Tiktoker 2,5 triệu follow đòi nhảy ở Quốc tang, ra mặt đính chính vẫn bị ném đá
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Chiều 22/7, nhiều người dân ở Hà Nội đã chứng kiến một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khi cầu vồng đôi rực rỡ và rõ nét xuất hiện trên bầu trời. Cầu vồng đôi không chỉ hiếm gặp mà còn là một trong những hiện tượng phi thường mà thiên nhiên mang lại.
Thông thường, cầu vồng xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào các hạt mưa, gây ra hiện tượng khúc xạ và tán sắc. Các bước sóng dài (màu đỏ) bị bẻ cong nhiều hơn bước sóng ngắn (màu xanh lam), tạo nên một cầu vồng rực rỡ trên bầu trời.
Hiện tượng cầu vồng đôi, hay còn gọi là cầu vồng "song sinh", xảy ra khi các tia sáng Mặt Trời phản chiếu "lần thứ hai" với các hạt mưa, tạo thành một đường cong thứ hai trên cùng một mặt phẳng với cầu vồng chính. Ánh sáng đi vào hạt mưa và khúc xạ ở bề mặt không thoát ra sau khi chạm vào mặt sau của hạt mưa, mà thay vào đó bị khúc xạ lần thứ hai, tạo nên cầu vồng thứ cấp.
Đặc điểm của cầu vồng thứ hai là màu sắc bị nghịch đảo so với cầu vồng đầu tiên. Ánh sáng từ cầu vồng thứ hai cũng mờ hơn và khó nhìn thấy hơn do lượng ánh sáng bị khúc xạ lần thứ hai ít hơn nhiều. Hình dạng và vị trí của cầu vồng thứ cấp cũng có sự khác biệt, cách cầu vồng chính khoảng 10 độ và tỏa ra ở góc 50 độ.
Cầu vồng đôi rất hiếm khi xảy ra, nên những ai có cơ hội chứng kiến hiện tượng này được coi là vô cùng may mắn. Trong một số nền văn hóa phương Đông, cầu vồng đôi còn biểu thị sự may mắn và hạnh phúc.
Những hình ảnh trên nhanh chóng nhận về hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ. Nhiều cư dân mạng tỏ ra tò mò trước hiện tượng này, khi lần đầu quan sát. Bên cạnh đó, không ít người thi nhau chia sẻ những bức ảnh cầu vồng mình nhìn thấy.
Một tài khoản bình luận: "Chiều hôm qua mình cũng thấy cầu vồng này xuất hiện lâu. Nhưng đi đường không mang điện thoại để chụp". Chia sẻ trên truyền thông, chị Maia Nguyễn (ngụ Hà Nội) cho biết khoảng 18 giờ 15 phút chiều tối qua, trong lúc chuẩn bị cơm tối thì bầu trời bên ngoài đổ màu vàng. Vì nghĩ sắp có thời tiết xấu nên chị Maia ra ban công nhà xem thử và bất ngờ nhìn thấy cầu vồng kép.
"Lần đầu tiên mình nhìn thấy hiện tượng này nên lấy điện thoại ra chụp lại liền. Hôm qua trời Hà Nội chiều âm u, không có nắng", chị kể. Chị Phan Trang cũng chia sẻ một bức hình chụp cầu vồng đôi ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) và ấn tượng với hình ảnh trên.
Còn chị Ngọc Thảo, cũng chia sẻ hình ảnh cầu vồng đôi xuất hiện tại khu vực Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Chị cho biết trong lúc đi chợ về, chị vô tình nhìn thấy cầu vồng trên bầu trời.
Cầu vồng thứ 2 xuất hiện ngày càng rõ dần. Theo chị, trước đó rất lâu, chị đã thấy cầu vồng đôi, hôm qua mới có dịp được thấy lại. Còn hiện tượng cầu vồng đơn bình thường, chị đã nhìn thấy nhiều.
Anh Lê Trung Hiếu ở Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ban đầu trên bầu trời xuất hiện 1 vòng cầu, nhưng sau đó có hiện tượng 2 vòng cầu đồng tâm, tạo ra màu sắc khá rực rỡ. Nhiều người cho rằng đây là cầu vồng đôi hay cầu vồng kép.
Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TPHCM (HAAC), cho biết cầu vồng đôi ít xuất hiện hơn cầu vồng đơn nhưng không phải hiện tượng hiếm. Cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa, khi không khí có nhiều hơi nước. Bản chất của cầu vồng là sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.
Các giọt nước trong không khí đóng vai trò như một lăng kính. Khi ánh sáng mặt trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong, phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Hiện tượng cầu vồng đôi xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời hai góc 42 độ và 52 độ so với ánh sáng mặt trời.
"Với hiện tượng cầu vồng đôi, cầu vồng phụ xuất hiện do sự nhiễu xạ ánh sáng ở góc 52 độ so với ánh sáng mặt trời. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong của các giọt nước, trước khi ánh sáng phản xạ và đi ra bên ngoài. Điều này lý giải vì sao cầu vồng phụ có các màu đảo ngược và thường mờ nhạt hơn cầu vồng chính" - ông Tuấn giải thích.
Hiện tượng cầu vồng thường xuất hiện sau các cơn mưa do không khí nhiều hơi nước, độ ẩm cao... dẫn đến khúc xạ ánh sáng. Cầu vồng kép ít khi xuất hiện hơn, trong đó, vòng cung bên dưới là cầu vồng chính, còn vòng cung cao hơn, có màu nhạt hơn, là cầu vồng phụ, hoặc gọi là cầu vồng thứ cấp. Điều thú vị là thứ tự màu sắc của cầu vồng phụ ngược lại với cầu vồng chính: Màu đỏ ở phía trong và màu tím ở phía ngoài.
Cầu vồng kép thường xuất hiện khi Mặt Trời ở vị trí thấp trên bầu trời, như sáng sớm hoặc chiều muộn. Cầu vồng kép hình thành khi ánh sáng Mặt Trời bị phản chiếu 2 lần trong cùng một giọt mưa. Ánh sáng tím đến mắt người quan sát từ những giọt mưa ở cao hơn và ánh sáng đỏ từ những giọt mưa ở thấp hơn. Vì vậy mà chuỗi màu sắc của 2 cầu vồng mới đảo ngược.
Công điện của TP Hà Nội về phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tài trợUBND TP Hà N.ội yêu cầu dừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo