Gia Cát Lượng để lại bao nhiêu tài sản sau khi qua đời mà khiến Lưu Thiện rơi nước mắt?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Quan Vũ là vị tướng nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc, chiếm một vị trí gần như là tối thượng trong tín ngưỡng của người Trung Quốc khi được tôn làm Võ Thánh, bồ tát và cả Thần Tài. Ngoài ngựa Xích Thố huyền thoại thì hình ảnh của ông còn gắn chặt với Thanh Long Yển Nguyệt đao.
Tương truyền, thanh đao của Quan Vũ nặng 82 cân thời xưa, tương đương với khoảng 49 kg ngày nay. Một vài giai thoại kể rằng thanh đao này đã theo Võ Thánh đi chinh chiến khắp nơi, đoạt mạng 1.780 người, tương đương với 1.780 giọt mưa máu đổ xuống lúc rèn vũ khí. Dù nặng gần nửa tạ nhưng Quan Vũ vẫn có thể nhấc bổng thần đao lên, thậm chí còn múa đao một cách nhẹ nhàng.
Trong lịch sử Trung Quốc có không ít nhân vật tiếng tăm gắn liền với các loại binh khí hạng nặng, ví dụ như danh tướng Tiết Nhân Quý thời nhà Đường dùng cây Phương Thiên Họa Kích nặng hàng trăm cân, Lỗ Trí Thâm sử dụng cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng cũng nặng 62 cân (tương đương khoảng 36 kg ngày nay),... Điều này khiến cho nhiều người hồ nghi về cân nặng thật của Thanh Long Yển Nguyệt đao vì cho rằng có lẽ lịch sử chỉ đang cố tình thần thánh hóa các danh tướng bằng việc "nói quá" về binh khí của họ, nhấn mạnh sự uy dưỡng của người tướng lĩnh đứng đầu.
Tuy nhiên, sau khi khai quật lăng mộ của Quan Vũ cùng một loạt các ngôi mộ cổ thì các chuyên gia đã phát hiện ra một lượng lớn vũ khí thời xưa với trọng lượng dao động từ vài cân đến 30 cân. Về cơ bản vũ khí càng có trọng lượng lớn thì càng ít người sử dụng. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh được sự thật về Thanh Long Yển Nguyệt đao có thể đã được cường điệu hóa lên một chút nhưng về cơ bản, vũ khí nặng vài chục cân là hoàn toàn có thật.
Quan Vũ (tự Vân Trường) là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc. Tuy nhiên, vì tính cách kiêu căng, ngạo mạn đã nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân.
Theo trang mạng Qulishi, trong giai đoạn xây dựng uy danh thời Tam quốc, Quan Vũ hết gây xích mích với Tôn Quyền, lại thể hiện thái độ đối với Lưu Bị, Gia Cát Lượng, còn khước từ lòng tốt của Tào Tháo.
Điều này khiến cho các học giả Trung Quốc sau này nhận định, cả 3 thế lực Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy đều hiểu rõ, Quan Vũ không chết thì đại cục không thể yên ổn.
Khước từ Tào Tháo
Bất đắc dĩ quy hàng Tào Tháo, Quan Vũ được đối đãi hết sức nồng hậu. Quan Vũ được phong làm "Hán Thọ đình hầu". Chức tước này trên danh nghĩa là Hán Hiến Đế sắc phong, nhưng thực chất là do chủ ý của Tào Tháo.
Quan Vũ hết sức coi trọng chức tước này. Vì trong mắt một người trung quân, phục Hán, đây là bằng chứng cho thấy Quan Vũ bắt đầu bước chân vào hàng ngũ quan lại của nhà Hán.
Sau này, Quan Vũ nhất quyết quay về với Lưu Bị, thậm chí còn "qua 5 ải, chém 6 tướng" Tào. Nhưng nếu có ở lại với Tào Tháo, tư tưởng trung quân, phục Hán cùng tính cách kiêu căng, ngạo mạn cũng sẽ sớm lấy mạng Quan Vũ.
Sự ra đi của Tuân Úc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này, các học giả Trung Quốc phân tích. Tuân Úc là mưu sĩ sớm nhất của Tào Tháo, luận về tài năng chỉ đứng sau Quách Gia.
Sinh thời, mưu sĩ họ Tuân xuất thân từ gia tộc "tứ thế tam công" (bốn đời làm quan to), địa vị vốn cao hơn Tào Tháo rất nhiều. Bởi vậy, khi được Tuân Úc đầu quân, Tào càng có được sự ủng hộ của cả nhà họ Tuân, thế lực và địa vị nâng cao không ít.
Tuân Úc tận tâm, trung thành, lập nhiều công trạng, được Tào Tháo rất mực trọng dụng, kính nể. Nhưng càng về sau, Tuân Úc càng lộ rõ mục đích đi theo Tào Tháo để trợ giúp cho nhà Hán. Trong khi đó, Tào Tháo chỉ muốn chấm dứt một triều đình bù nhìn để xưng đế. Kế hoạch này sớm muộn bị Tuân Úc phát hiện.
Từ chỗ là mưu sĩ thân cận, Tuân Úc công khai đứng ra phản đối Tào Tháo. Kết quả là mưu sĩ tài ba này bị Tào ban cho một chén rượu độc mà ra đi tức tưởi.
Không bằng lòng với Lưu Bị
Trở về Thục Hán, Quan Vũ lẽ ra không nên nhắc đến chức "Hán Thọ đình hầu" để tránh làm Lưu Bị không vui.
Nhưng bởi tình tính ngạo mạn, kiêu căng, Quan Vũ vẫn nhiều lần tự xưng tước vị mà Tào Tháo ban cho. Quan Vũ coi đây là vinh dự thì Lưu Bị có thể nghĩ huynh đệ mình đã trúng kế thị uy của Tào Tháo.
Theo các nhà học giả Trung Quốc, bất hòa giữa hai huynh đệ từng ăn thề dần lên đến đỉnh điểm. Nếu Lưu Bị qua đời, Quan Vũ là ứng cử viên sáng nhất để nắm quyền lực Thục Hán.
Trong khi đó, nếu Lưu Bị hạ Tào thành công, Quan Vân Trường sợ rằng kẻ tiếp theo phải ra đi sẽ chính là mình.
Đến khi chiếm Tây Xuyên, cả Gia Cát Lượng, Pháp Chính và nhiều người khác đều cật lực khuyên Lưu Bị xưng đế. Nhưng Lưu Bị một mực cự tuyệt, chỉ muốn làm Hán Trung Vương.
Điều này khiến cho Quan Vũ trong lòng vô cùng bất mãn. Quan Vân Trường cho rằng, danh xưng ấy không được Hán Hiến Đế phê chuẩn, không được công nhận, là hành động phản nghịch.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung miêu tả chi tiết vụ việc này. Khi Phí Y mang theo chiếu bổ nhiệm của Lưu Bị tới Kinh Châu, Quan Vũ ngang nhiên hỏi: "Hán Trung Vương phong cho ta tước gì?"
Thái độ của Quan Vũ tỏ rõ sự bất mãn, khác hẳn với lúc được Tào Tháo phong làm "Hán Thọ đình hầu".
Khi nghe tới việc mình được phong chức đứng đầu trong "ngũ hổ thượng tướng", Quan Vũ càng thêm giận dữ, miễn cưỡng tiếp nhận.
Phí Y đã đem toàn bộ sự tình tâu lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Đó là lúc mà Quan Vũ trở thành "cái gai" trong mắt Gia Cát Lượng.
Nếu để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, khó tránh khỏi xích mích, dẫn đến huynh đệ tương tàn. Ngược lại, trấn thủ Kinh Châu, Quan Vũ có thể dâng thành cho Tào Ngụy bất cứ lúc nào.
Nặng lời với Tôn Quyền
Trong khi đó, Tôn Quyền ở Đông Ngô "đứng ngồi không yên", bởi Quan Vũ trấn Kinh Châu, bất cứ lúc nào cũng có thể tiến đánh xuống nước Ngô.
Tôn Quyền bèn dùng kế, sai sứ giả tới xin Quan Vân Trường gả con gái cho con trai mình, thể hiện lòng muốn thắt chặt quan hệ Ngô-Thục.
Nhưng Quan Vũ vốn ngạo mạn, tự phụ và không có tầm nhìn xa nên rất coi thường Tôn Quyền. Quan Vũ không hề biết rằng, làm tổn hại quan hệ Thục-Ngô cũng sẽ phá tan chiến lược "Long Trung đối sách" mà Gia Cát Lượng đề ra.
Vì vậy, Quan Vũ mắng sứ giả hết lời, thậm chí còn có ý sỉ nhục Tôn Quyền khi nói: "Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử".
Có thể nói, Quan Vũ đã phạm sai lầm khi thẳng thừng gây hấn với Tôn Quyền, bởi xét về vai vế, Tôn Quyền đứng ngang hàng với Lưu Bị.
Tôn Quyết biết tin, tỏ ra hết sức tức giận, một mặt nhẫn nhịn chờ thời, mặt khác bắt đầu xây dựng mối quan hệ giao hảo với Tào Ngụy.
Tào Tháo bị trấn áp tinh thần bởi một người, là ai mà hơn cả Gia Cát Lượng? Phúc Sen16:56:49 28/03/2024Thời gian như nước sông cuồn cuộn chảy đi, một đi không bao giờ trở lại, cuốn trôi tất cả vào dĩ vãng, anh hùng hào kiệt một thời rồi cũng lùi vào quá khứ theo dòng chảy của lịch sử.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Báo cáo