Từ Hi Thái hậu: Xây nhà tắm xa hoa, mỗi lần tắm đều phát ra tiếng kêu lạnh mình
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Khi hoàng hôn buông xuống trên hồ Maracaibo cũng là lúc những cơn gió bắt đầu nổi lên, một tia chớp bất ngờ xé toạc bầu không khí ẩm ướt của đêm tối. Đó là một cảnh tượng hết sức quen thuộc - xảy ra gần như chính xác cùng một thời gian, địa điểm và lặp lại 300 ngày mỗi năm.
Hiện tượng thiên nhiên bất thường này xảy ra khi sông Catatumbo chảy vào hồ Maracaibo - một hồ nước lợ lớn nằm ở vùng Tây Bắc Venezuela. Những tia sét này lặp đi lặp lại thường xuyên đến mức nó đã được các thủy thủ sử dụng để làm cột mốc tự nhiên trong nhiều thế kỷ, thường được biết đến với cái tên "Đèn hiệu Maracaibo", hay "Sét Catatumbo".
Bắt đầu khoảng một giờ kể từ khi mặt trời lặn, những tia sét có thể tấn công vùng hồ tới 28 lần mỗi phút trong vòng 9 giờ liên tục, khiến cho bầu trời sáng rực như ban ngày. Với tổng hơn 1,2 triệu tia sét xảy ra mỗi năm, hồ Maracaibo chắc chắn là nơi chứng kiến nhiều tia sét hơn bất kỳ vùng lãnh thổ nào khác trên thế giới. Và tất nhiên, hiện tượng khí quyển đáng chú ý này đã rơi vào tầm ngắm của các nhà khoa học và trở thành tâm điểm của nhiều nghiên cứu.
Trước đây, các mỏ khí metan và uranium bên dưới bề mặt hồ được cho là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành sấm sét trên hồ. Tuy nhiên, vì thiếu bằng chứng nên lập luận này đã bị bác bỏ.
Bản thân những tia sét trong các trận giông bão khắp thế giới đều được tạo ra bởi cùng một cơ chế: không khí nóng bốc lên và đi xuống bị đốt nóng không đều, dẫn đến việc sinh ra điện trường.
Tuy nhiên, lý do khiến Sét Catatumbo diễn ra đều đặn và dữ dội như vậy là do địa hình của môi trường xung quanh. Cụ thể, hồ Maracaibo được bao bọc ba phía bởi các rặng núi, với bờ phía Bắc của hồ mở ra Vịnh Venezuela.
Tại đây, biển Caribe cung cấp một dòng nước ấm liên tục, kết hợp với hơi ẩm bốc lên khỏi hồ. Khi Mặt trời lặn, một dải không khí chuyển động nhanh dần được hình thành ở độ cao chỉ 1km phía trên mặt hồ và từ đó sinh ra sấm sét mỗi ngày.
Những tia sét trên hồ Maracaibo thường được hình thành cùng một thời điểm vào mỗi buổi tối. Tuy nhiên, nó có xu hướng hoạt động ít hơn vào mùa khô. Vào ba tháng đầu năm 2010, những trận sét thậm chí còn biến mất do hạn hán kéo dài, dẫn đến nhiều lo ngại rằng hiện tượng độc đáo này sẽ biến mất mãi mãi.
May mắn thay, khi mùa hè kết thúc, chúng đã xuất hiện trở lại. Kể từ đó, Sét Catatumbo vẫn luôn là một thế lực tự nhiên vô cùng mạnh mẽ. Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng họ có thể dự báo sự xuất hiện của Sét Catatumbo trước vài tháng - điều không thể thực hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Kết quả này giống như một vị cứu tinh cho người dân địa phương sinh sống ở đây, những người vốn dựa vào nguồn cá từ hồ Maracaibo để duy trì sinh kế. Trước đó, người dân địa phương thường sống trong những căn nhà sàn và việc bị sét đụng vốn cũng chẳng phải điều gì xa lạ với họ. Việc dự đoán được "hướng đi" của sét đã giúp người dân có thể lao động trong điều kiện an toàn hơn.
Ở Việt Nam cũng có một nơi tương tự. Câu chuyện về một ngôi làng kỳ bí ở Việt Nam, mà sét đã liên tục rơi suốt nhiều năm, thậm chí có năm bị sét đụng đến 15 lần, đã gây sự hoang mang và tò mò cho nhiều người. Có người gọi ngôi làng này là "ngôi làng bị trời hành", nhưng sự thật đằng sau là gì? Ngôi làng bí ẩn này nằm ở thôn Ra Manh (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi).
Đây là một vùng đất hẻo lánh, bao quanh là núi rừng, khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Thống kê cho thấy, có 17 hộ dân với 73 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy. Điều đáng chú ý là người dân ở đây thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng "thiên lôi" khi bị sét đụng trúng. Cả người dân trong và ngoài làng đều không hiểu rõ nguyên nhân, gây ra sự hoang mang khi mỗi năm bị sét váng tới 15 lần.
Nhiều gia súc, gia cầm đã không qua khỏi do sét, đôi khi cả người dân cũng bị trúng sét, nhà cửa bị hỏng hoặc mất mát về người và tài sản. Nhiều người ở khu dân cư Long Vót cũng gần như bị sét đụng trúng. Vì tình hình này, các hộ dân đã quyết định rời khỏi làng để tìm nơi khác sinh sống. Họ đã chuyển đến thôn Mang Nách (xã Ngọc Tem, huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum) ở xa làng cũ. Gia đình có khả năng tài chính đã xây dựng lại nhà, trong khi những hộ khó khăn hơn đã phải sống trong lều tạm.
Nhiều lời đồn đoán đã lan truyền về ngôi làng kỳ bí này, nhưng một số người tin rằng có thể là do vị trí hẻo lánh của làng khiến cho việc đảm bảo an toàn trong thời tiết mưa giông và sấm chớp trở nên khó khăn. Các chuyên gia cho rằng sự tăng cường về biến đổi khí hậu, việc chặt phá rừng phòng hộ và sự gia tăng dân số cũng có thể gây ra hiện tượng sét đụng nhiều lần.
Khoảng 70% các trận mưa lớn kèm sấm sét nguy hiểm xảy ra ở khu vực nhiệt đới, nơi có lưu lượng không khí đối lưu lớn. Sét rơi xuống là kết quả của sự tương tác giữa hai đám mây tích điện trái dấu, tạo ra hiệu điện thế lớn.
Việt Phương Thoa kể hành trình cùng bố chống lại ung thư, lộ chi phí chữa trị Phi Yến16:41:56 25/11/2024Việt Phương Thoa đã chính thức lên xe hoa về nhà chồng trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè. Bên cạnh niềm vui, nhiều người còn không khỏi xúc động khi chứng kiến cô đẩy bố vào lễ đường bằng xe lăn.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo