TP.HCM ráo riết kiểm soát COVID-19, vì sự xuất hiện của biến thể JN.1
Viện Pasteur TP.HCM khẳng định thời gian gần đây, số ca bệnh hô hấp tăng cao còn vì các tác nhân khác (ví dụ cúm), không phải chỉ vì Covid-19. Đến nay, chưa đủ chứng cứ để nói rằng JN.1 làm tăng độ nặng, thay đổi miễn dịch, ảnh hưởng đến chẩn đoán.
Liên quan đến việc số ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng tại TP.HCM, nhiều ca chuyển nặng. Đáng chú ý, phát hiện biến thể phụ JN.1 ở nhiều ca nhiễm Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, một trong những biến thể được đ.ánh giá có nguy cơ lây lan nhanh. Ngay trong chiều nay, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM HCDC để cập nhật về công tác phòng chống dịch bệnh này tại TP.HCM.
Chia sẻ với giới báo chí chiều 26-1, trước sự xuất hiện biến thể phụ JN.1 tại TP.HCM, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng - phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - cho hay từ đầu dịch COVID-19 đã xuất hiện nhiều biến thể như Alpha, Beta, Delta, Omicron và gần đây nhất là JN.1 (là một biến thể phụ từ biến thể BA.2.86).
Trên thế giới, biến thể này xuất hiện từ tháng 8-2023. Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp biến thể này thuộc nhóm biến thể đáng quan tâm (Variant of Interest - VOI).
Các nghiên cứu gần đây cho thấy biến thể JN.1 có khả năng xâm nhập vào tế bào phổi. Tuy nhiên trên dữ liệu thực tế thấy rằng bệnh cảnh lâm sàng, diễn tiến miễn dịch, độ nặng bệnh... đều không thay đổi so với các biến thể trước đây.
Với số ca mắc đường hô hấp tăng cao trong thời gian gần đây có thể từ các tác nhân khác, không chỉ riêng COVID-19 như cúm.
"Cho đến nay, với các dữ liệu có được, chưa đủ chứng cứ để nói rằng biến thể JN.1 làm tăng độ nặng, làm thay đổi hệ miễn dịch, thay đổi và ảnh hưởng đến việc chẩn đoán", TS Thượng nhấn mạnh.
Với số ca mắc COVID-19, cụ thể biến thể JN.1 được ghi nhận tại TP.HCM trong thời gian gần đây, TS.BS Thượng cho hay phần lớn ca nhập viện là trường hợp tiêm vắc xin phòng COVID-19 chưa đủ mũi, chưa đủ liều hoặc mắc thêm bệnh nền. Do đó tình hình COVID-19 hiện vẫn trong tầm kiểm soát.
Trước câu hỏi Viện Pasteur TPHCM có những sự chuẩn bị phòng chống dịch thế nào khi đã xuất hiện biến thể JN.1, ông Thượng cho hay, ngay từ đầu năm 2024, Bộ Y tế đã có những chỉ đạo sát sao về phòng chống dịch bệnh. Trong đó, Bộ nhấn mạnh việc giám sát, phát hiện sớm, kiểm soát ngay các dịch bệnh có thể phát sinh dịp Tết Nguyên đán, mùa Lễ hội năm 2024.
Là đơn vị được có nhiệm vụ phụ trách công tác phòng chống dịch tại 20 tỉnh thành khu vực phía Nam, Viện Pasteur TPHCM phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện tuyến cuối của TPHCM trong chỉ đạo tuyến, đ.ánh giá, dự báo tình hình dịch, đồng thời luôn kết hợp các đơn vị trong hoạt động giám sát, đáp ứng hỗ trợ địa phương.
Trong dịp Tết Nguyên đán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các địa phương và Viện đều bố trí những đội đáp ứng nhanh thường trực, giám sát chặt tình hình dịch bệnh, sẵn sàng phối hợp đáp ứng trong trường hợp cần thiết.
Để toàn dân được đón xuân vui tươi, mạnh khỏe, an toàn, lãnh đạo Viện Pasteur TPHCM khẳng định, mỗi cá nhân cần tuân thủ hướng dẫn phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế về việc tiêm vaccine đúng, đủ liều.
Khi có dấu hiệu hội chứng cúm (sốt, ho đau họng, đau nhức cơ khớp....), cần đến cơ sở y tế khám bệnh để được thầy thuốc chẩn đoán, hướng dẫn, chăm sóc, điều trị hiệu quả. Người dân nên hạn chế tiếp xúc nếu nghi nhiễm Covid-19, tránh tiếp xúc với người bị bệnh.
"Cần đảm bảo thông khí nhà ở, đeo khẩu trang ở nơi đông người, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khi cần. Các hành động này không chỉ phòng chống Covid-19 mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh hô hấp khác", ông Thượng nói.
Bangladesh xác nhận sự xuất hiện biến thể mới của virus gây dịch COVID-19 Tin tài trợTháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) đã phân loại chủng JN.1 là biến thể được chú ý riêng, do chủng này lây lan ngày càng nhanh chóng trên toàn cầu.
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo