Vụ Thích Chân Quang bị thu hồi bằng cấp: Đại học Hà Nội chính thức làm thủ tục
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Thượng toạ Thích Chân Quang - người có những màn thuyết giảng nổi tiếng trên mạng mới đây đã chính thức bị mang ra xem xét. Sự việc được Ban Tôn giáo Chính phủ đã làm việc với Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Bộ Nội vụ vừa có thông tin trả lời cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về kết quả xử lý kỷ luật thượng tọa Thích Chân Quang và một số chức sắc, chức việc, nhà tu hành đã có những sai phạm trong phát ngôn, thuyết giảng gây phản cảm và bức xúc trong cộng đồng dân cư.
Gửi phản ánh tới Bộ Nội vụ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu rõ gần đây trên không gian mạng xuất hiện nhiều vị tu sĩ thuyết pháp mang tính mê tín dị đoan, chê bai nghề nghiệp của người dân và đi ngược giáo lý nhà Phật gây phản cảm và bức xúc trong cộng đồng dân cư. Việc này diễn ra thường xuyên, kéo dài nhưng chưa có thông tin cơ quan nào làm việc, nhắc nhở hay xử lý.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật thượng tọa Thích Chân Quang không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại chùa Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm. Thu hồi tất cả các phái quy y Tam bảo có nội dung tự sửa 1 trong 5 giới không đúng với giới luật ngũ giới do Đức Phật chế trong giới luật Phật giáo.
Gỡ bỏ tất cả các bài giảng có nội dung gây hoang mang dư luận, chấn chỉnh sinh hoạt của các đạo tràng, chúng thanh niên Phật Quang tại các tỉnh, thành phố, không đưa các bài giảng của thượng tọa Thích Chân Quang lên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian thượng tọa nhập thất sám hối tại chùa Phật Quang.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã gửi công văn báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).
Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ gồm danh sách thí sinh tốt nghiệp bổ túc THPT và danh sách ghi tên ghi điểm của tất cả thí sinh dự thi khóa ngày 6.6.1989. Qua đó, xác nhận kết quả rà soát hồ sơ thi tốt nghiệp THPT của ông Vương Tấn Việt, sinh năm 1959, như sau:
Không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989 của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM. Không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6.6.1989 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố.
Vậy là đã rõ, ông Vương Tấn Việt không có bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba. Và câu hỏi đặt ra, tại sao khi Vương Tấn Việt nộp hồ sơ học đại học tại chức ngành luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội, trường này lại chấp nhận cho học. Nếu ông Vương Tấn Việt có nộp bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba, tại sao Trường Đại học Luật Hà Nội không kiểm tra, xác minh xem thật, giả.
Khi ông Vương Tấn Việt làm nghiên cứu sinh, tất cả hồ sơ đều phải được rà soát, nhưng đã lọt qua các cánh cửa kiểm tra, tại sao lọt? Nay, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM kết luận như trên, xin hỏi Vương Tấn Việt nộp bằng gì cho Trường Đại học Luật Hà Nội để học cử nhân cho tới tiến sĩ.
Ông Vương Tấn Việt làm luận án tiến sĩ "siêu tốc", chỉ hai năm là bảo vệ xuất sắc. Các giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Luật ca ngợi hết lời về tài năng xuất chúng của Vương Tấn Việt. Khi đã xác minh không có bằng bổ túc văn hóa cấp ba thì các bằng cử nhân luật, tiến sĩ luật của Vương Văn Việt có giá trị không?
Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải trả lời dứt khoát, không kéo dài thời gian hơn nữa. Phải làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến bằng cử nhân, tiến sĩ của Vương Tấn Việt.
Thượng tọa Thích Chân Quang và loạt phát ngôn gây tranh cãi Keng18:51:47 08/06/2024Thời gian qua, những phát ngôn của Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã khiến đông đảo dư luận bày tỏ sự hoang mang và vô cùng bức xúc.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
9 | 1 Thảo luận | Báo cáo