Diệu Hiền: Tuổi thơ nhặt chuối ngoài chợ ăn, uống nước vòi công cộng, U80 bệnh tật, ở viện dưỡng lão
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
NSND Phùng Há được khán giả gọi là "bà tổ" của cải lương Việt Nam vì có công đóng góp cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Mặc dù thành công trong sự nghiệp nhưng đường tình duyên của bà lại nhiều đắng cay và nước mắt.
Nữ nghệ sĩ cải lương duy nhất được phong NSND đợt đầu tiên
Cố NSND Phùng Há tên thật Trương Phụng Hảo, sinh năm 1911 tại Mỹ Tho, là con thứ 6 trong một gia đình nghèo, đông anh em. Tuy không được đào tạo nhưng Phùng Há từ nhỏ đã bộc lộ đam mê và năng khiếu ca hát, diễn xuất.
Năm Phùng Há 9 tuổi thì cha bà qua đời. Vì hoàn cảnh khó khăn, Phùng Há phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. 13 tuổi, bà đi làm công trong một lò gạch để kiếm tiền.
Dù công việc vất vả nhưng giọng ca thiên phú của bà khi ấy đã lọt vào tai ông bầu Hai Cu của gánh hát Nam Đồng Ban cũ và được ông chú ý.
Năm 1924, ông bầu Hai Cu thành lập gánh hát Tái Đồng Ban và mời bà tham gia với vai trò đào chính để đóng cặp với kép chính Năm Châu. Ông cũng là người gợi ý bà sử dụng cái tên Phùng Há làm nghệ danh.
Thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh, NSND Năm Châu và nhạc sĩ Tư Chơi là những người thầy đầu tiên của bà trong cuộc đời nghệ thuật.
Vai diễn đầu tiên đánh dấu cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Phùng Há là vai Giả Thị trong vở cải lương Hoàng Phi Hổ quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh. Sau đó là các vở Thôi Tử thí Tề Quân, Mổ tim Tỷ Can, Anh hùng náo Tam Môn Nhai của soạn giả Nguyễn Châu Thành; Khúc oan vô lượng; Tội của ai của soạn giả Tư Chơi. Thời gian này, bà đóng cặp với nghệ sĩ Năm Châu và được công chúng mến mộ.
Năm 1926, bà cùng các nghệ sĩ Năm Châu và Tư Chơi, Ba Du gia nhập gánh hát Trần Đắc của ông bầu Trần Đắc Nghĩa.
Một thời gian sau, dưới sự giúp đỡ của Lê Công Phước, Phùng Há đã lập được gánh hát riêng, làm bầu gánh khi mới 18 tuổi.
Gánh hát của bà quy tụ được rất nhiều đào kép nổi tiếng thời bấy giờ như Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne,... Tất cả họ đều là những gạo cội đặt viên gạch đầu tiên gây dựng cải lương. Theo nhiều tài liệu ghi lại thì đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở miền Nam, đi lưu diễn khắp nơi, tạo tiền đề giúp cải lương phát triển rực rỡ.
Nhờ lưu diễn bằng ghe nên thời đó, dù ở những vùng chợ quê xa xôi như Vĩnh Kim, Ba Dừa, Cái Thia,... đều có gánh hát tới. Khán giả khắp nơi được tiếp xúc với cải lương và đam mê loại hình nghệ thuật này. Tại Sài Gòn, cứ đến 3 giờ chiều thì vé các hạng của gánh Huỳnh Kỳ (gánh hát của Phùng Há) đều hết. Nhiều người thất vọng đón buổi tối để mua cho được vé đêm mai.
Như vậy, có thể thấy, NSND Phùng Há là người có đóng góp to lớn với nghệ thuật cải lương.
Không chỉ thành công diễn xuất, NSND Phùng Há còn là người thầy tài giỏi, có đạo đức chuẩn mực. Bà là giảng viên của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ tại Sài Gòn. Với những đóng góp cho nghệ thuật, năm 1984, bà là nữ nghệ sĩ cải lương duy nhất được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt đầu tiên.
NSND Phùng Há cũng là thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ danh tiếng như huyền thoại Thanh Nga, NSND Bạch Tuyết, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Diệu Hiền...
Tới ngày mất cũng chưa bao giờ nặng lời với ai
Dù thành danh và tài giỏi, có nhiều cống hiến vượt bậc nhưng NSND Phùng Há lại rất khiêm tốn và điềm tĩnh. Học trò của bà là NSND Bạch Tuyết từng kể lại, trong quá khứ, bà học được rất nhiều từ NSND Phùng Há. Bà nói:
"Tôi học nghề đã phải cúi đầu biết ơn nhưng còn mang nặng ơn nghĩa hơn nữa khi được học làm người từ bà. Học làm người từ NSND Phùng Há mới là kinh khủng khiếp".
NSND Bạch Tuyết bắt đầu theo học NSND Phùng Há từ năm bà 45 tuổi. Trong quá trình học, bà quan sát cách sống của thầy mình và nhận thấy, tới ngày mất là 99 tuổi, NSND Phùng Há chưa hề giận ai, thù ai, mở miệng nói một tiếng nặng lời với ai.
Ngay từ lúc NSND Phùng Há còn sống, NSND Bạch Tuyết đã nói: "Má ơi, má hiển thánh giữa đời này rồi. Tụi con không biết phải làm sao để học theo được má. Đến cái bước chân của má con cũng muốn học".
Khi NSND Phùng Há 99 tuổi, gót chân của bà vẫn trắng tươi, y như lúc nào cũng được gột rửa sạch sẽ.
Chuyện tình cay đắng của 'bà tổ' cải lương Phùng Há với Bạch công tử
Thành công trong sự nghiệp nhưng đường tình duyên của NSND Phùng Há lại nhiều đắng cay và nước mắt. Bà kết hôn lần đầu với Tư Chơi, cũng là nghệ sĩ cải lương. Cuộc hôn nhân chỉ này chỉ kéo dài 2 năm. Khi ly hôn, Phùng Há đang mang bầu con gái đầu lòng. Con ra đời, bà phải gửi cho người thân nuôi dưỡng vì không thể mang bé theo những chuyến đi diễn. Phải tới khi đứa trẻ 10 tuổi, NSND Phùng Há mới đoàn tụ với con gái.
Năm 1929, nghệ sĩ Phùng Há gặp ông Lê Công Phước, con trai cưng của ông Đốc phủ sứ Mỹ Tho - Lê Công Sủng, người giàu có nhất nhì ở Nam Kỳ lúc bấy giờ. Ông Phước là người nổi tiếng ăn chơi. Người bấy giờ gọi ông Bạch công tử để phân biệt với Hắc công tử tiếng tăm lừng lẫy xứ Bạc Liêu. Ông cũng là một trong hai người chủ của gánh hát Phước Cương, nơi quy tụ hàng loạt nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thời đó.
Bạch Công Tử rất si mê cô đào Phùng Há. Buổi biểu diễn nào của bà, ông cũng có mặt ở hàng ghế đầu. Khi còn sống, NSND Phùng Há từng chia sẻ, là cô đào nổi tiếng, bà không thiếu người si mê, theo đuổi. Tuy nhiên, bà cảm nhận được tình cảm chân thành cũng như sự tôn trọng của ông Lê Công Phước dành cho mình, cho bộ môn nghệ thuật mà bà đang theo đuổi.
Sau khi kết hôn với nghệ sĩ Phùng Há, Bạch công tử bỏ tiền lập gánh hát cho bà. Huỳnh Kỳ. Bà và Bạch công tử có với nhau hai người con, gồm 1 trai và 1 gái.
Tuy nhiên, sự quan tâm của Bạch công tử dành cho bà chỉ kéo dài 7 năm. Sau đó, ông lại lao vào các cuộc chơi. Nghệ sĩ Phùng Há vừa vật lộn chăm sóc hai con, vừa chăm lo gánh hát.
Trong một lần con ốm, nghệ sĩ Phùng Há bế con đi tìm chồng. Bà bắt gặp ông đang say sưa với một cô gái đẹp. Thấy vợ con, Bạch công tử còn quát mắng, đuổi về. Giọt nước tràn ly khiến Phùng Há quyết định ly hôn. Hai người con của bà sau đó lần lượt qua đời vì ốm đau, bệnh tật.
Còn Bạch công tử sau khi chia tay nghệ sĩ Phùng Há càng lún sâu vào nghiệp ngập. Tài sản trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Về già, ông lang thang ở TP.HCM. Mặc cho cơn nghiện và đói khát hành hạ, ông không bao giờ ngửa tay xin tiền bởi trước đó, khi còn giàu sang, phú quý, ông từng tuyên bố sẽ không bao giờ nhờ vả người khác. Sau này, Bạch công tử được một người thân đưa về chăm sóc. Ông qua đời vào năm 1950.
Còn nghệ sĩ Phùng Há, sau khi bước ra khỏi cuộc hôn nhân với Bạch công tử, bà kết hôn thêm hai lần nữa nhưng vẫn không tìm được hạnh phúc lâu dài.
Năm 1940, 4 năm sau khi kết thúc cuộc hôn nhân thứ 2, Phùng Há kết hôn với Nguyễn Hữu Bửu, người đã lập ra gánh hát Phùng Hảo cho bà quản lí. Sau khi gánh hát Phùng Hảo tan rã, cuộc hôn nhân thứ 3 của bà cũng kết thúc.
Về sau, Phùng Há kết hôn với Châu Văn Sáu (còn gọi là Bầu Nhơn), nhưng cuộc hôn nhân cuối cùng này cũng chấm dứt sau năm 1959.
NSND Bạch Tuyết bị 1 Tiến sĩ Anh tố xài bằng giả, liền tung bằng chứng phản pháo Hoàng Phúc10:10:06 29/11/2024Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin liên quan đến bằng cấp của NSND Bạch Tuyết. Một người nói không tìm thấy tên nữ nghệ sĩ trong danh sách cựu sinh viên của RADA (Học viện Kịch nghệ Hoàng gia), nghi ngờ bằng tiến sĩ của bà là giả.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo