học thì việc quay đầu hoặc chân ra cửa hoặc cửa sổ sẽ hứng gió lạnh về đêm rất nguy hiểm. Hơn nữa nơi cửa và cửa sổ là nơi lưu thông khí nên có thể có gió lạnh, tà khí, điều đó dễ khiến chúng ta bị cảm, bị ốm nên có thể đột tử. Hơn nữa nếu nằm gần cửa sổ thì có thể chịu tác động khó chịu của ánh sáng, tiếng ồn bên ngoài len vào, hoặc có thể dễ bị côn trùng quấy phá hơn.

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? - Hình 1

Khi đó giấc ngủ của chúng ta sẽ bị chập chờn. Hơn nữa phía đầu giường phải có thành cao không thì phải kê sát tường để tránh việc hổng lạnh phía đỉnh đầu. Trong dân gian xưa, khi người đã khuất giường sẽ được kéo ra để hổng phần trên đầu giường đặt bát cơm cúng, và khi khâm liệm thì người đã mất sẽ được xoay giường quay đầu hướng về phía cửa. Thế nên chúng ta khi nằm hướng chân ra cửa quay đầu ra cửa đều là không hợp phong thủy, không mang sinh khí.

Những điều kiêng kỵ lúc ngủ theo người xưa vì dễ bị xúi quẩy, hồn lìa xác hoặc mất hồn

Khi nằm trên giường thì các cụ cũng kiêng không nằm ngang giường. Đó là vì giường thường được thiết kế rộng 1m6 -1m8 còn dài 2m. Vì thế nếu xoay ngang thì có thể không vừa nên chân sẽ bị đặt ra khỏi giường gây mỏi hoặc phải nằm co không thoải mái, không tốt cho sức khỏe.

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? - Hình 2

Trong nằm ngủ cũng không được nằm xoay ngược hướng đầu về chân chân lên đầu. Bởi theo thông thường thì khi kê giường thường đầu giường sẽ cao hơn để thuận sinh lý, nên nằm ngược lại sẽ làm đầu thấp hơn chân có thể gây khó chịu, sưng phù mặt sau khi thức dậy. Hơn nữa thế nằm ngược đó là không hợp âm dương ngũ hành và mang tính chất đảo lộn gây không tốt về phong thủy, mang tính chất lộn xộn, đảo ngược vận may.

Người xưa cho rằng ma quỷ thường hoạt động về đêm và đi bắt hồn người. Thế nên khi ma quỷ gọi mà chúng ta thưa rất dễ bị mất hồn. Tiếng gọi trong đêm có thể là tiếng gọi của năng lựng âm của quỷ thần. Do đó nếu chúng ta ngủ mà nghe tiếng gọi thì có thể đó không phải tiếng gọi của những người còn sống mà của ma quỷ về bắt hồn người. Nếu thưa có thể bị bắt đi khiến đột ngột qua đời hoặc sẽ bị rơi vào trạng thái mê không tỉnh.

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? - Hình 3

Khi quỷ thần gọi nhưng bạn không thưa thì cũng khó bắt hồn bạn đi. Thế nên người xưa dạy rằng khi ngủ mà nghe tiếng ai gọi thì đừng vội thưa. Phải ngồi dậy tỉnh ngủ hẳn và xác định rõ xem có phải người sống gọi không, ai đang gọi thì mới được thưa. Xác định được người gọi mình thì thưa để xem họ cần mình giải quyết việc gì.

Ngoài ra người xưa cũng dặn chớ trêu dại nhau bằng việc vẽ lên mặt một người nào đó khi họ đang ngủ. Bởi lúc đó hồn vía tách khỏi thể xác nên khi quay lại nhìn thấy gương mặt đã bị vẽ lạ không nhận ra có thể hồn không nhập lại được nên dẫn tới xui xẻo.

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? - Hình 4

Ngoài hướng ngủ, người xưa cũng kiêng kỵ 1 vài điều khi ăn vì cho rằng có thể đem lại điềm gở.

Gõ bát ăn cơm là nghèo cả đời

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bậc phụ huynh cấm con mình dùng đũa hoặc thìa gõ vào bát ăn cơm. Âm thanh phát ra từ việc gõ vào bát được cho là thu hút những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa về phá nhà.

Âm thanh ấy biểu tượng cho điềm dữ, không mấy thuận lợi cho gia chủ. Đặc biệt, người xưa truyền lại chỉ có ăn mày mới gõ vào bát để xin đồ ăn những người qua lại. Vì thế, việc gõ vào bát trong bữa cơm cũng được hiểu như nhà đang gặp cảnh khốn khó, túng thiếu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài lộc của gia chủ.

Cắm đũa vào bát cơm

Người xưa thường cắm đũa vào bát cơm để cúng tổ tiên. Cha ông ta cho rằng, cách cắm đũa như vậy sẽ tạo ra mối liên hệ với người c.hết, giống như việc thắp hương.

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? - Hình 5

Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện hành động này trong bữa cơm hàng ngày sẽ được xem như là điềm xấu, điều xúi quẩy.

Nối đũa

Bạn không nên nhận thức ăn từ đũa của người khác bằng đũa của mình, hay còn gọi là nối đũa. Thay vào đó, hãy đưa bát ra cho để nhận phần thức ăn người khác gắp cho.

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? - Hình 6

Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng tới khi gắp tro cốt của người c.hết sau khi hỏa táng, bởi vậy đây là một điều nên tránh.

Đặt đũa dài ngắn, không đồng đều trên bàn ăn

Trước và trong khi dùng cơm, không nên đặt đũa dài ngắn, không đồng đều ở trên mặt bàn, bởi vì việc làm này bị cho là mang đến điềm xấu. Thời xưa người ta gọi nó là "tam trường lưỡng đoản" (ba dài hai ngắn), ý nói là chuyện không may xảy ra.

Theo phong tục xưa thì người sau khi c.hết đều sẽ được đặt vào trong quan tài. Sau khi đặt vào quan tài rồi thì lúc quan tài chưa được đậy nắp sẽ thấy nó được tạo thành bởi 5 tấm ván gỗ dài ngắn khác nhau (2 tấm ván gỗ ngắn, 3 tấm ván gỗ dài).

Do đó, người xưa kiêng kỵ việc đặt đũa dài ngắn trên bàn ăn, vì nó đại biểu cho chuyện không may xảy ra, là điềm cực kỳ xấu, cần phải tránh.

Đặt đũa chéo nhau

Hành vi này thông thường không được mọi người chú ý. Lúc ăn cơm, nhiều người tùy tiện gác chéo đũa đặt trên bàn. Người xưa xem hành vi này là có ý phản định, phủ nhận toàn bộ những người ngồi cùng bàn.

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? - Hình 7

Đ.ánh rơi đũa xuống đất

"Lạc địa kinh Thần", ý là đ.ánh rơi đũa xuống đất, đây là một loại biểu hiện thất lễ nghiêm trọng. Bởi vì cổ nhân cho rằng tổ tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy. Đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên dưới đất, đây là đại bất hiếu.

Tuy nhiên, trong lúc ăn việc lỡ tay làm rơi đũa là việc khó tránh được tuyệt đối. Cho nên, người xưa mỗi lần lỡ tay làm rơi đũa thì liền nhanh chóng ngồi xuống cầm đũa vẽ lên chỗ đất đó một chữ thập, theo hướng Đông Tây trước Nam Bắc sau. Đồng thời, nhận lỗi bất hiếu với tổ tiên và thỉnh cầu sự tha thứ.

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Sự thật về cổ vật quý nhất trong các lăng mộ Trung Quốc: Có cho t.iền, mộ tặc cũng không dám đụng

Tin tài trợ
Vì thế, hoàng tộc, quý tộc và những người giàu có trongxã hội phong kiếnđều tốn nhiều công sức, t.iền của để xây dựng lăng mộ của mình. Thậm chí, họ còn rất cẩn trọng trong việc lựa chọn đồ tùy táng để chôn theo với mong muốn vĩnh viễn hưởng thụ vinh hoa phú quý ngay cả khi đã...

Căn nhà 40m2 "lọt hố" giữa cao tốc, bất ngờ lý do khiến gia chủ quyết không chịu rời đi

Tin tài trợ
Chủ nhà không rời đi nên phía thi công đã phải đưa ra quyết định bất ngờ. Đây là căn nhà nằm ở vị trí mà không ai có thể ngờ tới

Lạ lùng nhà nằm giữa vòng xuyến, 40 năm gia chủ không nhận đền bù

Tin tài trợ
Căn nhà thuộc về một gia đình suốt 40 năm qua và họ không di dời. Đây là căn nhà đã nằm giữa ngã ba đường 40 năm qua mà không di dời

Nhật Bản phục hồi cách đ.ánh cá bằng chim cốc

Tin tài trợ
Lần đầu tiên sau 21 năm, hoạt động đ.ánh bắt bằng chim cốc không bị buộc dây đã được hồi sinh ở Nhật Bản. Trong một cuộc trình diễn, khi người chủ gọi, những con chim cốc quay trở lại bờ ao nhân tạo, cổ họng của chúng căng phồng cá

Thế giới kỳ thú qua lăng kính hiển vi

Tin tài trợ
Thế giới kỳ thú qua lăng kính hiển vi. Cùng ngắm thế giới qua kính hiển vi, bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy. Sâu bướm tơ ở độ phóng đại 31:1
duy muốidoãn hải mybạn thân lisađoàn văn hậuhuy majennietổng bí thưhoàng thùynguyễn phú trọngđan phượngnhư loanquốc cường gia laiquốc tangcường đô laquang linh -