Cô gái 20 tuổi bị phát hiện trái tim bên phải, CĐM hoang mang, bác sĩ lý giải
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM được xây dựng vào năm 1860. Người Pháp khi đó đã chiếm khu đất rộng hơn 5 hecta ở 1 ngôi làng giữa khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn để xây nó.
Ngày 13/2/1861, bệnh viện bắt đầu đi vào hoạt động. Đến 10/2/1862, chính quyền dân sự tiếp quản. Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM sau đó tiếp nhận điều trị cho người mắc bệnh hoa liễu và tù nhân bị bệnh.
Có thể nhiều người không biết, trước đây Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Tâm thần TP.HCM (cơ sở 1 trên đường Võ Văn Kiệt, quận 5) đều thuộc Bệnh viện Chợ Quán cũ. Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM là bệnh viện có nhiều cái "nhất" của Việt Nam.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM là bệnh viện lâu đời, bề dày lịch sử thú vị, ghi dấu thời gian
Ngoài lâu đời nhất, nó còn là bệnh viện duy nhất có một trại giam bên trong khuôn viên. Nơi đây, nhiều chiến sĩ của ta như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Bạch Đằng, Trần Não... từng bị giam giữ. Năm 1931, đồng chí Trần Phú (Tổng bí thư đầu tiên của ĐCS Đông Dương, nay là ĐCS Việt Nam) từng có thời gian chữa bệnh. Trước đó, ông bị giặc Pháp bắt trong quá trình hoạt động, chịu tra tấn dã man và lâm trọng bệnh.
Hiện tại, khu trại giam trong Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. UBND TP.HCM đang gấp rút trùng tu khu trại giam để mở lại nó vào dịp kỷ niệm ngày sinh đồng chí Trần Phú vào năm 2024.
Trong quá trình hoạt động, từ 1862 - 1875, Bệnh viện Chợ Quán (tên gọi cũ của Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM) chuyên điều trị người bị bệnh hoa liễu, tù nhân bị bệnh. Nhưng từ 1908, nơi đây là bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, phong và tâm thần.
Từ năm 1876 đến 1904 bệnh viện được sửa chữa, xây thêm. Ngoài 110 giường cho người tù bị bệnh và 20 giường bệnh nhân hoa liễu, nơi này bổ sung 6 phòng bệnh truyền nhiễm, phòng phẫu thuật và phòng sinh. Lò khử trùng và nguồn nước sạch từ Chợ Lớn được đưa vào sử dụng.
Từ năm 1904-1907, bệnh viện thêm khu điều trị tâm thần, khu điều trị cho người châu Âu cần phẫu thuật ngoại khoa (năm 1906) và mở trường đào tạo điều dưỡng tiêm chủng, nhận học viên từ các tỉnh của miền Nam. Đến năm 1908, bệnh viện ngưng công tác đào tạo để trở thành bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, phong và tâm thần.
Đến năm 1972, bệnh viện này đổi tên thành Trung tâm y khoa Hàn - Việt, chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm, tâm thần, nội, ngoại, nhi... Sau ngày đất nước thống nhất, bệnh viện lấy lại tên Chợ Quán. Nơi này đảm nhận nhiệm vụ chuyên khoa về truyền nhiễm, điều trị phòng, chống dịch cũng như huấn luyện chuyên khoa cho TP.HCM cùng các tỉnh phía Nam.
Lúc này, bệnh viện được xem là "một trung tâm y tế toàn khoa mới và tối tân hàng bậc nhất miền Nam Việt Nam", là nơi thực tập của sinh viên trường đại học y khoa và các chương trình huấn luyện của Bộ Y tế chính quyền Sài Gòn cũ.
Ngày 1/5/1975, bệnh viện được Ban Y tế xã hội miền Nam thuộc Ủy ban Quân quản tiếp nhận và quản lý, lấy lại tên Bệnh viện Chợ Quán. Sau đó, cơ sở điều trị tâm thần được giao về Bệnh viện Tâm trí Biên Hòa rồi đến Sở Y tế TP HCM quản lý, nay là Bệnh viện Tâm thần. Năm 1988, khu vực điều trị phong được chuyển về Bệnh viện Da liễu TP HCM.
Ngày 4/8/1979, Bệnh viện Chợ Quán được giao nhiệm vụ là bệnh viện chuyên khoa về truyền nhiễm, phụ trách điều trị, phòng chống dịch, huấn luyện đào tạo chuyên khoa cho TP HCM và các tỉnh phía nam. Năm 1989, bệnh viện đổi tên thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thuộc Sở Y tế.
Ngày 10/10/1996, bệnh viện được xếp hạng bệnh viện loại một, chuyên khoa sâu về bệnh truyền nhiễm của thành phố và các tỉnh phía nam. Đến năm 2002, nơi này đổi tên thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Gắn với những biến động lịch sử của đất nước qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bệnh viện có khu trại giam là nơi giam giữ, điều trị những người tù bị bệnh, gồm cả thường phạm lẫn tù chính trị.
Cho đến nay, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM vẫn là nơi điều trị truyền nhiễm nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Trong cuộc chiến chống Covid-19, nơi đây là "thành trì" điều trị cuối cùng của TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Hiện tại bệnh viện này là nơi duy nhất ở TP.HCM tiếp nhận cách ly, điều trị bệnh nhân bị đậu mùa khỉ.
Trong cuộc chiến với Covid-10, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM ghi dấu ấn khi là nơi chữa trị thành công ca bệnh 91 là phi công người Scotland. Đến tháng 4/2021, Covid-19 bùng lên mạnh mẽ, bệnh viện này chuyển đổi công năng thành nơi chuyên điều trị Covid-19 nặng, nguy kịch.
Một sự kiện nổi tiếng hẳn nhiều người còn nhớ, 11/6/2021, hàng chục nhân viên của Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 từ nguồn lây bên ngoài. Nơi đây trở thành một "ổ dịch", đành phải thực hiện phong tỏa. Tất cả các nhân viên, lãnh đạo bệnh viên phải cách ly tại chỗ, không về nhà. Đến ngày 25/6/2021, thời gian cách ly y tế với Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM kết thúc, mọi thứ mới dần trở lại bình thường.
Trong số 14 vị anh hùng tiêu biểu của Việt Nam, có 2 người là bố vợ và con rể. Họ là những nhân vật vô cùng nổi tiếng, tên được đặt cho nhiều con đường, địa danh ở nước ta.
Cháu bé mất do ngộ độc bánh mì: người thân khóc nghẹn, tiết lộ dự định dang dở Bút Màu11:33:50 04/06/2024Chia sẻ với báo chí, người cha đau đớn, vẫn không thể tin con trai đã ra đi mãi mãi sau 1 tháng điều trị tích cực vì ngộ độc sau khi ăn bánh mì thịt. Người thân tiết lộ cháu bé rất dễ thương, hồn nhiên, sắp vào lớp 1.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo