Từ Hi Thái hậu và những chuyện chưa kể: Chó cũng có nô tài hầu hạ, bí ẩn nhất là nghi thức mai táng
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Đến nay vẫn có khá nhiều người thắc mắc, thời xưa hoàng đế có 3000 giai lệ vậy khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, vị Nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa liệu cũng có "tam cung lục viện", "3000 trai tráng" hay không?
Võ Tắc Thiên (hay còn được biết đến với tên gọi như Võ Mị Nương, Võ Chiếu) sinh ngày 17 tháng 02 năm 624 trong một gia đình quý tộc khá giả. Vào cung năm 14 tuổi, bà được Hoàng đế Thái Tông của nhà Đường đặt cho cái tên "Mị", yêu kiều xinh đẹp, khao khát được tỏa sáng, khát vọng sự sủng ái của Hoàng đế. Nhưng bà chỉ là một "nô tài" của Thái Tông trong hơn 10 năm.
Sau cái chết của Thái Tông, Võ Tắc Thiên được gửi đến chùa Cảm Nghiệp làm nữ tu. Là một phụ nữ, bà muốn được giải thoát khỏi kiếp tu hành, mà chỉ có thể đạt được thông qua hôn nhân và cần phải dựa vào một người chồng biết nghe lời mình. Cơ hội lịch sử đã khiến con trai của Thái Tông là Lý Trị trở thành lựa chọn của bà.
Cao Tông Lý Trị giàu tình cảm, yếu đuối và ốm yếu, thiếu quyết đoán, và lại dành tình cảm cho Võ Tắc Thiên. Vì vậy, sau 5 năm sống trong chùa lạnh lẽo và cô đơn, bà vào cung lần thứ hai và trở thành "Chiêu Nghi" của Cao Tông.
Khi Đường Cao Tông qua đời, Võ Tắc Thiên trải qua các đời Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông với tư cách Hoàng thái hậu, và cuối cùng trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu, triều đại mà bà sáng lập tồn tại từ năm 690 đến năm 705. Bà cũng chính là nữ hoàng đế duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc.
Thời xưa, tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ vẫn luôn thâm căn cố đế. Cho tới thời Lý Đường, Võ Tắc Thiên đã mở ra một thể chế thống trị mới với người cầm quyền là nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử. Từ đó mới phá vỡ thứ xiềng xích ngu muội này. Chính vì thế, những lời phê bình đánh giá của đời sau về bà cũng gây nhiều tranh cãi.
Việc Võ Tắc Thiên trở thành hoàng đế cũng khiến hậu thế băn khoăn rằng, hậu cung của bà liệu có tam cung lục viện hay 3.000 giai nhân như những vị hoàng đế khác hay không?
Ngày 9/9 âm lịch năm 690, Võ Tắc Thiên khi đó là Võ Thái hậu chính thức lên ngôi ở Tắc Thiên môn, đổi tên triều đại từ Đường thành Chu, đổi niên hiệu làm Thiên Thụ. Sau khi đăng cơ, vị Nữ hoàng không chịu thua kém các vị hoàng đế khác, bà cũng bắt đầu thu nạp hậu cung. Tuy nhiên, hậu cung của bà không có các mỹ nữ, thay vào đó là nuôi nam sủng.
Theo cuốn "Cựu Đường Thư", bộ sách do các sử quan thời Hậu Tấn (907-960) biên soạn về lịch sử thời Đường, sau khi Võ Tắc Thiên xưng đế, trong hậu cung từng nuôi rất nhiều nam sủng.
Trong đó, Nữ hoàng khá sủng hạnh Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, Thẩm Nam Mạo, Tiết Hoài Nghĩa,... Theo ghi chép trong cuốn "Cựu Đường Thư - Trường Hành Thành truyện", nam thê đầu tiên của Võ Tắc Thiên là Tiết Hoài Nghĩa. Tên thật của Tiết Hoài Nghĩa là Phùng Tiểu Bảo, từ nhỏ đã xông pha chốn giang hồ, luyện tập có một cơ thể tráng kiện, trong sự thô kệch lại không mất đi vài phần anh tuấn.
Nhờ ngoại hình lực lưỡng với khuôn mặt rất đẹp, Phùng Tiểu Bảo lọt vào mắt của thị nữ trong phủ Thiên Kim công chúa của Đường Cao Tông. Thị nữ này đã lén đưa Phùng Tiểu Bảo vào cung để hẹn hò thì bị công chúa phát hiện. Vì muốn lấy lòng Võ Tắc Thiên, Thiên Kim đã quyết định dâng Phùng Tiểu Bảo cho bà.
Tiểu Bảo khi ấy mới vừa tròn 30 tuổi, thị tẩm có kỹ thuật, thế nên được Võ Tắc Thiên cực kỳ sủng ái. Để có thể cho Phùng Tiểu Bảo vào cung một cách hợp tình hợp lý, Võ Tắc Thiên biến Phùng Tiểu Bảo thành một nhà sư, tu sửa lại Bạch Mã Tự ở Lạc Dương để hắn tiếp nhận chức vị Trụ trì.
Đồng thời để hắn học kinh điển Phật giáo, như vậy có thể che giấu thân phận và cũng có thể tu dưỡng nhân cách. Sau này, Võ Tắc Thiên đổi tên của hắn thành Hoài Nghĩa, ban cho họ Tiết, để Phò mã của Thái Bình công chúa là Đô úy Tiết Thiệu đối đãi như cha chú. Khi Tiết Hoài Nghĩa trở thành nam sủng thì bà đã 61 tuổi.
Tiết Hoài Nghĩa không chỉ là nam sủng của Võ hậu, ông ta còn đảm nhiệm xây dựng hai tòa cung điện là Minh đường và Thiên đường. Tuy nhiên, nam thê họ Tiết lại ngày càng can thiệp nhiều vào việc triều chính, đỉnh điểm là phóng hỏa đốt 2 tòa cung điện. Việc này đã khiến Võ Tắc Thiên nổi giận và ra lệnh xử ông.
Sở dĩ Tiết Hoài Nghĩa chết là bởi ông ta ghen tuông với nam sủng thứ 2 của Võ Tắc Thiên - Thẩm Nam Mậu. Thẩm Nam Mậu là một thái y được Võ hậu vô cùng sủng ái nhờ có ngoại hình rất giống với tiên hoàng Lý Thế Dân.
Ngoài ra, ông ta được nữ hoàng đế yêu thích bởi chuyên chế ra các phương thuốc níu kéo thanh xuân cho bà. Khi Thẩm Nam Cầu chết vì bệnh, bà đã khóc rất nhiều và viết thơ bày tỏ nỗi tiếc thương.
Nam sủng thứ ba của Võ Tắc Thiên là Trương Tông Xương. Người này do Thái Bình công chúa dâng lên nữ hoàng đế khi bà đã ngoài 70 tuổi. Sử sách mô tả rằng khuôn mặt của Trương Tông Xương "đẹp như một đóa sen".
Sau đó, Trương Tông Xương còn dẫn em trai mình là Trương Dịch Chi vào cung phục vụ Võ hậu. Theo Cựu Đường Thư, hai người "tuổi ngoài đôi mươi, dung nhan trắng trẻo tuấn tú, giỏi âm luật ca từ" khiến Võ Tắc Thiên rất hài lòng. Nữ hoàng đế còn phong cho họ làm quốc công. Hai người thường trang điểm và diện trang phục đẹp.
Đến năm 698, Võ Tắc Thiên thành lập Khống Hạc Giám với danh nghĩa là nơi đàm đạo, phát triển văn học, thực tế là hậu cung của bà. Trương Tông Xương và Trương Dịch Chi là quan quản lý nơi này. Khống Hạc Giám có 43 thành viên, gồm nam sủng của Võ hậu và các văn nhân. Giữa năm 700, nơi này bị tiếng xấu là tụ điểm ăn chơi của nên bà đã đổi tên thành Phụng Thần Phủ.
Dưới sự dung túng của Võ hậu, hai anh em họ Trương khuấy đảo triều đình, khiến nhiều vị quan bất bình. Đến năm 704, Võ Tắc Thiên lâm bệnh nên không màng chính sự và để cho 2 người này quyết định mọi việc.
Năm 705, vì lo sợ 2 anh em họ Trương tạo phản, tể tướng Trương Giản Chi đã cùng các đại thần phát động binh biến, ép Võ Tắc Thiên thoái vị và đưa Đường Trung Tông lên ngôi. Nữ hoàng đế bị giam lỏng trong cung và qua đời không lâu sau đó, thọ 81 tuổi. Hai nam sủng họ Trương cũng chết sau khi bà qua đời.
Võ Tắc Thiên chọn nam sủng theo chiếc mũi, rất ít đàn ông đáp ứng điều này? Bảo Nam17:31:50 13/08/2024Trong suốt các triều đại phong kiến trong lịch sử, địa vị của người phụ nữ không cao lắm. Trong hình ảnh của mọi người, phụ nữ hầu hết được thể hiện là những quý cô hoặc thiếu nữ xuất thân từ những gia đình nhỏ.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo