Tại sao bia mộ Võ Tắc Thiên không có chữ nào, nghe xong ai cũng sốc!
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Từ một nhũ mẫu như những người phụ nữ khác, bằng thủ đoạn, bà đã vươn tới đỉnh cao của danh vọng, tiền tài. Đó là Khách Thị, hay còn có tên thật là Khách Ấn Nguyệt, nhũ mẫu của vua Minh Hy Tông.
Minh Hy Tông (1605 - 1627) là Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh, có tên thật là Chu Do Hiệu. Ông là con trai trưởng của Minh Quang Tông Hoàng đế - vị Hoàng đế tại vị ngắn nhất trong lịch sử nhà Minh, do ông băng hà chỉ sau 29 ngày tại vị. Sau khi phụ hoàng qua đời, Chu Do Hiệu lên ngôi ở tuổi 15.
Minh Hy Tông được cho là vị vua không có học và ông cũng không hề biết chữ, không thể phê duyệt tấu sớ, cũng không thể coi việc triều chính, khiến cho nhiều nước lân bang khinh thường nhà Minh. Mọi việc triều chính, Minh Hy Tông đều giao lại cho viên hoạn quan là Ngụy Trung Hiền cùng với người vú nuôi là Khách Thị nắm triều chính.
Khách Thị tên thật là Khách Ấn Nguyệt, nhũ mẫu của vua Minh Hy Tông. Do mẹ của Minh Hy Tông là Hiếu Hòa Hoàng hậu Vương thị không may mất sớm nên từ nhỏ nên Minh Hy Tông lớn lên trong sự chăm sóc của vú nuôi. Khách thị khoảng 18 tuổi, đã có chồng là một nông dân ở Bảo Định, Hà Bắc và có một đứa con gái. Tuy nhiên, đứa con gái của bà không may qua đời chỉ sau khi sinh khoảng một tháng.
Việc Khách Ấn Nguyệt trở thành vú nuôi của hoàng tử Chu Do Hiệu cũng là một câu chuyện đậm chất truyền kỳ. Người ta kể rằng, ngay từ khi mới sinh ra, hoàng tử Chu Do Hiệu đã có tật "kén" vú nuôi. Hơn mấy chục vú nuôi đều không thể cho vị hoàng tử này bú sữa được. Vì vậy, các thái giám được lệnh đi tìm một vú nuôi có thể cho Chu Do Hiệu bú được để đưa về cung. Khách Ấn Nguyệt chưa bao giờ làm vú nuôi, tuy nhiên, cô ta lại là người duy nhất được vị hoàng tử Chu Do Hiệu chấp nhận.
Theo quy định trong hậu cung thì khi hoàng tử 6-7 tuổi, vú nuôi phải ra khỏi cung. Có điều, Chu Do Hiệu dù tuổi đã lớn nhưng vẫn nhất định không chịu rời bỏ Khách Ấn Nguyệt. Sau này, khi đã lên làm Hoàng đế vào năm 15 tuổi vẫn y như vậy, thậm chí, một ngày mà Chu Do Hiệu không gặp vú nuôi của mình được một lần là cảm thấy vô cùng khó chịu và bứt rứt.
Nguyên nhân có lẽ là vì mẹ của Chu Do Hiệu mất từ sớm, thành ra, ông ta ngay từ nhỏ đã thiếu sự chăm sóc của một người mẹ. Vì vậy, Khách Ấn Nguyệt thực tế trở thành người thay thế vị trí người mẹ đối với Chu Do Hiệu. Cũng có lẽ vì lý do này mà sau này, Hy Tông mới đặc biệt ưu ái và tin tưởng người vú nuôi này.
Vào 21/9/1620, vừa lên ngôi vừa được nửa tháng, Hy Tông phong cho Khách Ấn Nguyệt là Phụng thánh phu nhân, lại ấm phong cho con trai của họ Khách là Hầu Hưng Quốc chức Cẩm Y Vệ chỉ huy sứ, sai bộ Hộ chọn 20 mẫu đất tốt ban cho họ Khách làm ruộng hương hỏa. Việc gia phong quá hậu hĩnh cho một người vú nuôi như vậy đương nhiên gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía các đại thần. Để dẹp yên dư luận, Hy Tông ra một chỉ dụ nói rất rõ công đức không ai có thể sánh bằng của Khách Ấn Nguyệt.
Với chỉ dụ này, Khách Ấn Nguyệt từ một người dân thường đã trở thành một phu nhân cao quý, có thể hưởng hết những vinh hoa phú quý của thế gian. Tuy nhiên, việc phong tước vị cho Khách Ẩn Nguyệt không phải là ân sủng cuối cùng của Hy Tông dành cho người vú nuôi của mình. Càng về sau, Hy Tông càng sủng ái Khách thị hơn, thậm chí tới mức nhiều sử gia hiện nay cũng cảm thấy không thể lý giải nổi.
Mùa đông năm 1620, Khách Ấn Nguyệt chuyển vào sống ở phía tây của cung Càn Thanh, Hoàng đế Hy Tông tới nơi chúc mừng. Hoàng thượng thưởng yến, Tư Chung Cổ dẫn đầu các thái giám đứng ra diễn trò, Hoàng thượng rất lấy làm vui nên cho phép Khách thị từ nay có thể ra vào cung bằng kiệu nhỏ, tự mình lựa chọn thái giám trong cung làm người khiêng kiệu, mọi lễ nghi đều không khác gì phi tần.
Năm Thiên Khải thứ 2, Khách thị phụng chỉ chuyển tới cung Hàm An, thế lực càng lớn hơn. Hy Tông ban Khách Ấn Nguyệt các thái giám Thôi Lộc, Hứa Quốc Ninh... hơn mười người, cộng thêm những kẻ khác tự nguyện tới phục vụ chăm sóc cho có tới cả trăm. Mỗi lần tới sinh nhật của Khách Ấn Nguyệt, Hoàng đế đều tự tới nơi để chúc mừng, ban thưởng vô số.
Tiền lương bổng dùng ở chỗ Khách Ẩn Nguyêt có khi còn được hối thúc gấp hơn cả ở chỗ của Hoàng đế. Mặc dù đã là Phụng Thánh phu nhân, ăn bổng lộc của Hoàng đế, tuy nhiên, cơm nước của Hy Tông vẫn do Khách thị đứng ra lo liệu. Mỗi ngày ba bữa, Hoàng đế ăn không hết ngự yến đều ban xuống cho Khách Ấn Nguyệt. Một ngày ba bữa nội thị mang đồ ăn trong cung phải đi lại không ngớt giữa hai nơi.
Lưu Nhược Ngu, một thái giám Minh triều, tác giả của cuốn sách viết về những truyện thâm cung bí sử triều Minh cũng phải than về sự sủng ái mà Hy Tông dành cho Khách Ẩn Nguyệt rằng: "Thân làm vú nuôi mà ở hẳn trong một tòa cung điện, việc xa hoa cũng có thể biết là thế nào". Ông còn nhớ lại rằng, khi đó mỗi lần Khách Ấn Nguyêt ra khỏi cung về nhà thì có thái giám đi theo chừng hơn mười người, áo bào hồng đai ngọc đi phía trước, sau kiệu còn có trăm người đi theo làm tùy tùng. Đội ngũ đèn đuốc chừng hai ba ngàn chiếc. Ra khỏi cổng cung, đổi thành kiệu tám người "Tiếng hô còn hơn cả tiếng thánh giá tuần du, đèn đuốc sáng như ban ngày, áo quần đẹp tự thần tiên, người như nước chảy, ngựa như rồng".
Lưu Nhược Ngu từng làm thái giám chấp bút, là người bên cạnh hoàng đế, đã gặp nhiều thấy nhiều mà còn cảm thán tới mức như thế thì có thể thấy sự sủng ái và xa hoa mà Khánh Thị nhận được lên tới mức nào Đến các sử gia triều Minh cũng phải khẳng định rằng: "Hoàng quý phi ở trong cung đều chẳng bằng vậy".
Điều gì khiến Khách Ấn Nguyệt được Hy Tông quan tâm và sủng hạnh tới như vậy?
Theo đó, tình cảm giữa Khách thị và Minh Hy Tông không chỉ đơn thuần là tình thương như con dành cho mẹ mà là của những cặp tình nhân đối đãi với nhau. Thậm chí, các nhà sử gia còn khẳng định rằng chắc chắn giữa Minh Hy Tông và Khách thị có chuyện ân ái chăn gối.
Khi Minh Hy Tông lên ngôi vua, Khách thị đã trên dưới 40 tuổi nhưng bà vẫn đẹp tựa mỹ nhân 28 tuổi, khiến Minh Hy Tông đang độ tuổi xuân thì mê mẩn. Hơn nữa, dù là gái góa chồng nhưng vốn xinh đẹp lẳng lơ nên chưa bao giờ Khách thị tự coi mình là nhũ mẫu của Minh Hy Tông.
Không chỉ vậy, còn có giai thoại nói rằng, Khách thị hạ thuốc với Minh Hy Tông. Loại thuốc này khi ăn xong sẽ khiến nam giới sung mãn và có nhu cầu giường chiếu nhiều hơn. Minh Hy Tông cũng vì lý do này đã qua đời chỉ sau 7 năm tại vị. Sau khi Minh Hy Tông qua đời năm 1627, em út của ông, Hoàng đế Minh Tư Tông, lên nối ngôi.
Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử JLO21:17:11 19/12/2024Điều khiến người ta kinh ngạc là mặc dù sở hữu tam cung lục viện, bảy mươi hai phi tần với những mỹ nữ đẹp nhất đế chế thế nhưng không ít những vị Hoàng đế Trung Quốc lại là những người đồng tính...
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo