Nghệ sĩ Thành Được qua đời ở Mỹ, đúng ngày giỗ của vợ cũ NSƯT Út Bạch Lan, dàn sao Việt xót thương
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Soạn giả - NSND Viễn Châu được xem là người thầy của các tài danh cải lương như NSND Lệ Thủy, NSND Ngọc Giàu, NSND Bạch Tuyết... Có thể nói, NSND Viễn Châu là "người thầy tuồng" có một không hai của nghệ thuật cải lương Việt Nam.
Viễn Châu (tên thật Huỳnh Trí Bá, 21 tháng 10 năm 1924 - 1 tháng 2 năm 2016) là danh cầm đàn tranh và soạn giả cải lương người Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời. Ông được Nhà nước Việt Nam trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Ông sinh năm 1924, tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ miền Nam.
Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đờn học lỏm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đờn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, vĩ cầm, guitar và được nhiều người khen ngợi.
Ông có một sự nghiệp đồ sộ với hơn 2.000 bài ca vọng cổ, hơn 70 tuồng cải lương và được giới báo chí sân khấu tôn vinh nhiều biệt danh như "Vua Bài ca vọng cổ", "Người Khai sinh Tân cổ giao duyên". Song song đó, với tiếng đờn tranh mượt mà điêu luyện, danh cầm Bảy Bá (một nghệ danh khác của ông), hợp cùng Năm Cơ (đờn sến), Văn Vĩ (guitar phím lõm) từng một thời làm dậy sóng sân khấu cải lương Sài Gòn.
Xưa nay, trong giới văn học nghệ thuật xuất thân từ Trà Vinh, có thể khẳng định Viễn Châu (tên thật Huỳnh Trí Bá, quê xã Đôn Châu, huyện Trà Cú - nay là Đôn Xuân, Duyên Hải) là tên tuổi thành công nhất. Ông có một sự nghiệp đồ sộ với hơn 2.000 bài ca vọng cổ, hơn 70 tuồng cải lương và được giới báo chí sân khấu tôn vinh nhiều biệt danh như "Vua Bài ca vọng cổ", "Người Khai sinh Tân cổ giao duyên". Song song đó, với tiếng đờn tranh mượt mà điêu luyện, danh cầm Bảy Bá (một nghệ danh khác của ông), hợp cùng Năm Cơ (đờn sến), Văn Vĩ (guitar phím lõm) từng một thời làm dậy sóng sân khấu cải lương Sài Gòn. Năm 2008, danh cầm Bảy Bá được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú; năm 2012, Soạn giả Viễn Châu được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Soạn giả - NSND Viễn Châu là "người thầy tuồng" có một không hai của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Mỗi ngôi sao danh tiếng của cải lương đều có diễm phúc hơn một lần được ông "đo ni đóng giày" khi trình diễn. Tùy nét riêng của từng giọng ca mà ông đặt để bài bản, sắp xếp câu chữ sao cho làn hơi mỗi người khi cất lên đổ xuống câu vọng cổ, dù hò, xự, xang, xê, cống, liu, ú, xáng... như rót vào tim, khiến người nghe nao lòng, không quên được. Ông viết cho tôi bài vọng cổ Tuyết trắng thuở tôi 20 tuổi, qua đó nói lên tâm sự cô đào hát không may mồ côi mẹ khi vừa 8 tuổi. Ông viết Dương Quý Phi, khi tôi 25 tuổi và cho đến bây giờ, khi đã ngoài 70 tuổi, đi đâu, chỗ nào, tôi cũng được khán giả yêu cầu hát: "...Tay nào chàng ấp ủ dung nhan? Tay nào chàng sẽ lau lệ anh hùng nghẹn chảy. Thiên trường hận ngàn năm còn tức tưởi khi cánh hoa đã lịm dưới hoang mồ...". "Thôi hết rồi tiếng ái tiếng ân, thôi trả hết mưa Tần, gió Sở. Hoa xuân rã cánh bên đường. Chẳng biết ai còn nhớ thiếp hay chăng?". Mỗi bài ca ông viết là một câu chuyện cảm động, tha thiết chân thành, có mở đầu, có kết thúc và luôn là một kết thúc có hậu.
Tài năng danh cầm và sáng tác của vua vọng cổ Viễn Châu không có gì bàn cãi, ông sở hữu nhiều danh hiệu từ dân gian ban tặng, để đến nay từ khắp mọi miền đất nước, ra đến tận trời Âu, trời Mỹ, nơi nào có người Việt thì nơi đó vẫn có người nghêu ngao các bài vọng cổ ông viết: Tu là cội phúc, Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà, Tình anh bán chiếu, Gánh bưởi Biên Hòa, Lá trầu xanh, Tần Quỳnh khóc bạn, Trụ vương thiêu mình...
Sự nghiệp đồ sộ như thế, cạm bẫy để vướng vào tình ái rất nhiều. Nhưng hơn ai hết ông tỉnh táo nhận biết: "Nếu tôi thuộc về quyền sở hữu của bất kỳ cô đào hát nào, thì tôi sẽ ăn no tối ngày lo lăng xê vợ mình, sẽ không có thể sáng tác đủ thể loại, rồi còn viết truyện nhiều kỳ cho các báo, phụ trách cả những trang kịch trường thời đó".
Ông từng nói và cho biết từng từ chối rất nhiều cô đào, thậm chí có cả những mối tình chớm nở nhưng che giấu đằng sau những toan tính, thì ông là người "vác cây đàn đi trước" - như lời ông thường tự trào.
1/2/2016, cố nghệ sĩ trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng trong sự bàng hoàng của con cháu, các nghệ sĩ và giới mộ điệu.
Hung tin về sự ra đi của soạn giả Viễn Châu khiến cho những nghệ sĩ gọi ông là thầy bật khóc. Trên đường từ TP.HCM về Bạc Liêu biểu diễn, NSND Ngọc Giàu xúc động: "Trời ơi, sao thầy không nán lại, ăn thêm cái tết sum vầy với con cháu!".
NSND Lệ Thủy, đôi chân bị thấp khớp bắt đầu đi đứng khó khăn, kể: "Tôi gặp thầy thì câu trước câu sau đã nghe thầy dặn: Bây đi hát nhiều, cần bóp thuốc đôi chân, tối về nấu nước nóng ngâm muối hột, tốt lắm. Đừng có ỷ sức mình mà không chăm sóc sức khỏe. Vậy đó, mà nay thầy đã bỏ tôi mà đi".
NSƯT Diệu Hiền nghẹn lời: "Không ai có thể cướp mất thầy của tôi, ông vẫn sống, hồn của ông vẫn ở trong trái tim những ai còn yêu cổ nhạc".
NSƯT Út Bạch Lan thì ôm trong lòng tấm ảnh chụp chung với thầy: "Vậy là tết năm nay thiếu vắng tiếng cười của thầy. Bài ca cổ Hoa lan trắng thầy viết cho tôi mãi mãi là bảo vật thiêng liêng".
NSND Lệ Thủy bức xúc vì bị AI giả giọng hát nhạc Kpop, nhờ pháp luật can thiệp Hoàng Hôn14:16:37 21/02/2024Những ngày qua, mạng xã hội tích cực lan truyền rất nhiều đoạn clip ghép giọng ca của NSND Lệ Thủy với hàng loạt ca khúc nhạc trẻ đình đám từ Hàn Quốc, Thái Lan, Âu Mỹ đến Việt Nam.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 2 Thảo luận | Báo cáo