Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Thái giám hay còn gọi là hoạn quan, là những người đàn ông buộc phải tịnh thân, mất đi chức năng nam giới. Họ được tuyển vào hậu cung để phục vụ hoàng đế và các vị phi tần.
Ngay từ thời Hạ - Thương, chức vụ hoạn quan đã được ra đời. Mãi cho tới khi vương triều Thanh kết thúc, bóng dáng của hoạn quan mới biến mất trong lịch sử, từ đó có thể thấy chức quan này tồn tại lâu ra sao. Từ xưa tới nay, trường hợp hoạn quan kết hôn không hề ít, ghi chép sớm nhất về việc hoạn quan kết hôn là vào thời kỳ Đông Hán.
Căn cứ theo ghi chép của nhà sử học, Đông Hán, Đường và Minh là ba thời kỳ chịu ảnh hưởng lớn nhất của hoạn quan. Trong số đó, căn theo ghi chép trong sách sử, chúng ta được biết rằng, ngay từ thời Hán Thành Đế, việc hoạn quan lấy vợ đã rất phổ biến.
Đến thời Hán Hoàn Đế, những hoạn quan như Đan Siêu, Đường Hoành, Từ Hoàng được phong làm Ngũ hầu, họ cũng công khai lấy vợ. Từ đó có thể thấy, vào thời nhà Hán, việc hoạn quan lấy vợ đã vô cùng phổ biến.
Vào thời nhà Đường, hoạn quan càng gây hại, không những sống xa hoa lãng phí, còn chọn dùng người thân của mình vào việc công.
Ở giai đoạn sau ở nhà Đường, bởi hoàng đế quá mức ngu dốt, bỏ bê triều chính, khiến hoạn quan nắm được quyền thế, vậy nên hoạn quan không những ngang nhiên lấy vợ, còn cố tình nâng đỡ nhà vợ.
Vào thời Đường Huyền Tông, hiện tượng này khá rõ ràng. Khi ấy, hoạn quan Cao Lực Sĩ rất được hoàng đế sủng ái. Sau khi lấy con gái một quan nhỏ phụ trách văn thư tên là Lã Huyền Ngộ, Cao Lực Sĩ bắt đầu cất nhắc cha vợ mình một cách trắng trợn, đề bạt ông ta làm Thiếu khanh. Khi mẹ vợ của Cao Lực Sĩ qua đời, lễ tang cũng muôn phần long trọng. Các quan lớn trong triều ào ào đích thân tới chia buồn, cảnh tượng hết sức rầm rộ, từ đó có thể thấy được địa vị của hoạn quan vào thời nhà Đường cao tới mức nào.
Mãi cho tới thời nhà Tống, hiện tượng hoạn quan lấy vợ mới giảm thiểu rõ ràng, bởi vì vào thời nhà Tống, hoàng đế đã rút ra bài học kinh nghiệm từ việc hoạn quan gây hại trong giai đoạn cuối nhà Đường, cho nên đã tăng cường quản lý đối với hoạn quan, mặc dù vẫn có một số hoạn quan lấy vợ, thế nhưng số lượng rất ít, gần như không có ghi chép trong sử sách.
Thế nhưng thời nhà Minh, tình trạng hoạn quan lộng quyền diễn ra vô cùng nghiêm trọng, vì thế hoạn quan lấy vợ đã là chuyện thường tình. Vào giai đoạn đầu của nhà Minh, Minh Thái Tổ có quy định rõ ràng rằng hoạn quan không được lấy vợ, nếu như có người vi phạm, sẽ phải chịu hình phạt nặng. Tuy vậy, tới thời Minh Thành Tổ, bởi vua hết sức sủng ái hoạn quan, cho nên những quy định này cũng dần bị coi nhẹ. Căn cứ theo ghi chép, giai đoạn này đã có rất nhiều hoạn quan lấy vợ, có trường hợp Hoàng đế ban thưởng cho hoạn quan, cũng có trường hợp là do cung nữ và hoạn quan cùng sống trong hoàng cung lâu ngày nên nảy sinh tình cảm, đa số những cung nữ này sau khi được xuất cung cũng đều gả cho những thái giám ấy.
Tới thời nhà Thanh, vào giai đoạn đầu, bởi quy định vô cùng nghiêm khắc, thế nên chuyện hoạn quan lấy vợ rất hiếm thấy, nhưng tới giai đoạn giữa và sau đã xuất hiện rất nhiều hoạn quan lấy vợ nuôi con. Theo lời kể của một thái giám tên Tôn Diệu Đình, ông nói rằng ở trong hoàng cung (thời nhà Thanh), gần như mỗi một thái giám đều sẽ có nhân tình, ai không có nhân tình sẽ bị chê cười. Từ đó có thể thấy, vào giai đoạn cuối của nhà Thanh, chuyện thái giám lấy vợ cũng hết sức phổ biến.
Tại sao thái giám vẫn muốn lấy vợ lớn vợ bé?
Đầu tiên, việc lấy vợ giúp thái giám củng cố địa vị xã hội của bản thân. Trong thời phong kiến, đặc biệt là tại Trung Quốc, lấy vợ là điều mà mọi nam nhân đều phải làm. Trong triều đình, thái giám là người có địa vị và thân phận đặc biệt, vì vậy, những người này vẫn muốn kết hôn để củng cố thêm địa vị xã hội của mình. Các thái giám cho rằng, việc lấy nhiều vợ là cách chứng tỏ quyền lực, sự giàu có cũng như tầm quan trọng của bản thân trong triều đình.
Thứ hai, được hoàng đế ban hôn. Thái giám là một trong những cấp bậc thân cận nhất với hoàng đế. Họ biết rõ mọi câu chuyện về cuộc đời, gia đình và cả tâm ý của nhà vua. Vì vậy, nếu làm việc hiệu quả, thái giám sẽ được đích thân hoàng đế ban thưởng, trọng dụng. Ban hôn cũng là một trong những phần thưởng mà thái giám có thể nhận được sau khi hoàn thành công việc của mình. Hoàng đế sẽ chỉ hôn cho thái giám với một cung nữ bất kỳ trong cung để kết thành phu thê. Do đó, dù không thể có con nhưng các thái giám vẫn có thể lấy được người vợ xinh đẹp, ngoan ngoãn.
Thứ ba, muốn có bạn đời ở tuổi xế chiều. Dù khiếm khuyết về mặt cơ thể nhưng các thái giám vẫn có nhu cầu lấy vợ để cảm thấy được an ủi về mặt tâm lý giống như một người đàn ông bình thường. Hơn nữa, sau khi phục vụ trong triều đình, các thái giám thời xưa sẽ được hoàng đế cho về quê để hưởng già. Có người về quê sau vài chục năm làm việc trong triều đình nên bị thất lạc người thân, thậm chí gia đình không còn ai sống sót. Do đó, họ cần tìm cho mình một người vợ để nâng khăn sửa túi, cùng chia sẻ những niềm vui - nỗi buồn, tránh cảnh cô đơn, hiu quạnh ở độ tuổi xế chiều.
Hoàng đế Minh - Thanh dính "lời nguyền truyền kiếp": Đoản mệnh, vô sinh? Minh Lợi17:03:53 27/06/2024Không ít hoàng đế nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đoản mệnh, không có con cái hoặc có nhưng không sống tới tuổi trưởng thành. Dân gian cho rằng điều này xuất phát từ việc hoàng tộc nhà Minh vướng vào một lời nguyền bí ẩn.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo