“Thổi giá” kit test COVID-19 thu lợi 4000 tỷ: Giám đốc Việt Á bị bắt, CDC các tỉnh có động thái gì?
Lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test COVID của các địa phương trên cả nước, Công ty Việt Á đã câu kết với lãnh đạo các đơn vị hợp thức hồ sơ chỉ định thầu và đẩy giá Kit.
Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận bởi ở vào thời điểm nhà nước, người dân, doanh nghiệp phải tốn hàng tỷ đồng mỗi ngày để chi trả xét nghiệm virus SARS-CoV-2, thì việc "đội giá" này lại được âm thầm thực hiện với số t.iền khổng lồ.
Bán kit xét nghiệm thu về 4.000 tỷ
Các trinh sát thuộc ban chuyên án phải mất nhiều tháng lăn lộn tại nhiều tỉnh thành thu thập thông tin, tài liệu, theo dõi đường đi của kit xét nghiệm mới có thể bóc tách được hành vi móc ngoặc "thổi giá" của những người này.
Kết quả điều tra ban đầu xác định Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, người đại diện pháp luật.
Đầu năm 2020, Bộ Khoa học và công nghệ phê duyệt đề tài "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time PT-PCR và RT PCR phát hiện vi rút Corona chủng mới nCoV" do Học viện Quân y chủ trì thực hiện.
Tháng 3-2020, Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia thông qua kết quả nghiên cứu chế tạo và kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit Real-time RT-PCR one step (test COVID).
Một tháng sau, Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm test COVID-19 của Công ty Việt Á.
Đến nay Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Điều đáng nói, Phan Quốc Việt lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 "bắt tay" với giám đốc CDC một số địa phương nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 để hưởng lợi bất chính số t.iền lớn.
Giám đốc CDC Hải Dương được 'lại quả' gần 30 tỷ đồng
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test COVID-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm này thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
Sau đó Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách sử dụng các pháp nhân trong hệ thống lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Đồng thời, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số t.iền rất lớn.
Cụ thể, kết quả điều tra tại CDC Hải Dương cho thấy hai ông Việt và Tuyến thỏa thuận, thống nhất Công ty Việt Á sẽ cung cấp bộ xét nghiệm COVID-19 cho đơn vị này trước, sau đó mới hợp thức thủ tục đấu thầu.
Sau khi đã cung cấp bộ xét nghiệm thì các bị can mới ký hợp đồng và thanh quyết toán theo phân bổ ngân sách của tỉnh cho CDC Hải Dương chống dịch.
Từ tháng 2 đến tháng 11-2021, CDC Hải Dương đã hợp thức ký kết và thanh quyết toán cho Công ty Việt Á 5 hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị y tế tổng số t.iền gần 152 tỷ.
Phan Quốc Việt chi t.iền phần trăm ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, gần 30 tỷ đồng.
C03 cũng làm rõ để thu lợi nhuận bất chính và chi t.iền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các thuộc cấp Công ty Việt Á nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi t.iền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
CDC các tỉnh có động thái gì?
Mới đây, giám đốc CDC Long An xác nhận đã mua 10.000 bộ kit test RT-PCR của Việt Á với giá hơn 4 tỷ đồng dựa theo giá tham khảo của Bộ Y tế, không nâng giá, không nhận "hoa hồng".
Trong khi đó, CDC Nam Định cho biết, có mua kit test Covid của Việt Á nhưng "chúng tôi làm đúng quy định, còn ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chúng tôi đã báo cáo hết lên Bộ Y tế và Sở Y tế".
Sau khi lãnh đạo Công ty Việt Á bị Bộ Công an khởi tố, điều tra, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định dừng gói thầu mua hóa chất và vật tư trị giá gần 2 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Có thế lực nào trải đường cho Việt Á hay không? Tin tài trợVì sao Công ty Việt Á được chỉ định thầu ở 62/63 tỉnh, thành? Năng lực thực sự của công ty này ra sao? Trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ KH&CN đến đâu trong đại án này? Đây là những câu hỏi dư luận đang đặt ra trong vụ án xảy ra...
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo