Nguyễn Duy Anh - Từ đi rửa chén thuê đến người Việt đầu tiên thành Hiệu trưởng ở Nhật
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thế giới có vô vàn các nền văn hóa độc đáo khác nhau, trong đó phong tục tập quán hay cách ứng xử là vô cùng riêng biệt và đôi khi bạn sẽ cảm thấy không thể tưởng tượng nổi lại có những thói quen như vậy.
Tắm chung ở Nhật Bản
Nhật Bản vốn được biết đến là một đất nước văn minh, phát triển khá mạnh mẽ và thường xuyên du nhập những cái mới. Chính vì vậy, rất nhiều du khách đã thắc mắc rằng tại sao tục tắm chung cổ xưa vẫn được người dân nơi đây duy trì cho đến tận ngày nay và thậm chí coi nó là một nét văn hóa độc đáo. Nguyên nhân của điều này chính bởi việc tắm rửa làm sạch cơ thể với người Nhật không đơn thuần là một hoạt động làm sạch cơ thể nữa. Với họ, sau một ngày dài làm việc việc, họ sẽ tìm kiếm cho mình sự thư thái trong tâm hồn bằng cách đến nhà tắm công cộng để vừa tắm và trò chuyện cùng bạn bè, người thân.
Khi tắm chung osen, thông thường mỗi người sẽ mang theo một chiếc khăn bông nhỏ. Đặc biệt, những người tắm chung với nhau không ai cảm thấy xấu hổ hay khó chịu hay có những cái nhìn khiếm nhã với người tắm chung. Đặc biệt, người Nhật còn cho rằng việc mang nhiều quần áo sẽ bất tiện và kém vệ sinh khi tắm onsen. Người ta sẽ phân chia 3 khoảng thời gian khi tắm chung, đó là thời gian để nam giới ngâm mình, thời gian cho nữ giới tắm và thời gian để nam nữ cùng tắm chung. Với những người tham gia tắm chung mà có hành vi hoặc cử chỉ không đúng mực sẽ lập tức bị mời ra ngoài. Trong văn hóa tắm chung của Nhật Bản, tất cả mọi người phải giữ tâm lý lành mạnh. Để hạn chế tối đa các hành vi cư xử không đúng mực tại nhiều suối nước nóng, người ta đã đặt ra các quy luật rất nghiêm ngặt, tránh tình trạng liếc nhìn phá hỏng nét đẹp văn hóa của tục tắm chung.
Hiện nay, với sự phát triển của ngành du lịch, rất nhiều du khách đến Nhật Bản cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về văn hóa tắm chung độc đáo của đất nước này. Mặc dù đây là dịch vụ đã có từ xa xưa nhưng hiện nay những người Nhật trẻ đã bắt đầu hứng thú hơn với nét văn hóa truyền thống này và hình thành một thói quen xã hội. Văn hóa tắm chung của Nhật Bản đơn thuần là một nét đẹp văn hóa trong sáng, không liên quan đến vấn đề tình dục hay thể xác. Cả nam giới và nữ giới khi tham gia đều có tư tưởng rất thoáng khi khỏa thân tắm chung.
Bắt cóc cô dâu tại Romani
Tại Romani, trong các đám cưới thì người khác có thể bắt cóc cô dâu ngay trước mặt chú rể và các khách tham dự. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một phong tục như một cách thêm gia vị cho các lễ cưới thông thường. Đặc biệt truyền thống này xảy ra khá phổ biến tại Bucharest. Bắt cóc cô dâu là một trong những phong tục đặc sắc ở Romania, một quốc gia ở đông nam của châu Âu. Truyền thống cướp cô dâu ngay trước mũi chú rể và khách khứa đang ngày càng trở nên phổ biến ở thủ đô Bucharest. Người Romania thích làm việc này mỗi tuần tại Khải Hoàn Môn của thành phố, như một cách để thêm gia vị cho những lễ cưới thông thường.
Cứ mỗi tối thứ bảy hàng tuần, các cô dâu từ Bucharest và những vùng lân cận lại được bạn bè kéo đi trong một cuộc bắt cóc giả. Họ bị đưa tới Khải Hoàn Môn và trở thành "con tin" ở đó. Trong những bộ váy cưới màu trắng, các cô dâu nhảy múa và tạo dáng trước những chiếc máy ảnh. Cái giá để chú rể chuộc lại cô câu rất đa dạng, có thể là vài chai whisky, hoặc lãng mạn hơn là một lời tuyên bố chính thức về tình yêu. "Những kẻ bắt cóc" liên lạc qua điện thoại để thỏa thuận chi tiết điều kiện chuộc lại cô dâu.
Phong tục bắt cóc cô dâu trở lại với Romania vài năm trước khi một cầu thủ bóng đá hàng đầu thuê Khải Hoàn Môn làm nơi cầu hôn bạn gái. Không có cuộc "bắt cóc" nào được thực hiện khi đó, nhưng kịch bản cầu hôn của anh chàng cầu thủ đã trở nên nổi tiếng như một biểu tượng của hôn nhân. Rất nhanh chóng, Khải Hoàn Môn ở Bucharest trở thành một điểm hẹn cho những cuộc bắt cóc cô dâu lúc nửa đêm. Đôi khi, có những cô dâu mạnh mẽ đến mức tự dùng súng để giải thoát cho mình trước khi chú rể xuất hiện. Nụ cười tươi tắn của cô dâu với hai khẩu súng trong tay chính là một hình ảnh mới lạ về hôn nhân ở Romania.
Tục chia sẻ vợ của người Nepal hiện vẫn còn tồn tại ở những ngôi làng xa xôi trên dãy Himalaya. Nguyên nhân của tục lệ này bắt nguồn từ việc các vùng núi tại dãy Himalaya có lượng đất đai canh tác khá ít, và những gia đình có nhiều con trai không thể có nhiều đất để chia cho các con trai khi họ trưởng thành và lấy vợ. Giải pháp duy nhất là các con trai trong cùng một gia đình sẽ lấy chung một người vợ, như vậy họ sẽ không phải chia sẻ phần đất đai của gia đình mà có thể chung sống cùng nhau và cùng làm lụng trên mảnh đất mà gia đình có.
Thông thường, trong một gia đình có nhiều con trai, người con trai đầu trưởng thành sẽ được chọn cho một cô dâu để kết hôn, và những người em sau đó khi trưởng thành cũng lấy chính người vợ mà anh trai họ đã cưới. Trong nhiều trường hợp, chính các bà vợ là người nuôi dưỡng những người chồng tương lai của họ. Tục lệ chia sẻ vợ của người Nepal không hề dẫn đến một sự ẩu đả hay ghen tuông nào giữa các ông chồng chung vợ. Những ông chồng tôn trọng vợ và thực hiện các công việc của gia đình như nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc con cái. Riêng phụ nữ sẽ lo quán xuyến và cai quản tiền bạc của gia đình.
Với người Nepal trên dãy Himalaya, họ coi việc chia sẻ vợ giữa những người đàn ông với nhau là điều hoàn toàn có lợi và theo lẽ tự nhiên, bởi một phụ nữ có thể mang bầu nhiều lần mặc cho họ có bao nhiêu người chồng đi chăng nữa. Cùng với đó, những người đàn ông sẽ phân công lao động với nhau mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn cho gia đình.Ngoài ra việc kết hôn, với nhiều người đàn ông còn được coi như một dạng "bảo hiểm" đối với người phụ nữ. Khi có một người chồng mất đi, họ vẫn sẽ không lâm vào cảnh góa bụa.
Điểu táng tại Tây Tạng
Khác với những thủ tục mai táng ở phần lớn các nền văn hóa, như hỏa táng, thổ táng, thủy táng...thì người chết ở Tây Tạng sẽ phải trải qua tục điểu táng, tức là bị kền kền xẻ thịt trước khi quay về an nghỉ vĩnh cửu với trời đất. Có hai hình thức chính của tục điểu táng, đó là điểu táng cơ bản và điểu táng trang trọng. Đối với những người dân ở những ngôi làng hẻo lánh hoặc người sống theo kiểu du mục, thì họ sử dụng kiểu mai táng cơ bản. Họ sẽ mang thi thể người đã mất lên núi để đám kền kền đói ăn thịt.
Nghi lễ trang trọng phức tạp hơn, cũng mang tính nghi thức hơn. Một người sau khi chết đi sẽ được đặt ở tư thế ngồi trong vòng 24 giờ. Họ sẽ được các Lạt Ma cầu nguyện, tắm rửa và bọc trong tấm vải trắng sạch sẽ. Sau đó, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống để thuận tiện trong việc di chuyển người chết đến nơi an táng. Việc mang cái xác đi được thực hiện bởi người thân trong gia đình, đôi khi là bạn thân của người quá cố. Nghi lễ điểu táng được bắt đầu từ sáng sớm thi thể người chết được mang đi, phía sau là những thành viên trong gia đình, cùng các vị Lạt Ma. Họ đi cùng để tụng kinh, chơi nhạc đám ma, nhưng phải giữ khoảng cách nhất định. Đến nơi, người chết sẽ được đặt nằm sấp xuống mặt đá. Bước tiếp theo, những người chuyên làm công việc mai táng (Rogyapa) sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi, thu hút đám kền kền và bắt đầu "xử lý" cái xác thành từng mảnh bằng một con dao sắc bén và vứt cho đám kền kền ăn thịt.
Khi chỉ còn bộ xương trắng, người ta lại tiếp tục đập vụn chúng, trộn với bột lúa mạch, trà và bơ, tiếp tục quăng cho quạ và diều hâu. Tục điểu táng ở Tây Tạng quả thật là tục lệ mai táng rùng rợn nhất Thế giới. Không ai có thể tưởng tượng được rằng, một ngày khi chết đi, cơ thể của chính mình lại bị đám kền kền bu nhau ăn thịt. Tuy nhiên, với người Tây Tạng, điều này là một quy luật tự nhiên. Họ quan niệm rằng, Phật giáo là từ bi, trong đó bao gồm lòng tốt đối với tất cả các loài động vật. Bên cạnh đó, con người khi chết đi, chỉ còn là cái xác vô tri, vô giác. Vì vậy, họ nên làm một điều gì đó thật ý nghĩa, ở đây là nguyện làm thức ăn cho động vật.
Xin lỗi ở Nhật Bản
Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi tại Nhật Bản người ta thường thể hiện nghi thức sumimasen (quỳ xuống cúi đầu) để thể hiện một lời xin lỗi. Đây là một nét văn hóa lâu đời tại Nhật, họ cho rằng lời xin lỗi phải được thể hiện lòng thành bằng cả hành động như vậy mới xứng đáng. Điều này xảy ra phổ biến trong cung cách xin lỗi tại các nhà hàng Nhật Bản. Sumimasen là một từ trong tiếng Nhật có nghĩa là "xin lỗi". Khi đến xứ sở hoa anh đào, nhiều người không khỏi bất ngờ trước việc người Nhật Bản thường xuyên nói lời xin lỗi.
Tại Nhật Bản, sumimasen được sử dụng trong nhiều tình huống và có những ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên là người Nhật sử dụng sumimasen để nói lời xin lỗi một cách trang trọng nhất và thể hiện sự thành thật hối lỗi của một người phạm phải sai sót, lỗi lầm trong công việc. Theo đó, người Nhật thường nói sumimasen với ý nghĩa là một lời xin lỗi với ông chủ hoặc đồng nghiệp. Sumimasen còn được sử dụng để chen ngang ai đó để hỏi một số điều. Ví dụ như khi bạn muốn hỏi đường một người lạ thì câu đầu tiên mà bạn nên nói là "Sumimasen".
Khi đến nhà hàng, người Nhật Bản thường nói sumimasen với người phục vụ. Họ nói sumimasen trong trường hợp này có ý nghĩa muốn phục vụ tới bàn để họ gọi món. Người Nhật Bản còn nói sumimasen với ý nghĩa thể hiện sự khiêm tốn của bản thân. Văn hóa Nhật Bản đánh giá cao sự khiêm tốn. Nhiều người Nhật sử dụng từ này ở cuối những bức thư điện tử nhằm thể hiện sự khiêm tốn của bản thân đối với người nhận. Sumimasen còn được người Nhật sử dụng trong trường hợp để nói lời cảm ơn một ai đó một cách thân mật, gần gũi.
Tàu dành riêng cho phụ nữ tại Nhật
Tại Nhật Bản, người ta đầu tư không gian riêng cho phụ nữ trên phương tiện công cộng. Nếu bạn có đến Nhật thì hãy để ý điều này nhé, việc nam du khách lên nhầm toa sẽ là một tình huống vô cùng khó xử đấy. Là một trong những quốc gia được xếp vào danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Đa số những du khách đến Nhật Bản vô cùng an tâm và thoải mái bởi sự an ninh của quốc gia này. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn có những chuyến tàu điện dành riêng cho phụ nữ để tránh nạn xâm hại và quấy rối tình dục. Từ đó thấy được Nhật Bản rất coi trọng sự an toàn của mọi người khi đến Nhật Bản đặc biệt là phụ nữ.
Nhật Bản là đất nước có số lượng người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng lớn nhất thế giới, điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng quấy rối trên các chuyến tàu đông đúc phát sinh.
Đặc biệt tại các thành phố lớn như Tokyo vào giờ cao điểm, tình trạng quá tải trên các chuyến tàu thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, luôn có những toa tàu dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản. Hầu hết những người đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản đều bận rộn với việc riêng, đọc tạp chí, kiểm tra email hoặc nói chuyện điện thoại. Những lúc thế này, một số hành khách nam đã lợi dụng sơ hở của các nữ hành khách để nói những câu tục tĩu hay có hành vi quấy rối họ. Toa tàu dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản đã tồn tại rất lâu nhưng nó không đồng bộ ở khắp nơi mà chủ yếu áp dụng ở các thành phố lớn như Tokyo và Osaka. Những toa tàu này sẽ có biển được đặt ở phía trước, ngay dưới sàn nối ra vào cửa tàu điện hoặc có thể dán trực tiếp trên các toa tàu với dòng chữ màu hồng.
Tung trẻ sơ sinh ở Ấn Độ
Ở Maharashtra, Ấn Độ, người dân tại đây có một văn hóa là ném trẻ sơ sinh từ trên mái của một ngôi đền có độ cao 15m xuống một tấm nệm bên dưới. Mục đích của hành động này là họ nghĩ rằng điều đó sẽ đem đến may mắn cho cuộc đời của em bé, giúp tăng trưởng trí não. Nghi lễ này bắt đầu xuất hiện vào khoảng 700 năm về trước tại Maharashtra và Karnataka (hai tiểu bang ở miền Tây và miền Tây Nam Ấn Độ). Đây là hai nơi có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao vì y tế ở đây rất lạc hậu và khan hiếm sự giúp đỡ. Kể từ đó, những người dân ở 2 tiểu bang luôn thực hiện nghi lễ này mỗi khi trong làng có đứa trẻ sơ sinh nào đó ra đời. Mục đích là cầu chúc cho những đứa trẻ sơ sinh có một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài và gặp thật nhiều may mắn.
Truyền thuyết kể lại rằng, vào thời điểm đó để khắc phục tình trạng này một vị thánh nhân đã xuất hiện và khuyên những gia đình tại đây xây một ngôi đền. Đồng thời để chứng minh niềm tin của bản thân với Đấng Toàn Năng và được Đấng Toàn Năng che chở, họ phải thả những đứa trẻ sơ sinh xuống từ mái của ngôi đền đó. Mặc dù rất đau xót nhưng vì muốn bảo hộ những đứa trẻ khác trong làng, một số gia đình đã tình nguyện để những đứa trẻ nhà mình lên mái ngôi đền và thả xuống. Tuy nhiên điều kỳ diệu là khi đứa trẻ rơi gần xuống tới đất thì một tấm võng đã bất ngờ xuất hiện giữa không trung và đỡ đứa trẻ rơi nhẹ xuống đất một cách an toàn.
Kiến đốt mừng ngày trưởng thành ở Brazil
Bộ tộc Satere Mawe nằm ở khu vực rừng Amazon, Brazil với dân số khoảng hơn 10.000 người. Cũng giống như nhiều bộ tộc khác như Xhosa ở Nam Phi với tục cắt bao quy đầu cho bé trai, tộc người Mentawai của Sumatra với việc đục răng... thì với người Satere Mawe, việc cho tay vào găng để kiến đạn đốt là một cách để đánh dấu việc trưởng thành của mình. Theo truyền thống của người Satere Mawe, một cậu bé muốn được công nhận là người đàn ông thực thụ sẽ phải trải qua sự đau đớn khi bị không phải một, mà là một đàn kiến đạn, đốt vào tay. Kiến đạn là một trong những loài côn trùng đốt đau nhất thế giới. Một số người còn nói, vết cắn của chúng khiến người ta có cảm giác như mình đang bị đạn bắn vậy.
Không chỉ như vậy, những cơn đau do việc bị kiến đốt sẽ kéo dài tới cả 24h. Với những người có sức khỏe yếu, đôi khi họ còn cảm thấy buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, ảo tưởng hay rối loạn nhịp tim. Để chuẩn bị cho nghi lễ, những người tộc trưởng hay người lớn trong bộ tộc sẽ có nhiệm vụ đi bắt kiến trong rừng. Họ sẽ chọn những con kiến to, khỏe, mập mạp bởi họ cho rằng, những chú kiến to sẽ có sức cắn mạnh hơn. Nếu như cậu bé nào có thể chịu đựng được cú cắn đó, chàng trai sẽ chứng tỏ được mình là một "đấng nam nhi" sau này mới trở thành trụ cột trong gia đình.
Phong tục tập quán là muôn hình vạn trạng, có nhiều hủ tục cần phải loại bỏ và có những thứ nên gìn giữ. Điều này mang lại những nền văn hóa khác nhau cho nhân loại. Thật tuyệt vời phải không nào?
Người đàn ông U60 rước 3 cô gái về làm vợ, biết được sự thật ai nấy đều thở dài Bình Minh18:08:39 24/02/2024Nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin, người đàn ông 50 tuổi sinh sống ở Nhật Bản cưới tận 3 người vợ. Nhưng khi nhìn ảnh của 3 cô gái này ai cũng phải rùng mình.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo