Hoàng Nguyên Vũ viết sớ dài tố bản chất Đàm Vĩnh Hưng, nói "rát mặt" cực thấm
45 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cho rằng, dù ở hoàn cảnh nào thì việc tước đoạt mạng sống của một đứa trẻ là một tội ác. Không thể viện lý do mắc bệnh trầm cảm để bao che, thông cảm được.
Liên quan đến vụ việc mẹ ruột ném con 2 tháng tuổi từ lầu 5 gây xôn xao dư luận. Ngày 16/06, cơ quan chức năng đã tiến hành lấy lời khai bà P.T.Q. (SN 1985, quê Long An). Theo thông tin ban đầu, sáng 14/04, vợ chồng bà Q đưa con đến bệnh viện Nhi đồng Thành phố (huyện Bình Chánh, TP HCM) để khám. Mặc dù bác sĩ đã kết luận cháu bé bị trào ngược dạ dày nhưng bà Q vẫn không tin và bàn bạc với chồng để khám lại. Kết quả khám lần 2 bác sĩ kết luận cháu H. phổi yếu, trào ngược dạ dày thực quản và cho nhập viện để điều trị. Khai với công an huyện bình chánh, người mẹ giải thích vì nghĩ con mình bị bệnh nặng, không có tiền chữa trị, cộng thêm việc stress do con khóc liên tục nên mới ném từ lầu 5 bệnh viện gây tử vong.
Sau khi chia sẻ lên MXH, dù rất phẫn nộ về hành vi trên nhưng không ít bình luận cho rằng hậu quả của trầm cảm sau sinh thật sự rất khủng khiếp. Nếu không có sự thông cảm, sẻ chia từ phía gia đình, người thân thì những suy nghĩ tiêu cực là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, đi ngược lại với quan điểm của dư luận, nhà báo báo Hoàng Nguyên Vũ gay gắt lên án hành vi của người mẹ trên. Nhà báo cho rằng, người mẹ trước khi gây án vẫn đủ năng lực điều khiển hành vi. Không thể viện lý do như: con ho, stress, áp lực cuộc sống... để nhẫn tâm tước đoạt một mạng sống vô tội. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cũng nói thêm, nếu phát hiện trầm cảm thì hãy nên đi chữa trị, đừng kéo những đứa trẻ vào những tai nạn thương tâm như thế này.
Nguyên chia sẻ Hoàng Nguyên Vũ:
Việc mẹ thả con từ tầng 5 bệnh viện xuống đất dẫn đến tử vong: Xin đừng nói rằng hãy thông cảm cho người mẹ ấy!
Vụ việc hiện nay chưa có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra rằng người mẹ có bị trầm cảm sau sinh hay không.
Nhưng thứ không cần phải kết luận nữa, đó chính là đứa bé đã phải từ giã cuộc sống khi mới 2 tháng tuổi, bởi chính đôi tay của người mẹ.
Đó là điều chúng ta không thể tưởng tượng được. Đứa bé được đưa vào bệnh viện Nhi đồng để khám bệnh. Người cha ngồi dưới phòng chờ tầng trệt, người mẹ ôm con lên và thả xuống từ cửa thông gió (theo thông tin trên báo Tuổi trẻ)
Tính đến thời điểm này, người mẹ vẫn đủ năng lực hành vi: đi cùng chồng, đưa con đi khám, khai rành rọt với cơ quan điều tra rằng bé hay khóc đêm, hay ho đêm.
Có thể, việc bé khóc đêm và ho đêm làm cho người mẹ mất ngủ và bị stress nặng.
Có thể phụ nữ khi có con nhỏ, phải chịu đựng nhiều thứ mệt mỏi cho sức khoẻ tâm lý.
Và có thể, nhiều người đàn ông đã không chia sẻ việc chăm con với phụ nữ, nhất là ở thời điểm dễ bị trầm cảm sau sinh.
Dù "có thể" điều gì đi chăng nữa, thì hành vi trên, đó là tội ác.
********
Không ít bạn nói rằng, nếu người mẹ ấy bị trầm cảm, thì đừng buông lời cay đắng, hãy thấu hiểu, yêu thương và chia sẻ.
Thậm chí, có người nói rằng, hãy tha thứ và yêu thương hơn nữa.
Không nhé!
Nếu trầm cảm hoặc có dấu hiệu trầm cảm thì hãy đi chữa bệnh. Người trầm cảm sau sinh không ít. Nhưng, đến mức thả một đứa trẻ từ trên cao xuống, chứ chưa nói đến đó là con ruột, là một tội ác không hề nhỏ, không hề nhẹ.
Không biết có thêm lý do ta bà gì nữa không bởi người đời hay viện dẫn lý do lắm: nào là nợ nần, nào là nghèo khổ, nào là ghen tuông..., cho việc làm tước đoạt cuộc sống của những đứa trẻ thời gian gần đây, với rất nhiều vụ đau lòng.
Trẻ con vô tội, chúng có quyền được sống. Lý do của các vị tự các vị đi giải quyết, đi tìm giải pháp, chứ không phải trút lên con trẻ.
Tại sao lại phải thông cảm cho những kẻ đã giết những đứa trẻ? Tại sao phải ghi nhận những lý do tội ác để mà cảm thông? Nếu các vị muốn hãy tự đi mà chết một mình, kéo con trẻ vào làm gì?
********
Trầm cảm là căn bệnh đáng báo động, nhưng việc mất hoàn toàn cảm xúc yêu thương con ruột để có những hành động khủng khiếp, đó mới thực sự đáng sợ.
Tại sao suốt ngày cứ trầm cảm với trầm cảm, xem nó như một lý do để thông cảm cho tội ác?
Đành rằng, đúng, cần yêu thương và thấu hiểu, cần chia sẻ đỡ đần nhau trong cuộc sống để đưa người thân mình trở lại trạng thái bình thường khi họ mắc trầm cảm, để không hoặc hạn chế những việc đáng tiếc xảy ra, nhất là vai trò của người làm chồng, làm cha.
Nhưng mạng sống của những đứa trẻ, cần hơn rất nhiều. Hãy nhớ chúng có quyền được sống, được yêu thương và che chở hơn bất kỳ ai trong cuộc đời này!
Hoàng Nguyên Vũ mắng bà Phương Hằng dạy hư phụ nữ, réo người lái xe vừa karaoke Minh Lợi15:54:07 12/12/2024Vừa qua, công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã mời người phụ nữ vừa lái ôtô, vừa hát lên làm việc. Tại cơ quan công an, người này khai tên N.T.L (32 tuổi, trú xã Hòa An, huyện Krông Pắc).
45 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
11 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
57 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
175 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo