Kỳ Duyên bị phốt đạo ý tưởng diễn NC, ekip được góp ý còn tỏ thái độ khó chịu
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
"Gồng gánh" cả gia đình từ khi còn rất trẻ, nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Đợi đã miệt mài lao động nghệ thuật để đem lại cuộc sống ổn định cho cả nhà. Cô là tấm gương nghệ sĩ lao động miệt mài không mệt mỏi.
Ngọc Đợi sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bạc Liêu, nơi được xem là quê hương của hai loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử và Cải lương. Cũng chính quê hương đã nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật truyền thống trong con người Ngọc Đợi. May mắn của Ngọc Đợi được bén duyên với nghệ thuật từ thủa nhỏ vì xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố và hai anh trai của cô đều là những nghệ sĩ Đờn ca tài tử.
Năm lên 8 tuổi, cô bé Ngọc Đợi đã được bố mình - vốn là nghệ sĩ Đờn ca tài tử dạy cho những câu vọng cổ đầu tiên. Ngoài thời gian được bố dạy hát vọng cổ, Ngọc Đợi tự mày mò nghe băng đĩa, sưu tầm bài hát ca cổ chép vào sổ tay rồi tự ngâm nga mỗi khi một mình, để rồi chính những âm điệu, câu ca vọng cổ đã lôi cuốn và ngấm vào cô bé Ngọc Đợi lúc nào không hay.
Khi vừa học xong cấp hai, Ngọc Đợi đã thuộc rất nhiều bài Cải lương, hát rất đúng nhịp. Đặc biệt, Ngọc Đợi có thể hát rất nhiều thể loại, đặc biệt là thể loại ai oán mà nhiều người lớn chưa chắc có thể hát tốt được. Khi đã vững vàng ca tân, cổ nhạc và đóng kịch, cô thường xuyên tham gia văn nghệ quần chúng cấp huyện, tỉnh. Mỗi lần dự thi cô đều đoạt cao.
Năm 16 tuổi, Ngọc Đợi đã đoạt giải Nhất Giọng ca Cải lương Cao Văn Lầu. Cũng tại cuộc thi này, nghệ sĩ Minh Chiến- trưởng Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu đã phát hiện ra tài năng của Ngọc Đợi. Ông nhìn thấy ở cô những tố chất để trở thành một nghệ sĩ Cải lương thực thụ nên đã mời Ngọc Đợi về đầu quân cho đoàn. Nhưng quyết định theo đuổi và gắn bó với nghệ thuật Cải Lương của cô đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình, nhất là bố cô - người đã thấu hiểu rõ sự vất vả, bạc bẽo của kiếp cầm ca.
"Cuối cùng biết không thể nào xoay chuyển được quyết tâm của Ngọc Đợi và cũng là người thấu hiểu hơn ai hết niềm đam mê của mình dành cho Cải Lương, bố đã buộc phải đồng ý cho Ngọc Đợi tham gia vào đoàn"- Ngọc Đợi chia sẻ.
Ngọc Đợi nói thêm: "Lúc đó là năm 2004, lương đào chính của tôi là 50.000 đồng một vở, đi hát mới có tiền. Còn lương tháng người ta hỗ trợ là khoảng 300.000 đồng. Thời đó nhà tôi nghèo lắm, mới vô đoàn tôi đã vay 10 triệu đồng nên tiền lương chỉ để trừ nợ rồi ăn mì gói sống qua ngày. Nghe có cuộc thi nào tôi cũng đi thi, bởi mình làm nghề mà không đi thi thì khán giả sẽ không biết tới mình, suốt đời cũng vậy. Tôi đi thi từ giải xã, huyện, tỉnh. Năm 16 tuổi, tôi đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn Giọng ca cải lương Cao Văn Lầu, được 5 triệu đồng. Lúc đó có bao nhiêu tiền là tôi đem về cho cha mẹ hết".
Vào Đoàn Cải Lương Cao Văn Lầu chính là bước tiến lớn trên con đường nghệ thuật của Ngọc Đợi. Với gương mặt sáng sân khấu, giọng ca mượt mà, cao vút đậm chất Nam Bộ cùng với tính cách ham học hỏi, Ngọc Đợi đã trưởng thành rất nhanh và sớm trở thành nhân tố nòng cốt của Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu.
Dù ca vọng cổ, hay những bài mùi, oán, Ngọc Đợi vẫn giữ được chất căn bản truyền thống, đồng thời thể hiện sự sáng tạo riêng của mình. Trong làng Cải lương, Ngọc Đợi được đánh giá là giọng ca dám bứt phá để tạo cho mình có một phong cách riêng. Chưa đầy một năm sau khi vào đoàn, Ngọc Đợi đã được giao những phân đoạn quan trọng, đảm nhận nhiều vai chính như vai Diệu Hiền trong vở "Hai giọt nước" do đoàn dựng.
Đến năm 2007, Ngọc Đợi giành giải nhất cuộc thi Chuông vàng vọng cổ khi 20 tuổi. Với nữ nghệ sĩ, đó là giải thưởng danh giá giúp cô được nhiều người biết đến và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Nữ nghệ sĩ tâm sự nhờ vậy mà có thu nhập phụ giúp gia đình để cha mẹ đỡ khổ hơn.
Năm 2012 được xem là năm nghệ sĩ trẻ Ngọc Đợi gặt hái nhiều thành công nhất trên con đường nghệ thuật của mình với việc đoạt HCV giải Trần Hữu Trang với trích đoạn "Thời con gái đã xa" và HCV tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc với vai Hiếu trong vở "Một phút một thời".
Ngoài giọng hát trời phú, kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Ngọc Đợi còn biết diễn xuất rất có hồn. Cô có thể hóa thân được nhiều nhân vật và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả như vai Quỳnh Mai trong "Bên cầu dệt lụa", vai Thị Hến trong "Ngao sò ốc hến", tiểu thư Thu An khóc chồng trước giờ hành quyết trong vở "Đêm hội long trì"...
Đến nay, đã có thâm niên gắn bó hơn 20 năm trời với nghệ thuật truyền thống, thấu hiểu rõ sự bạc bẽo của kiếp cầm ca, song Ngọc Đợi chưa bao giờ hối hận về con đường đi đã chọn. Điều Ngọc Đợi băn khoăn hơn cả là cuộc sống càng phát triển thì nghệ thuật Cải lương càng có nguy cơ bị mai một.
Trở nên nổi tiếng, cuộc sống gia đình cũng ổn định hơn, ít ai biết được Ngọc Đợi từng có giai đoạn rơi vào trầm cảm, bế tắc. Tuy nhiên, khi nghĩ đến cha mẹ tuổi cao, nhiều đau bệnh, cô quyết định phải từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Tình thương của cha mẹ dành cho cô con gái út chính là động lực để nữ nghệ sĩ vượt qua những lúc khó khăn, cô độc nhất trong cuộc đời.
Vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở Mỹ dù bị 'cấm sóng': Bộ VHTTDL lên tiếng, đang rà soát Thảo Mai17:00:46 16/11/2024Mới đây, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin liên quan đến việc nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng biểu diễn ở Mỹ trong thời gian bị cấm sóng liệu có trái quy định.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo