Vũ Luân gặp bất lợi ở vụ kiện về phim đam mỹ giá 20 tỷ, khó lên NSND?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Không ai biết NSND Đào Mộng Long đã đảm nhận bao nhiêu vai, bản thân ông cũng không thể nhớ nổi, chỉ biết mọi thế hệ đều coi ông là nghệ sĩ tài hoa, người sinh ra dành cho sân khấu.
NSND Đào Mộng Long rất mê sân khấu nên bước vào tuổi 15 ông khăn gói theo gánh hát An Lạc lưu diễn khắp nơi. Năm 18 tuổi ông đã nổi tiếng với những vai kép chính, lưu diễn từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi qua tận Thái Lan, Lào, Campuchia. Cùng thời với ông có những nghệ sĩ cải lương thuộc thế hệ tiền bối như: Hai Hường, Tư An, Ba Ân, Bảy Tư, Bảy Vân, Ba Hoài... tất cả đều là những nghệ sĩ góp công đặt những viên đá đầu tiên cho sân khấu cải lương trên đất Bắc.
Trong hồi ký của mình, nghệ sĩ Phạm Duy đã dành nhiều mỹ từ để nói về gánh hát của Đào Mộng Long, thời điểm lưu diễn trong miền Nam. Phạm Duy viết, mặc dù có những bản Vọng cổ người miền Bắc hát không hay bằng người miền Nam nhưng lại có những sáng tạo diễn xuất làm mê hoặc người dân miền Nam khiến họ phải bỏ tiền đi coi đoàn cải lương miền Bắc. Giới nghệ sĩ miền Nam như Năm Châu, cô Bảy Phùng Há đều rất ái mộ diễn xuất của Đào Mộng Long.
Chính nhờ những vai diễn để đời trong lòng công chúng Sài Gòn và miền Tây mà Đào Mộng Long đã thoát hiểm khi trốn về Sài Gòn chữa bệnh trong thời gian đầu kháng chiến và được các nghệ sĩ cải lương Sài Gòn che chở giúp kiếm giấy tờ thoát ra Bắc. Sau này, nghệ sĩ Kim Cương, Minh Vương và Thanh Tòng vẫn tôn Đào Mộng Long là thầy.
Vai diễn của Đào Mộng Long thì nhiều lắm, nhưng người ta nhắc nhiều đến vai tư sản Govozodilin và vở Khúc thứ ba bi tráng của nhà hát Kịch Việt Nam. Thậm chí cả những vai phụ trong Âm mưu và hậu quả, Bão biển, Lửa hậu cung, Xâm lược... đều nổi tiếng đến mức khó vượt qua, khó có người diễn viên nào thay thế được.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái, vai diễn nào cũng được NSND Đào Mộng Long diễn hết sức dụng công và có ý thức thẩm mỹ với mục đích thiết lập cách hóa thân riêng biệt. Diễn xuất của ông có chiều sâu tư tưởng và phương pháp xử lý riêng nhưng lại không cứng nhắc mà rất sống động. Điển hình như vai diễn Siarơ trong vở kịch Liuba. Siarơ chỉ là một vai rất nhỏ nhưng khi xem Đào Mộng Long biểu diễn, đạo diễn Liên Xô Vaxiliev đã ôm chầm lấy ông và kêu lên: "Xin cảm ơn. Ông quả là nghệ sĩ lớn. Ở sân khấu Liên Xô, chẳng ai để ý đến vai phụ này cả!".
Cuộc đời của Đào Mộng Long gắn bó với sân khấu. Ông không chỉ là diễn viên được yêu thích mà còn là một đạo diễn, soạn giả tài năng. Vì yêu sân khấu, sống hết mình với sân khấu nên ngay cả khi ở độ tuổi phải an nhàn, tĩnh dưỡng, NSND Đào Mộng Long vẫn có nhiều trăn trở với sân khấu lắm. Chia sẻ về người nghệ sĩ tài năng, NSND Phạm Thị Thành kể, những ngày cuối đời ông không nhìn rõ mặt, nghe không rõ tiếng người đối diện nhưng miệng vẫn lẩm bẩm lời kịch, thần thái vẫn như đang diễn.
Vẫn mãi cô đơn dù chẳng thiếu những cuộc tình nồng
Cũng giống nhiều nghệ sĩ khác, cuộc đời làm nghệ thuật của NSND Đào Mộng Long gắn với những cuộc tình. Mối tình nào của ông cũng đẹp, cũng thơ nhưng lại chẳng có người phụ nữ nào theo ông đến cuối cuộc đời. Trong mấy chục năm cuối đời, ông sống một mình, chẳng mấy khi nói về chữ tình, chữ duyên và những người phụ nữ.
Ông bắt đầu yêu từ năm 17 tuổi, người con gái ấy tên Hồng Liên, hơn ông 3 tuổi. Hồng Liên là cô đào người Huế có giọng hát hay và nhan sắc "chim sa cá lặn". Nói về người con gái tên Liên, NSND Đào Mộng Long tâm sự, cô ấy đẹp lắm, da trắng, mắt phượng, lưng ong, ai nhìn cũng mê. Khi ấy gia đình Hồng Liên đang sống ở bên Lào nên cô phải từ bỏ gánh hát Hồng Nhật để sang bên đó sống với gia đình.
Ngày Hồng Liên đi, ông ở lại Vinh một mình như người mất hồn, đêm ngày tơ tưởng đến nàng, chẳng thiết làm ăn gì. Nỗi nhớ cồn cào khiến chàng trai si tình Đào Mộng Long bỏ lại tất cả để đi tìm người yêu. Nhưng rồi, khi đến nơi ông phải đối mặt với tình huống nghiệt ngã, bố mẹ nàng không chấp nhận chàng rể "xướng ca vô loài". Thế là họ chia tay trong nước mắt. Mối tình đầu tan vỡ để lại trong trái tim ông vết thương chẳng thể lành.
Một người phụ nữ thứ hai khiến ông phải chịu nhiều đau khổ chính là cô đào Lan Phương. Lan Phương là dì ruột của nữ cải lương Ái Liên nổi tiếng một thời. Là dì nhưng Lan Phương kém tuổi Ái Liên khá nhiều. Khi ấy Ái Liên mời Đào Mộng Long gia nhập gánh hát của mình mang tên Liên Hiệp Ban. Long - Phương hay đóng cặp với nhau nên tình yêu giữa họ nhanh chóng nảy nở. Nhưng rồi, một lần nữa cuộc tình ấy lại đứt gánh giữa đường vì bị gia đình cô gái phản đối dữ dội. Mọi người cho rằng nếu lấy Đào Mộng Long, Lan Phương sẽ sớm goá bụa vì ông có thân hình mảnh khảnh, lại trắng trẻo trông có vẻ yểu tướng.
Người phụ nữ thứ ba có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của NSND Đào Mộng Long chính là Thu Chung - cô diễn viên chuyên đóng vai chính trong gánh cải lương Phong Thuận ở Bắc Giang khoảng những năm 1938 - 1939. Đây là người vợ cùng ông chịu nhiều đắng cay và trải qua những ngày tháng thăng trầm của cuộc đời. Thu Chung là người phụ nữ khiến ông chẳng thể nào quên.
Không giống như 2 mối tình trước, lần này chuyện tình của Đào Mộng Long và Thu Chung được mọi người ủng hộ, vun vén. Sau một thời gian yêu nhau, ông và cô đào tài sắc mê hồn nên duyên vợ chồng. Nhưng rồi, sống giữa thời buổi loạn lạc, do hoàn cảnh, họ phải mỗi người một nơi. Sau một thời gian xa cách, Thu Chung nhận được tin báo Đào Mộng Long chết, bà vô cùng đau đớn, tưởng không sao gượng dậy nổi.
Trong lúc khủng hoảng cùng cực ấy, Thu Chung được một người đàn ông tốt bụng cưu mang nên sau một thời gian đã đồng ý làm vợ người này. Trớ trêu thay, chẳng bao lâu sau, Đào Mộng Long trở về. Trong một đêm đi diễn kịch tại một vùng núi huyện Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), ông gặp lại Thu Chung. Cuộc tái ngộ ấy quá ngang trái khiến cả 2 nghẹn ngào, chẳng nói nên lời. Gạt bỏ những ngổn ngang trong lòng, ông khuyên Thu Chung trở về làm trọn phận sự với người chồng hiện tại và thế là cuộc hôn nhân kết thúc.
Sau cuộc hôn nhân oan trái với Thu Chung, Đào Mộng Long kết hôn với một diễn viên trẻ kém ông hơn 2 giáp. Người con gái ấy chính là NSND Phạm Thị Thành. Khi ấy bà mới chỉ 18 tuổi và là con của một gia đình quyền quý. Chuyện tình của họ bị gia đình bà Phạm Thị Thành phản đối kịch liệt nhưng vì đôi uyên ương quá quyết tâm nên vẫn đến được với nhau. Những tưởng cuộc hôn nhân vượt qua nhiều trở ngại ấy sẽ giúp NSND Đào Mộng Long chạm đến hạnh phúc thật trọn vẹn nhưng...
Sau một thời gian bên nhau, cuộc hôn nhân của họ tan vỡ. Đây là người phụ nữ cuối cùng bước vào cuộc đời NSND Đào Mộng Long. Hôn nhân tan vỡ nhưng họ vẫn luôn trân trọng nhau. Mỗi khi nhắc đến người kia họ vẫn dành nhiều mỹ từ để nói, chưa ai nghe một lời oán trách dù chỉ là rất xa xôi. Khi Đào Mộng Long ốm liệt giường, bà Phạm Thị Thành vẫn đến chăm sóc ông.
Ngoài những người phụ nữ trên, NSND Đào Mộng Long còn có nhiều cuộc tình khác, nhưng đó đều là những cuộc tình ngắn, một thoáng yêu của người nghệ sĩ đào hoa. Những người phụ nữ ấy đến rồi đi mà chẳng để lại trong ông chút kỷ niệm gì nên ông chẳng mấy khi nhắc đến họ.
Nghệ sĩ Thanh Thế: Ở trọ cạnh nghĩa địa, đêm gào thét, nói chuyện một mình Minh Lợi18:34:28 07/12/2024Nghệ sĩ Thanh Thế tên thật Nguyễn Thị Thanh Thế, sinh năm 1945, tại Mỹ Tho, cha là nhạc sĩ đàn tranh Ba Tần, ông qua đời lúc nghệ sĩ Thanh Thế được 7 tuổi. Ngay từ nhỏ Thanh Thế đã được biết đến bởi tài năng ca hát.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo