"Đỉnh lưu" Fubao run cầm cập giữa vườn thú Trung Quốc, lộ 1 điểm bất thường
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Con cá có vẻ ngoài trông như quái vật ngoài hành tinh này còn bị gọi là " ma cà rồng " trong hiện tại. Chúng hút máu các động vật dưới nước khác, từ cá tự nhiên ở đại dương cho đến phá hoại các vùng nuôi trồng thủy sản.
SCMP thông tin, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của hai loài cá mút đá thời tiền sử lớn bất thường ở tỉnh Liêu Ning, Trung Quốc, giúp cung cấp manh mối về lịch sử của một loài hút máu đã tồn tại hơn 360 triệu năm, sống sót sau các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.
Loài cá giống lươn không hàm đôi khi được gọi là " ma cà rồng nước" vì chúng bám vào con mồi và hút máu qua cái miệng hình phễu có răng.
Hóa thạch của 2 con cá mút đá sống cùng thời với khủng long đã được các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy trong tình trạng bảo tồn tuyệt vời. Một trong hai mẫu vật dài tới 64,2 cm, là hóa thạch cá mút đá to lớn nhất từng được tìm thấy.
Trước đây, các nhà khoa học không chắc tổ tiên thời tiền sử của cá mút đá kiếm ăn như thế nào vì thiếu bằng chứng hóa thạch, nhưng việc các nhà nghiên cứu làm việc tại Yanliao Biota - nơi lưu trữ lớn các hóa thạch kỷ Jura ở biên giới các tỉnh Nội Mông, Hà Bắc và Liêu Ning ngày nay - khai quật được hóa thạch hai con cá mút đá 160 triệu năm tuổi đã giúp họ lấp đầy những khoảng trống quan trọng này.
Nhóm nghiên cứu gồm TS Feixiang Wu từ Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, TS Chi Zhang từ Học viện Khoa học Trung Quốc và TS Philippe Janvier từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Pháp cho biết các hóa thạch này là mối liên kết quan trọng giữa những mẫu vật cổ xưa hơn và cá mút đá hiện đại.
Điều này có ý nghĩa rất lớn vì loài vật có vẻ ngoài nguyên thủy kinh dị này có tầm quan trọng lớn trong việc nghiên cứu về cách động vật có xương sống đã ra đời và tiến hóa.
Hai loài mới vừa được phát hiện được đặt tên là Yanliaomyzon occisor và Yanliaomyzon ingensdentes, bao gồm phần đầu của cái tên đánh dấu vùng hóa thạch nổi tiếng Yanliao Biota của Trung Quốc, nơi chúng được phát hiện; phần sau trong tiếng Latin có nghĩa là "Sát thủ" và "Răng lớn".
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Pháp đã phân tích các hóa thạch quý này - trong đó hóa thạch lớn nhất dài 64,2 cm - và phát hiện ra rằng cá mút đá đã trở thành loài săn mồi vào kỷ Jura, khi khủng long lang thang trên Trái đất, khoảng 201,3 triệu đến 145 triệu năm trước.
Tuy nhiên, các loài cá mút đá còn sống trên Trái đất ngày nay có thể lớn hơn thế này nhiều. Cá mút đá biển (Petromyzon marinus) dài tới 120cm và cá mút đá Thái Bình Dương (Entosphenus tridentatus) dài tới 85 cm.
Nghiên cứu cho thấy, cá mút đá còn có khả năng ăn thịt và có thể phát triển dài hơn gấp 10 lần so với những con cá mút đá đầu tiên. Những loài cá cổ đại này, bao gồm 31 loài còn sống đến ngày nay, thường có miệng hút đầy răng mà chúng dùng để bám vào con mồi để hút máu và các chất dịch cơ thể khác.
Những con cá mút đá kỷ Jura này cũng đã phát triển các cấu trúc kiếm ăn/ăn nâng cao. Chúng có "cấu trúc cắn" mạnh nhất trong số các loài cá mút đá hóa thạch đã biết.
Nhà cổ sinh vật học Tetsuto Miyashita của Bảo tàng Tự nhiên Canada, người không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết: "Không có hóa thạch cá mút đá nào khác từ thời khủng long bảo tồn "bộ nhai" đáng sợ chúng khá rõ ràng như vậy".
Các hóa thạch cũng đại diện cho giai đoạn cá mút đá chính thức phát triển thành "ma cà rồng" như thời hiện đại. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng loài cá mút đá này đã tiến hóa cấu trúc răng phức tạp để giữ chặt con mồi và cắn, đồng thời có thể nạp đủ năng lượng để bắt đầu chu kỳ ba giai đoạn vào thời đại đó.
Cá mút đá thời hiện đại đôi khi được coi là mối đe dọa đối với các loài cá khác, với các nghiên cứu trước đây cho thấy chúng có thể giết khoảng 40 đến 60% những con mồi mà chúng tấn công.
Các hóa thạch cổ xưa hơn của giống loài kinh dị này đa phần đều quá nhỏ và yếu ớt, khiến các nhà cổ sinh vật học cho rằng chúng chỉ là các loài ăn tảo chứ không đủ sức tấn công các loài khác trong "vùng biển quái vật" thời cổ đại.
Trái ngược với những nỗ lực trước đây, nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications này cũng chỉ ra Nam bán cầu mới là "lãnh địa" thực sự của giống loài này.
Từ "mắt vũ trụ" nhìn về quá khứ: Khám phá chấn động về loài người? Khang Trần16:52:37 04/01/2025Kính viễn vọng Hubble của NASA/ESA ghi lại hình ảnh về thiên hà xoắn ốc NGC 2566, được mệnh danh là Mắt Vũ Trụ, trong khi đó, các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc đã khai quật một hóa thạch, hé lộ về tổ tiên xa xưa của nhiều loài động vật...
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo