Bà Nguyễn Phương Hằng "sáng cửa" được nhẹ tội khi Công an Bình Dương và TP.HCM nhập vụ án
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nhiều người đặt câu hỏi, bà Nguyễn Phương Hằng khi còn mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã tố cáo đàn em thân tín của trùm xã hội đen Năm Cam như thế nào?
Từ lâu, có nhiều đồn đoán xung quanh cuộc đời bà Nguyễn Phương Hằng nhưng ít ai biết tường tận về người phụ nữ quyền lực này. Bà Nguyễn Phương Hằng có tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Tuyền (SN 1971). Cái tên Phương Hằng được đổi sau khi bà về sống với ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng "lò vôi"). Nhiều người biết chuyện cho rằng, bà muốn thay tên, đổi vận, quên đi một quãng đời không mấy tươi đẹp trong quá khứ.
Bà Hằng từng tự giới thiệu, năm 16 tuổi từng định cư ở Canada, lấy một người chồng Hoa kiều giàu có. Nhưng chỉ vài năm chung sống, có với nhau một con thì người chồng qua đời.
Bà Hằng tự kể, người chồng đầu để lại cho bà cùng con gia sản lên đến 18 triệu USD. Sau biến cố gia đình, bà mang toàn bộ tài sản về Việt Nam làm ăn. Bà Hằng cho rằng, nhờ tài sản mang từ nước ngoài về, bà đã trở thành doanh nhân thành đạt khi đầu tư kinh doanh nhiều lĩnh vực như bất động sản, trồng rừng, thời trang...
Bà Hằng từng khoe là Việt kiều, có quốc tịch Canada. Tuy nhiên theo điều tra ban đầu, CEO Đại Nam ngoài quốc tịch Việt Nam chỉ có duy nhất quốc tịch Cộng hoà Cyprus - một đảo quốc phía đông Địa Trung Hải, được mệnh danh là thiên đường trốn thuế, rửa tiền...
Trong quá khứ bà Hằng, cái tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền lại xuất hiện một phần trong chuyên án Năm Cam và đồng bọn. Sau thông tin này, nhiều người đặt câu hỏi, bà Nguyễn Phương Hằng khi còn mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã tố cáo Đ.Đ.G - đàn em thân tín của trùm xã hội đen Năm Cam như thế nào?
Theo tài liệu, năm 1996, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền có quen biết với Đ.Đ.G. Năm 1997 bà Tuyền thuê căn nhà số 21/15A đường Trường Sơn, của anh T.H.H để ở và đã sinh sống với G. tại đây.
Năm 1998, bà Tuyền đã mua lại căn nhà này với giá 52 lượng vàng. Toàn bộ quá trình giao dịch, mua bán, bà Tuyền đều trực tiếp làm việc với anh H., giấy tờ mua bán căn nhà này do anh H. viết cũng chỉ ghi bán căn nhà này cho Tuyền.
Nhưng sau đó, G. đã nhiều lần đánh bà Tuyền, bắt bà này phải ghi thêm tên G. vào trong giấy mua bán. Khi bà Tuyền về nhà mẹ đẻ ở, giấy tờ căn nhà bà Tuyền gửi cho bà N. (mẹ của bà Tuyền), nhưng G. đã đến đe dọa ép bà N. phải giao toàn bộ giấy tờ nhà cho mình rồi bắt Tuyền phải viết giấy cam kết không tranh chấp căn nhà này với G.
Quá trình mua bán căn nhà này, G. chỉ tham gia ở giai đoạn cuối là khi đến hạn phải thanh toán số tiền còn thiếu, lúc đó bà Tuyền không có tiền nên đã nhờ anh H. giới thiệu đến vay tiền của anh C. ở đường Trần Quốc Thảo, phường 7 quận 3 với lãi suất 3%/tháng.
Theo tài liệu, khi cơ quan điều tra đấu tranh với G. thì hắn ngoan cố không thừa nhận hành vi này và khai, chính G. là người đã bỏ tiền ra mua căn nhà này. Mọi quan hệ mua bán với anh H. đều do G. trực tiếp quan hệ còn bà Tuyền chỉ là người đi cùng với G., ở giai đoạn cuối khi G. đến vay tiền của anh C. để trả cho anh H.
Lời khai của G. không đúng với lời khai của anh H. về việc bán nhà cho bà Tuyền và không phù hợp với lời khai của anh A. là người đã chứng kiến khi bà Tuyền thanh toán tiền cho anh H.
Hơn nữa, anh Đ.V.Đ là anh rể của G. cũng khai G. hoàn toàn không có tiền, khi G. ăn ở với Tuyền như vợ chồng, mọi chi phí trong cuộc sống đều dựa vào bà Tuyền vì bà này có chồng ở nước ngoài thường gửi tiền về. Lời khai này của Đ. phù hợp với lời khai của bà Tuyền về việc này.
Với các căn cứ nêu trên, cơ quan điều tra có đủ cơ sở kết luận bà Nguyễn Thanh Tuyền là người đã mua căn nhà 21/15A đường Trường Sơn của anh H. Giai đoạn cuối, G. mới đi cùng với bà Tuyền và anh H. đến nhà anh C. vay vàng và đã thay Tuyền ký giấy vay vàng của anh C.
Việc G. ép buộc bà Tuyền phải để G. ký thêm vào giấy mua bán nhà, ép lấy toàn bộ giấy tờ nhà và sau đó lại bắt Tuyền viết giấy cam kết không được tranh chấp căn nhà để chiếm đoạt đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.
Sau khi đã chiếm đoạt được căn nhà này thì anh C. đến đòi số vàng mà G. và Tuyền đã vay để trả anh H., nên G. đã phải trả anh C. 5 lượng vàng. Như vậy thực tế số vàng đã trả cho anh H. là 52 lượng, trong đó có 7 lượng của anh C. Sau đó Giang đã phải trả cho anh C. 5 lượng. Do đó xác định giá trị tài sản của bà Tuyền mà G. đã chiếm đoạt là 45 lượng vàng.
Đ.Đ.G sau đó đã bị tuyên phạt với mức án 7 năm tù về tội chiếm đoạt tài sản.
Điều khá lạ là, bà Hằng từng nói, chồng đầu tiên qua đời để lại cho bà tài sản khủng lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng những năm liền sau đó khi về nước, bà có những khó khăn nhất định. Ba năm sau khi có cả trăm tỷ đồng từ người chồng đầu, bà Hằng phải cùng G. đi vay 7 lượng vàng để mua nhà như nói trên.
Đến năm 2006, bà Hằng kết hôn với doanh nhân Trần Văn Thìn (SN 1963, quê Bến Tre) nhưng trước đó 5 năm, cả hai góp vốn, tỷ lệ 50/50 thành lập Công ty Đông Nam Long (trụ sở quận Bình Thạnh) để đầu tư vào các dự án trồng cao su. Cuộc hôn nhân của bà Hằng với ông Thìn chỉ kéo dài chừng hai năm, có một con chung thì ly hôn. Tòa phán quyết con chung theo mẹ, phần tài sản hai bên thương lượng giải quyết.
Con trai bà Phương Hằng làm đơn xin khoan hồng, giảm nhẹ tội: "Mẹ tôi đã nhận thức được sai phạm" Jennie15:07:13 05/10/2022Ông Tuấn làm đơn xin khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho mẹ mình với lý do từ trước đến nay bà Nguyễn Phương Hằng đã có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong đại dịch Covid-19
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
9 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
15 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo