Từ Hi Thái Hậu mỗi ngày ăn hàng trăm sơn hào hải vị vẫn có 2 món không dám động đũa, lý do vì sao?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Vào cuối triều đại nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu luôn được coi là một nhân vật "đứng trên vạn người", là người nắm quyền vương triều nhà Thanh. Sở hữu quyền lực tối cao, Từ Hi khiến cho không ít người phải kiêng sợ và dám làm trái ý bà.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ lại có người chẳng những không hề sợ hãi mà còn nhiều lần chỉ ra cái sai của Từ Hi không chút e dè. Đáng chú ý, những hành động của người này lại không hề khiến vị Thái hậu quyền uy bậc nhất này phật ý mà còn hết sức kiêng nể. Theo sử sách ghi lại, nhân vật này là công chúa cuối cùng của vương triều Đại Thanh, được gọi là Vinh Thọ Cố Luân Công chúa (còn gọi là Vinh Thọ Công chúa hay Đại Công chúa), con gái của Cung Thân vương Dịch Hân.
Vinh Thọ công chúa (1854 - 1924) được biết đến là con gái lớn của Cung Thân vương Dịch Hân, cánh tay phải đắc lực của Từ Hi Thái Hậu. Vào năm Hàm Phong thứ 11, Từ Hi đã cho gọi con gái lớn của Dịch Hân vào cung và nhận làm con gái nuôi, lấy tước hiệu Vinh Thọ công chúa. Sau đó, vào năm Quang Tự, vị công chúa này tiếp tục được phong thành Vinh Thọ Cố Luân công chúa và hưởng vô số bổng lộc như kiệu vàng cùng 800 lượng bạc trắng.
Khi công chúa 12 tuổi, đích thân Từ Hi Thái hậu đã tuyển chọn phò mã cho công chúa. Vào ngày xem mắt, vị công chúa ấy đã chọn Phú Sát Chí Đoan, con trai của vương công Mãn Thanh là Phú Sát Cảnh Thọ, làm phò mã cho mình. Đây được cho là đặc quyền hiếm hoi vào thời phong kiến khi công chúa được tự chọn phu quân cho mình.
Tiếc thay, dù được thành thân với người như ý nhưng chỉ sau 5 năm, Vinh Thọ công chúa lại "chăn đơn gối chiếc" khi Phò mã của bà yểu mệnh qua đời. Kể từ đó vị công chúa trở thành góa phụ ở tuổi 17 và sau đó thủ tiết suốt 53 năm cho đến khi qua đời.
Thành góa phụ khi còn quá trẻ khiến cuộc sống của Vinh Thọ ngày càng buồn tẻ. Vì lẽ đó, công chúa đã thường xuyên được Từ Hi Thái hậu gọi vào cung bầu bạn. Dù sở hữu ngoại hình kém sắc và có phần già nua nhưng bù lại vị công chúa này lại có tài trí lại rất giỏi giao thiệp. Chính những ưu điểm này của công chúa đã khiến ngay cả người như Từ Hi Thái hậu cũng phải bằng lòng thuận theo những lời khuyên của bà.
Vinh Thọ Công chúa có tính cách điềm đạm, luôn thận trọng trong lời nói và hành xử. Ngay cả khi đối mặt với Từ Hi Thái hậu đầy quyền lực, bà cũng không bao giờ tâng bốc bản thân hay buông lời xu nịnh, và là một trong số ít người dám thẳng thắn phê bình Từ Hi Thái hậu.
Vinh Thọ Công chúa luôn một lòng với Từ Hi Thái hậu, quá trình sống ở hậu cung từ bé bà đã tập cho mình khả năng quan sát kỹ lưỡng và giải quyết mọi việc công tư phân minh. Bà rất ghét thái giám Lý Liên Kiệt nhưng luôn hòa thuận với mọi người trong cung.
Vinh Thọ Công chúa là người ít nói nhưng một khi đã cất lời, Từ Hi Thái hậu gần như đều gác lại mọi chuyện để lắng nghe. Có lẽ, vào thời điểm đó ngoại trừ sự yêu thương thì Từ Hi Thái hậu cũng sợ Đại Công chúa đến 3 phần.
Tương truyền rằng, Từ Hi là người có lối sống xa xỉ, vô cùng thích sưu tầm vòng ngọc châu báu, lại hay trang điểm, ăn mặc lộng lẫy. Chứng kiến cảnh này, công chúa từng thẳng thắn phê bình, nói Từ Hy tuổi tác đã cao, không cần phải quá tốn kém như vậy. Trước lời góp ý này, Từ Hi Thái hậu không những không tức giận mà còn phải kiêng nể.
Sau lần bị chỉ trích thẳng thắn đó, mỗi khi Vinh Thọ Công chúa đến gặp, Từ Hi Thái hậu đều chọn mặc y phục tương đối đơn giản, cũng không dám trang điểm quá nhiều hay mang thêm trang sức. Ngoài ra, Thái hậu chỉ dám lén sắm sửa y phục, trang sức, thậm chí, bà còn phải dặn người hầu không được cho công chúa biết vì sợ bị trách mắng. Cung nhân đều nói, Vinh Thọ Công chúa giống mẹ của Từ Hi Thái hậu hơn.
Không chỉ vậy, Vinh Thọ công chúa cũng là người đứng ra hòa giải mối bất hòa giữa Từ Hi và Hoàng đế Quang Tự. Khi đó, bà chỉ nói với Từ Hi Thái hậu một câu: "Hoàng đế rất đáng thương, lên 5 tuổi đã vào cung, không được gặp mẹ ruột. Thái hậu nên phụ tá ngài mới đúng".
Sau này, chính Vinh Thọ công chúa là người đã cứu Hoàng đế Quang Tự một mạng khi ông sắp bị Từ Hi phế truất sau khi cuộc chính biến Mậu Tuất thất bại. Thậm chí, bà cũng là người nhiều lần bảo vệ Trân phi, ái phi của Quang Tự, trước sự chèn ép của Từ Hi Thái hậu. Chỉ tiếc rằng, vào thời điểm Từ Hi Thái hậu chuẩn bị chạy trốn và hãm hại khiến Trân phi rơi xuống giếng qua đời, công chúa Vinh Thọ đã không thể có mặt để cứu nàng và vô cùng hối hận.
Khi Quang Tự cùng Từ Hy qua đời, triều đình nhà Thanh rơi vào cảnh hỗn loạn. Lúc ấy, Nhờ một tay Vinh Thọ công chúa đã đứng ra lo liệu, lễ tang của hai nhân vật này mới được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó, bà cũng cứu giúp vô số người và được gọi với danh xưng "Đại công chúa" đầy ưu ái.
Năm 1924, Vinh Thọ qua đời, hưởng thọ 70 tuổi. Dù vậy, mỗi khi nhắc tới Đại công chúa, hậu thế vẫn thường truyền lưu nhiều giai thoại về sự mưu trí và nhân nghĩa của bà. Có lẽ đó cũng chính là lý do bà khiến Từ Hi Thái hậu cũng phải kiêng nể muôn phần.
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời Quỳnh Quỳnh14:14:51 25/09/2024Từ Hi Thái hậu là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc. Ngoài gia thế, nhan sắc, trí tuệ thì không thể không kể đến những thân tín đắc lực bên cạnh bà. Nổi bật trong số đó là đại thái giám Lý Liên Anh.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Báo cáo